“Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”
Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Cho trẻ
bú bình hoặc dùng thức ăn, thức uống khác trong 6 tháng đầu là không cần thiết và sẽ có ảnh hưởng
không tốt đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Sau sáu tháng tuổi, trẻ cần được cho ăn thức ăn bổ sung phù
hợp với lứa tuổi kết hợp với bú sữa mẹ cho đến 2 tuổi. Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn trước khi quyết
định dùng sản phẩm dinh dưỡng công thức hoặc nếu bạn gặp vấn đề khi cho con bú.
Nôn trớ sinh lý là hiện tượng hết sức bình thường ở trẻ sơ sinh
trong những tháng đầu. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên bị sặc khi bú, mẹ cũng cần phải
chú ý. Dưới đây là một số thông tin hữu ích cho ba mẹ để phòng tránh trường hợp trẻ bị
sặc.
Nguyên nhân gây sặc sữa ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn
đến hiện tượng sặc sữa ở trẻ
nhỏ, mẹ hãy cùng tìm hiểu dưới
đây:
Mẹ nhiều sữa, sữa xuống nhanh, mạnh
khiến trẻ không kịp nuốt gây sặc.
Có trường hợp là do mẹ cho trẻ
bú chưa đúng tư thế hoặc một
số trẻ có thói quen vừa ăn vừa
ngủ, miệng ngậm núm vú nhưng không
nuốt. Khi thở mạnh, trẻ có thể hít
sữa đưa lên mũi vào khí quản,
phế quản gây sặc.
Cũng có những trường hợp trẻ vừa
bú vừa hóng chuyện hoặc cười
đùa (thường là trẻ
từ 3-4 tháng tuổi trở lên). Nếu
mẹ vừa cho bú vừa nói chuyện, trẻ
cười đùa, sữa có thể tràn
vào khí quản gây sặc.
Một số nguyên nhân khác như: ép
trẻ bú khi trẻ đang khóc, ho, cười;
đặt trẻ nằm ngay sau khi bú….cũng
có thể gây nên tình trạng sặc
ở trẻ.
Trẻ bị sặc sữa có nguy hiểm không?
Sặc sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
là một tình trạng rất hay gặp, nếu
bố mẹ không biết cách phòng tránh hay
xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng
đến tính mạng của trẻ. Vì thế,
bố mẹ nên lưu ý khi bé bú có
điều gì bất thường xảy ra thì
nên nhanh chóng xử lý cho bé.
Hướng dẫn phòng ngừa tình trạng sặc
ở trẻ
Để phòng ngừa tình trạng sặc ở
trẻ, bố mẹ có thể tham khảo những
thông tin dưới đây:
Hạn chế tối đa việc cho trẻ vừa
ngủ vừa bú
Không nên cười đùa với trẻ khi
trẻ đang bú
Cha mẹ cũng cần lưu ý, nếu trẻ
đang khóc thì không nên ấn ngay núm
vú vào miệng trẻ, hành động
này rất dễ khiến trẻ bị sặc
sữa.
Khi
trẻ ho, hóc phải ngừng bú ngay,
không để sữa tiếp tục chảy xuống
miệng. Nếu sữa mẹ chảy xuống nhiều
mà trẻ chưa kịp nuốt, mẹ có thể
dùng hai ngón tay kẹp bớt đầu vú
lại ngăn bớt sữa xuống.
Sau khi trẻ ăn no, bú no không nên đặt
nằm ngay xuống giường mà bế trẻ
lên để tránh tình trạng sặc
sữa, trào
ngược.
Hướng dẫn mẹ cho trẻ bú đúng
cách
Khi cho bú mẹ nên bế trẻ ở tư
thế cao đầu, thoải mái, cho trẻ bú
từ từ, không vội vàng, đặc biệt
là khi trẻ còn nhỏ. Chú ý khi cho
trẻ bú không nên để trẻ gập
cổ hoặc ngửa cổ quá vì gập cổ
khiến trẻ bú khó hơn mà ngửa
cổ quá dễ khiến trẻ bị sặc sữa
lên mũi. Mẹ chú ý quan sát trẻ trong
khi bú, tốt nhất là thấy được
trẻ nuốt hết sữa ở miệng sau khi mút.
Tư
thế bú đúng là đầu và
mình trẻ nằm trên một đường
thẳng, mặt trẻ đối diện với ngực
mẹ, mũi của trẻ ngay trước núm
vú, trẻ nằm sát mẹ, đối với
trẻ mới sinh mẹ cần đỡ cả
đầu vai và mông trẻ.
Cách xử lý sặc sữa đúng cách cho
bé
Khi bé bú bị sặc sữa dẫn đến
sặc sụa, tím tái, ho , ngợp
thở…thì bố mẹ nên bình tĩnh
thực hiện các bước sau đây:
Để trẻ nằm sấp trên lòng bàn
tay và cánh tay phải, dùng cánh tay còn
lại vỗ mạnh và nhanh 4-5 cái vào
lưng bé để tống sữa ra khỏi
đường hô hấp.
Thông đường thở cho bé bằng cách
hút mạnh lần lượt từ miệng
đến mũi của bé, để đưa
sữa ra ngoài, nếu để lâu sữa sẽ
tràn vào phế quản gây tắc nghẽn
hô hấp.
Trường hợp đã thực hiện những
bước trên nhưng bé vẫn có biểu
hiện tím tái, khó thở…thì
bố mẹ đặt bé nằm ngửa dùng hai
ngón tay trỏ và giữa ấn vào phần
nửa dưới của xương ức, lặp đi
lặp lại vài lần cho đến khi bé
hồng hào tỉnh táo.
Nếu bé vẫn không có dấu hiệu
khả quan nên nhanh chóng đưa bé
đến bệnh viện để được
cấp cứu nhanh nhất.
Sặc sữa là hiện tượng thường xảy
ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu
không xử trí sớm thì có thể gây
những ảnh hưởng tới sức khỏe của
trẻ. Vì vậy, ba mẹ nên tự trang bị cho
mình những kiến thức cơ bản nhằm hạn
chế tình trạng sặc ở trẻ.
Trong cuối thời kỳ mang thai, mẹ
bầu cần luôn giữ vững tinh thần thoải
mái để chuẩn bị cho việc chuyển
dạ sắp sinh có thể đến bất kỳ
lúc nào. Nhưng làm thế nào để
mẹ bầu biết về các dấu hiệu sắp
sinh để chuẩn bị tốt, hãy cùng Meiji
theo dõi […]
Dấu hiệu mang thai tuần đầu
sẽ biểu hiện như thế nào để
chị em có thể nhận biết để chăm
sóc thai nhi hay sức khỏe bản thân tốt
hơn. Vậy làm thế nào để nhận
biết bản thân mình mang thai hay không?
Hãy cùng Meiji tham khảo ngay bài viết
cách nhận […]
Con cái luôn là điều
tuyệt nhất của cha mẹ. Những thiên
thần nhỏ sẽ làm cuộc sống hôn
nhân trở nên thú vị hơn. Qua bài
viết ngày hôm nay Meiji sẽ giới thiệu
đến các bạn các tips Bỏ túi
cách tính ngày rụng trứng dễ nhớ
và chính xác nhất giúp những […]
Hành trình mang thai 9 tháng 10
ngày tuy có khó khăn, vất vả nhưng
cũng đầy hạnh phúc, mong chờ. Cặp ba
mẹ nào cũng đếm thời gian và
ngóng trông giây phút được gặp
con yêu. Chính vì thế mà việc tìm
hiểu cách tính ngày dự sinh để
có thể dự đoán […]
Đối với trẻ sơ sinh,
đường tiêu hóa của các trẻ
rất dễ gặp các vấn đề khác
nhau, đặc biệt là tình trạng phân
có các hiện tượng bất thường.
Một trong những biểu hiện khiến các
mẹ lo lắng là trẻ đi ngoài phân
có hạt.Hãy cùng Meiji giải đáp
thắc mắc trong […]
Chỉ số chiều dài xương
đùi thai nhi là chỉ số mà các
mẹ bầu cần biết để theo dõi
tình trạng sức khỏe, chiều cao của thai
nhi. Vậy, chiều dài xương đùi thai
sẽ nói lên điều gì và tiêu
chuẩn của chỉ số chiều dài xương
đùi thai nhi. Trong bài viết […]
Trong khi mang bầu, các mẹ bầu
nên siêu âm để khám thai định
kỳ để theo dõi sự phát triển
và sức khỏe của thai. Trong đó
độ mờ da gáy là yếu tố các
mẹ bầu nên quan tâm để có thể
tầm soát nguy cơ dị tật cho con ngay ở giai
[…]
Tình mẫu tử là thứ
tình cảm thiêng liêng nhất, mẹ luôn
mong muốn dành những điều tốt đẹp
nhất cho con. Vì thế ngay trong giai đoạn thai
kì những bà mẹ cũng nên chú ý
đến khẩu phần ăn của mình. Qua
bài viết Khi mang thai bà bầu không nên
ăn gì […]
Thời khắc nghe được nhịp
tim của thai nhi chắc hẳn là thời khắc
cảm động nhất của người mẹ trong
suốt thời gian mang thai. Đây là khoảnh
khắc cho thấy sự hiện diện của một
thiên thần nhỏ trong cơ thể của các
mẹ. Vậy mấy tuần có tim thai? Tim thai bao
[…]
Với trình độ tiên tiến
của nền y học hiện đại ngày nay,
việc nhận biết mình có mang thai hay không
thực sự rất dễ dàng thông qua cách
sử dụng que thử thai hoặc siêu âm,
xét nghiệm. Tuy nhiên, ngoài những
phương pháp trên còn có nhiều
cách nhận biết có thai […]
Kẽm là 1 nguyên tố vi lượng quan trọng và không thể thiếu
của cơ thể con người, tham gia vào nhiều phản ứng sinh học trong cơ thể. Phần
lớn kẽm được đưa vào cơ thể chúng ta qua đường tiêu hóa và được hấp thu tại ruột
non.
Làm mẹ là một thiên
chức vô cùng thiêng liêng và cao
quý đối với mỗi người phụ
nữ. Bên cạnh niềm hạnh phúc lớn lao
khi biết mình mang thai thì chắc hẳn mẹ
cũng có những quan tâm và thắc mắc
về thai kỳ của mình. Ba tháng đầu
mang thai là khoảng […]
Mức tăng cân thông thường
khi mang thai Tùy vào cơ địa của mỗi
mẹ mà sẽ có sự tăng cân khác
nhau khi mang thai. Mức tăng cân lý tưởng
sẽ được tính dựa trên cân
nặng và chiều cao trước khi mang thai của
mẹ. Để biết mức chuẩn tăng cân
trong thai […]
Vai trò của axit folic khi mang thai Axit folic
là một chất dinh dưỡng rất quan trọng
đối với sự phát triển của thai nhi,
có liên quan đến việc giảm nguy cơ
dị tật ống thần kinh của thai nhi. Bổ sung
axit folic từ khi nào? Bắt đầu dùng
từ giai đoạn […]
Việc chăm sóc ngực khi mang thai và sau sinh là việc làm cực
kỳ cần thiết để đảm bảo nguồn sữa mẹ dồi dào, đủ chất và liên tục cho trẻ. Mời
mẹ bầu cùng tham khảo bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích về cách
chăm sóc bầu ngực của mình.
Tình trạng ốm nghén khi mang thai
Ốm nghén là tình trạng thường
xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ với
những biểu hiện tiêu biểu như buồn
nôn và nôn, mệt mỏi, cảm giác
thèm ăn một món nào đó…
Mẹ bầu có thể cảm nhận được
những biểu hiện này bắt đầu […]
Có thể nói những năm đầu đời là thời kỳ vàng cho sự phát
triển trí não của trẻ. Khi được 3 tuổi, kích thước não của trẻ đã bằng khoảng
80-90% so với não của người trưởng thành. Do vậy, việc được bổ sung đầy đủ dinh
dưỡng từ các loại thực phẩm tốt cho não là vô cùng quan trọng trong giai đoạn
này đối với trẻ.
Vitamin D là một chất dinh dưỡng cần thiết cho tất cả mọi
người, đặc biệt là với mẹ bầu. Việc thiếu hụt vitamin D ở mẹ bầu sẽ khiến mẹ có
nguy cơ cao gặp phải các vấn đề nghiêm trọng như: tiền sản giật hay sinh non….
Ngoài ra, nguyên nhân chủ yếu của suy dinh dưỡng, còi xương, tiểu đường cấp độ
1…. cũng là do thiếu vitamin D.
Ho là phản xạ có lợi của cơ thể để bảo vệ đường thở được
thông thoáng, giúp trẻ hít thở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ bị ho khan kéo
dài thì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Nhiều phụ
huynh thường xem nhẹ dấu hiệu này.