Trào ngược dạ dày thực quản ở
trẻ em có thể là sinh lý khi không ảnh
hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe
của trẻ hoặc là bệnh lý khi gây ra
các biến chứng như suy dinh dưỡng,
viêm thực quản và biến chứng lên
đường hô hấp.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ
bị trào ngược dạ dày
- Dạ dày của trẻ, đặc biệt là
trẻ sơ sinh phát triển chưa hoàn chỉnh
với các đặc điểm: dạ dày
nhỏ, nằm ngang ở vị trí cao hơn so với
của người lớn. Nên dễ dẫn
đến tình trạng trào ngược, nôn
trớ, và có thể táo
bón ở trẻ.
- Cơ thắt thực quản dưới của trẻ
hoạt động chưa hiệu quả nên thức
ăn dễ trào ngược lên khi dạ dày
co bóp.
- Thời kỳ này, thức ăn của trẻ chủ
yếu là các loại thức ăn lỏng,
mềm (sữa, cháo…) nên dễ bị
trào ngược.
- Thông thường, trẻ hay được cho bú
ở tư thế nằm ngang, đặc biệt là
vào ban đêm. Tuy nhiên, ở tư thế
này, dạ dày sẽ nằm ngang và dễ
khiến sữa khi xuống đến dạ dày
lại bị trào ngược lên miệng.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị trào
ngược dạ dày
- Trẻ ói hoặc ọc sữa ra nhiều, qua
đường miệng hoặc cả mũi.
- Trẻ thường xuyên quấy khóc, biếng
ăn, đêm ngủ không tròn giấc.Trẻ
chậm tăng cân, nặng hơn là suy dinh
dưỡng, thiếu máu kéo dài.
- Với những trẻ lớn hơn, có thể bị
đau phía sau xương ức, kèm ợ
nóng khó chịu.
- Khi có biến chứng ở đường hô
hấp sẽ có các biểu hiện như ho,
khò khè, khó thở.
Một số dấu hiệu trào ngược dạ
dày thực quản ở trẻ là bệnh lý:
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: bỏ bú, quấy
khóc nhiều, nôn mạnh thành vòi, ho,
khò khè thường xuyên, trẻ
bú nhiều nhưng không tăng cân.
Biện pháp với trẻ bị trào ngược
dạ dày
- Cho ăn thành nhiều bữa nhỏ giúp dạ
dày của trẻ thích nghi dần với
lượng ăn của mỗi bữa.
- Đặt trẻ ở tư thế đầu cao 30
độ so với mặt phẳng ngang khi cho bú. Khi
bú xong, bế vác vai trong 15 – 30 phút
kết hợp vỗ nhẹ lưng giúp trẻ ợ
hơi.
- Với trẻ nhỏ bú bình, hãy luôn
giữ núm vú đầy sữa khi cho trẻ
bú để tránh nuốt không khí
vào. Nên lưu ý khi chọn núm vú
bình sữa cho trẻ, tránh những núm
vú có lỗ to khiến sữa chảy nhanh, dễ
làm trẻ bị sặc.
- Thêm một lượng nhỏ ngũ cốc vào
sữa mẹ hoặc sản
phẩm dinh dưỡng công thức để
làm tăng độ đặc của sữa,
góp phần ngăn chặn dịch axit trong dạ
dày chảy ngược lên thực quản.
Mẹ cần biết
Hy vọng qua bài viết này, các mẹ
đã trang bị cho mình thêm nhiều kiến
thức bổ ích về bệnh trào
ngược dạ dày ở trẻ.