Nhận biết trẻ khủng hoảng tuổi lên 3 và cách xử lý giúp bé vượt qua giai đoạn này

Cha mẹ luôn lo lắng cho con từ ngày lọt lòng cho đến khi trưởng thành và dõi theo từng bước chân của bé. Ba tuổi là khoảng thời gian trẻ phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, khi ở độ tuổi này trẻ sẽ gặp phải trẻ khủng hoảng tuổi lên 3 làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé. Hãy cùng Meiji tìm hiểu cách Nhận biết trẻ khủng hoảng tuổi lên 3 và cách xử lý giúp bé vượt qua giai đoạn này qua bài viết dưới đây!

Vì sao trẻ lại khủng hoảng tuổi lên 3

Trong cuộc đời của mỗi con người đều phải trải qua những giai đoạn nhất định và khủng hoảng tuổi lên ba chính là cột mốc đầu đời mà ai trong chúng ta cũng phải trải qua. Các bậc phụ huynh đôi khi nghe từ “khủng hoảng” sẽ thấy lo lắng, tuy nhiên đây chính là bước ngoặt đầu tiên về mặt tâm lý của trẻ trong quá trình trưởng thành.

Vì sao trẻ lại khủng hoảng tuổi lên 3
Vì sao trẻ lại khủng hoảng tuổi lên 3

Ở giai đoạn này, bé phát triển mạnh về nhận thức, quan sát được thế giới xung quanh và bắt đầu muốn tự mình làm mọi thứ độc lập, bắt chước người lớn làm những điều trong đời sống như lời nói, hành động,…

Tuy nhiên, với suy nghĩ non nớt và sự tò mò, bé đôi khi muốn nói cho ba mẹ hiểu nhưng do khả năng diễn đạt chưa được tốt nên gây ra mâu thuẫn và các bậc phụ huynh cảm thấy con mình bướng bỉnh và bất thường.

Tình trạng khủng hoảng này thường kéo dài từ nửa sau của tuổi lên 3 đến nửa đầu của tuổi lên 4 với mức độ và cường độ khác nhau. Vì vậy các bậc cha mẹ cần phải chú ý đến con trẻ của mình nhiều hơn và chỉ dạy cho con những gì bé muốn.

Xem thêm: Tăng trưởng và phát triển của trẻ 36 tháng tuổi

Dấu hiệu nhận biết trẻ khủng hoảng tuổi lên 3

Các bậc cha mẹ có thể tham khảo một số biểu hiện dưới đây để nhận biết rằng con mình có hay không gặp khủng hoảng ở tuổi lên 3:

  • Phản ứng tiêu cực: Bé có thái độ chống đối và những biểu hiện không chịu làm một số yêu cầu của ba mẹ, người lớn trong nhà.
  • Bướng bỉnh: Bé khăng khăng tự làm theo ý mình mà không cần biết cha mẹ có đồng ý hay không.
  • Tự tiện: Tự ý làm những điều mà cha mẹ không cho phép, tò mò, táy máy mọi thứ trong nhà
  • Chống đối – nổi loạn: Bé làm mọi thứ trái ngược lại lời cha mẹ. Vì dụ như khi mẹ yêu cầu bé chào người lớn nhưng bé không làm.
  • Chuyên quyền: Ăn vạ, đòi ba mẹ, hay người xung quanh làm những gì mà bé yêu cầu.
  • Trẻ có thể không hứng thú với những thứ trước đây đã từng rất thích. Tự làm theo ý mình, quậy phá, nghịch ngợm

Xem thêm: Làm thế nào sớm nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng

Khủng hoảng tuổi lên 3 bắt đầu khi nào? Kéo dài bao lâu

Khủng hoảng tuổi lên 3 thường kéo dài từ cuối năm thứ 3 cho đến hết nửa đầu năm thứ 4 của trẻ. 

Cách giúp trẻ vượt qua giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3

Các chuyên gia cho rằng khoảng thời gian khủng hoảng tuổi lên 3 này là cơ hội để các bậc phụ huynh điều chỉnh cách dạy trẻ bởi khi này bé sẽ có tính tự lập và tích cực. Từ đó đòi hỏi người lớn phải thay đổi hệ thống nhìn nhận và xử sự với bé. 

Hãy học cách lắng nghe con

Trong giai đoạn này bé đã có thể nhận thức được thế giới xung quanh, hình thành cho mình một thế giới quan và biết mình là một cá thể riêng biệt có tính cách, cảm xúc riêng từ đó cố gắng biểu hiện ra bên ngoài. 

Hãy học cách lắng nghe con
Hãy học cách lắng nghe con

Đôi khi bé không biết diễn đạt suy nghĩ hay học theo những điều không tốt. Khi đó cha mẹ phải là người lắng nghe trẻ và cố gắng dạy bé những điều hay lẽ phải giúp hoàn thiện nhân cách của trẻ theo hướng tích cực nhất.

Giải thích đúng sai và giúp bé lựa chọn

Trẻ em là một tờ giấy trắng hiển nhiên rất ngây thơ và không biết khi nào đúng khi nào sai. Vì thế, cha mẹ phải là người giải thích cho con mình rằng nào là đúng nào là sai và giúp bé có thể đưa ra quyết định của mình. 

Các bậc phụ huynh có thể lồng ghép những bài dạy về lẽ phải vào trong câu chuyện cổ tích và thay tên nhân vật bằng tên bé khi đó trẻ sẽ cảm thấy làm việc tốt luôn là đúng đắn và học theo đó.

Xem thêm: Các mốc phát triển chiều cao vượt trội của trẻ

Không ép buộc bé nghe theo mình 

Trẻ sẽ cảm thấy uất ức và không công bằng khi mọi ý kiến và hành động của mình bị cha mẹ phản đối. Hãy đối xử với con như một nười bạn, tôn trọng lẫn nhau và bình đẳng, dạy cho nhau những điều đúng đắn mà không có sự áp đặt.

Giữ lời hứa với trẻ

Có rất nhiều bậc phụ huynh khi dỗ bé đã hứa suông và không thực hiện lời hứa. Điều này khiến bé mất đi sự tin tưởng đối với cha mẹ. Nếu sự việc này xảy ra lặp đi lặp lại thì theo thời gian bé sẽ không tin vào những lời nói đó nữa và càng trở nên bướng bĩnh và cứng đầu hơn.

Học cách ôm con và nói nhỏ nhẹ

Cha mẹ thường cho rằng: “Thương cho roi cho lọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Tuy nhiên, nếu các bậc cha mẹ luôn cáu gắt, đánh đập trẻ thì sẽ khiến trẻ dần xa cách mình và bị tổn thương.

Học cách ôm con và nói nhỏ nhẹ
Học cách ôm con và nói nhỏ nhẹ

Dành thời gian chơi đùa và làm bạn với con

Trẻ trong giai đoạn này rất cần sự quan tâm của cha mẹ bởi khi này bé rất tò mò về thế giới xung quanh và cần người giải thích chỉ dẫn. Vì lý do đó, các mẹ nên dành thời gian chơi đùa và dạy con nhiều hơn.

Làm gương cho trẻ

Tính cách và phản ứng của trẻ đối với sự kiện bên ngoài đều do bé học từ những người thân xung quanh. Nếu cha mẹ hay cáu gắt, chửi bậy bé cũng sẽ học theo. Vì vậy, việc làm gương cho con là việc rất quan trọng làm ảnh hưởng đến tính cách của trẻ sau này.

Xem thêm: Những điều bố mẹ cần biết để tăng sức đề kháng cho trẻ khi chuyển mùa

Giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 có lợi hay hại

Như trên đã phân tích, giai đoạn này chỉ là một dấu mốc đánh dấu việc trẻ phát triển về mặt nhận thức, tâm lý và tính cách vì vậy giai đoạn này có lợi nhiều hơn là có hại. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không chú ý đến bé trong giai đoạn này sẽ làm ảnh hưởng xấu đến tính cách của bé sau này. Vì vậy, đây là giai đoạn quan trọng mà các mẹ nên lưu tâm.

Các bài viết được quan tâm nhiều nhất:

Qua bài viết Nhận biết trẻ khủng hoảng tuổi lên 3 và cách xử lý giúp bé vượt qua giai đoạn này, Meiji hy vọng các bậc cha mẹ có thể hiểu thêm về giai đoạn này và có thể giúp con mình phát triển một cách toàn diện nhất. Chúc mọi người thật nhiều sức khỏe và hẹn gặp lại ở những bài viết sau! 

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Trẻ bị sặc sữa thường xuyên mẹ không nên thờ ơ

Dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ) mẹ bầu cần nắm rõ để vượt cạn an toàn

Có thể bạn muốn xem

MEIJI EZCUBE CÓ DIỆN MẠO MỚI!

Các “Mom” ơi! Sản phẩm dinh dưỡng công thức dạng viên Meiji EZcube nay đã có diện mạo mới độc đáo! Cùng chào đón “dáng vẻ” mới từ Meiji EZcube! Meiji mang đến những cải tiến mới từ thiết kế sản phẩm tới bao bì giúp tăng sự tiện lợi khi sử dụng, hỗ trợ […]

Xem chi tiết

Top 5 thực phẩm giàu canxi cho trẻ

Canxi là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ nhỏ. Canxi tham gia vào sự hình thành và phát triển của xương và răng, giúp duy trì mật độ và khối lượng xương trong giai đoạn thanh thiếu niên cũng như góp phần quan trọng đối với hoạt động bình thường của các cơ và dây thần kinh.

Xem chi tiết

Những trò chơi thú vị dành cho trẻ 1-3 tuổi giúp phát triển trí não và thể chất

Trong giai đoạn này, bé rất thích và cũng rất cần có một người chơi cùng. Có những bạn cùng tuổi chơi cùng thì sẽ rất vui, tuy nhiên các bé chưa thể tự chơi cùng nhau. Do đó, vai trò dẫn dắt và chơi cùng của cha mẹ là rất quan trọng. Hãy cùng Meiji tìm hiểu những trò chơi mẹ và bé có thể chơi cùng nhau để vừa chơi vừa phát triển kỹ năng cho bé, mẹ nhé!

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Logo Messenger - Meiji Vietnam
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji