Để mẹ luôn có đủ sữa và đề phòng tắc tia sữa sau sinh
Phòng tránh tắc tia sữa sau sinh: Hãy đảm bảo con bú đúng cách và thường xuyên để duy trì sự lưu thông, cùng với chế độ ăn uống và giảm căng thẳng hiệu quả.
Phòng tránh tắc tia sữa sau sinh: Hãy đảm bảo con bú đúng cách và thường xuyên để duy trì sự lưu thông, cùng với chế độ ăn uống và giảm căng thẳng hiệu quả.
Sữa được tạo ra trong các tuyến hình túi, nằm sâu trong bầu ngực của mẹ.
Ngực của mẹ gồm có 3 mô chính: mô tuyến, mô mỡ và mô liên kết. Số lượng mô tuyến của các mẹ thường tương đương nhau nên dù ngực mẹ nhỏ hay to thì vẫn có thể tạo đủ sữa cho trẻ.
Xem thêm: Nên chăm sóc bầu ngực như thế nào khi mang thai và cho con bú?
Mô tuyến được chia thành 15-20 thùy, sắp xếp theo hình nan hoa, tập trung về núm vú.
Mỗi thùy đều có nhiều tiểu thùy và nang sữa.
Sữa sẽ từ các nang sữa ở tiểu thùy đổ vào các ống góp, ra đến các xoang chứa sữa dưới quầng vú, rồi đổ ra 5-10 ống dẫn sữa được mở ở núm vú.
Do có cấu tạo như vậy, nên vấn đề tắc tia sữa có thể xảy ra tại một hay nhiều nang sữa, tiểu thùy hoặc thùy tuyến vú.
Sự tiết sữa được điều tiết bởi hai hormone chính là prolactin và oxytocin.
Hoạt động mút vú của trẻ sẽ kích thích tuyến yên tiết ra prolactin vào trong máu. Hormone này sẽ đi đến tuyến vú để kích thích các tế bào tiết ra sữa.
Oxytocin giúp giải phóng sữa khỏi bầu ngực. Khi trẻ mút vú, hormone oxytocin cũng được giải phóng vào máu, đi đến tuyến vú, làm co thắt cơ trơn, từ đó tống sữa từ ống góp qua xoang chứa đến các ống dẫn và ra đầu núm vú.
Cơ thể mẹ còn tự điều chỉnh lượng sữa được tiết ra. Khi các nang sữa ứ đầy mà không thoát được ra ngoài, các tế bào tạo sữa sẽ nhận được tín hiệu để tiết ít sữa lại.
Xem thêm: Những lưu ý khi cho bé bú mẹ giúp bé phát triển tối ưu
Dựa vào cơ chế tiết sữa trên đây, mẹ nên:
Prolactin – hormone giúp tiết sữa, được sản xuất nhiều vào ban đêm, do đó, mẹ cần có giấc ngủ sâu và thoải mái để duy trì nguồn sữa dồi dào của mình.
Các hành động vuốt ve, âu yếm con, nghe tiếng con khóc, ngắm con ngủ đều tạo ra những tín hiệu cảm xúc giúp tiết ra hormone “sản xuất” sữa. Do đó, mẹ hãy dành thời gian nghỉ ngơi bên trẻ để đảm bảo nguồn sữa quý giá của mình. Ngược lại, nếu mẹ bị căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm thì có thể không tiết đủ sữa cho trẻ.
Nếu trẻ không bú được hoặc bú không hết sữa thì mẹ cần vắt cạn bầu ngực để sữa vẫn tiếp tục được tiết ra đều đặn.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên vệ sinh vú đặc biệt là đầu ti trước và sau khi cho trẻ bú để đề phòng viêm nhiễm; trước khi cho trẻ bú, mẹ có thể nhẹ nhàng mát xa ngực để giúp sữa chảy ra dễ dàng và đều đặn hơn.
Ngoài ra, việc đảm bảo đủ dinh dưỡng và uống đủ nước cũng góp phần quan trọng trong việc đảm bảo nguồn sữa và đề phòng tình trạng tắc tia sữa.
Và với MEIJI MAMA MILK, chỉ cần 2 ly (400ml) mỗi ngày kết hợp với chế độ ăn hợp lý, mẹ đã có thể cung cấp một chế độ ăn cân đối dinh dưỡng cho bản thân mình cũng như đầy đủ năng lượng giúp cho việc tạo sữa được thường xuyên và liên tục hơn.
Xem thêm: Sữa mẹ để ngăn đá được bao lâu, cách bảo quản sữa mẹ khoa học, an toàn
Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji