Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị trớ
sữa
Nguyên nhân chủ yếu là do hệ tiêu
hóa của trẻ sơ sinh chưa phát triển
đầy đủ: dạ dày nhỏ và còn
nằm ngang, hệ thống cơ thắt giữa dạ
dày và thực quản, dạ dày với ruột
chưa hoàn thiện … kết quả là trẻ
dễ trớ sữa, trớ thức ăn khi vừa tiếp
nhận vào.
Trẻ có thể trớ ngay trong khi ăn hoặc vài
phút sau khi ăn. Điều này là hoàn
toàn bình thường và phổ biến,
không gì đáng ngại trừ khi tình
trạng này kéo dài quá thường
xuyên khiến trẻ chậm lớn, sụt cân
hoặc kèm chướng bụng, co giật, sốt
phát ban thì bố mẹ cần đưa trẻ
đến cơ sở y tế uy tín thăm khám
và điều trị kịp thời.
Xem thêm: Trẻ
sơ sinh nằm sấp ngủ có nguy hiểm
không?
Cách hạn chế tình trạng nôn trớ
của trẻ sơ sinh
1. Chia nhỏ khẩu phần ăn của bé
Hệ tiêu hóa của trẻ rất non nớt và
có dung tích nhỏ vậy nên thay vì cho con
bú quá nhiều trong 1 lần khiến dạ dày
bị căng tức và trớ thì hãy chia
nhỏ thành nhiều lần hơn trong ngày.
Các cữ bú cần cách nhau từ 2 – 3
giờ với trẻ dưới 6 tháng và 4 giờ
với trẻ trên 6 tháng là phù hợp
nhất.
2. Không để bé nằm ngay sau khi ăn
Sau khi trẻ bú xong mẹ hãy nhẹ nhàng bế
đứng trong khoảng 15-20 phút và vỗ nhẹ
vào phần lưng giữa 2 bả vai giúp trẻ
ợ hơi, loại bỏ bớt lượng khí
thừa trẻ nuốt vào dạ dày – chính
là nguyên nhân khiến trẻ dễ nôn
trớ.
Xem thêm: Bỏ
túi ngay cách rơ lưỡi cho trẻ sơ
sinh vừa sạch vừa an toàn
3. Cho bé bú đúng cách
→ Với trẻ
bú mẹ:
Để hạn chế nôn trớ do bú sai cách,
hãy bế trẻ trên 1 đường thẳng,
một tay đỡ đầu, một tay nâng mông,
giữ người trẻ áp sát vào cơ
thể mẹ, mặt quay vào vú, mũi đối
diện núm vú. Khi trẻ bú
đúng cách sẽ giúp cho sữa xuống
dạ dày dễ dàng và giúp sữa
được tiêu hóa tốt hơn, không bị
trào ngược lại đường miệng ngay sau
khi bú..
→ Với trẻ bú bình:
Còn với trẻ bú bình, tránh để
bình sữa nằm nghiêng và cần giữ
đầu ti luôn đầy sữa để trẻ
không hít phải không khí vào bụng.
4. Nới lỏng quần áo
Quấn tã chật hay mặc quá nhiều quần
áo khiến thành bụng và dạ dày
của trẻ bị chèn ép, dồn nén sẽ
gây nên nôn trớ. Vì vậy khi cho trẻ bú
hoặc ăn nên lưu ý nới lỏng quần
áo ở khu vực bụng hoặc mặc đồ
thông thoáng để đảm bảo trẻ
luôn thoải mái.
5. Sử dụng gối chống trào ngược
Loại gối này được khuyên dùng
với trẻ thường xuyên trớ sữa. Gối
được thiết kế với độ dốc 15
độ. Với độ dốc này, thức ăn
sẽ xuôi xuống và được giữ lại
tại dạ dày của trẻ, tránh đẩy
ngược trở lại dẫn tới hiện tượng
nôn trớ.
Xem thêm: Để
trào ngược dạ dày thực quản
ở trẻ không còn là nỗi lo của
mẹ
Bé bị trớ sữa có nguy hiểm không
Đa phần các mẹ thường nghĩ trớ
sữa là hiện tượng sinh lý bình
thường, tuy nhiên có một số bé bị
trớ sữa do dị tật đường tiêu
hoá, hẹp thực quản…Những trường
hợp bệnh lý dẫn đến tình trạng
trẻ sơ sinh bị nôn nhiều, đau bụng,
khóc nhiều co giật…Mẹ cần lưu ý
để xử lý kịp thời hoặc đưa
đến bệnh viện nhanh nhất.
Các bài viết dành cho Mẹ và Bé
được quan tâm nhiều nhất: