Cách cho bé bú đúng nhất tránh sặc sữa mẹ cần biết

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng để nuôi con bằng sữa mẹ lại là điều không hề đơn giản, đặc biệt với những ai lần đầu làm mẹ, bởi không phải mẹ nào cũng có thể trở thành “chuyên gia” ngay trong những lần đầu tiên. Mẹ hãy theo dõi bài viết này để 5 sai lầm phổ biến sau đây không gây ảnh hưởng đến việc cho con bú của mình, mẹ nhé!

Cho bé bú đúng cách giúp bé bú thoải mái, tránh sặc sữa, và đủ lượng sữa hết. Sau đây là những tư thế cho bé bú chuẩn nhất mẹ tham khảo ngay nhé

Các tư thế cho bé bú đúng cách

Tư thế nằm

Với những mẹ sinh mổ hoặc sức khoẻ yếu thì tư thế nằm nghiêng cho bé bú là một lựa chọn. Mẹ lưu ý khi nằm cho bé bú mẹ cần cho bé nằm cao đầu hơn mình bé để tránh cho bé bị trào ngược. Bên cạnh đó, việc ngồi dậy vận động đi lại cũng rất cần thiết nên mẹ cũng hạn chế nằm quá nhiều mẹ nhé.

Tư thế ngồi

Với tư thế ngồi thông thường mẹ sẽ mất 20-30 phút cho mỗi cử bú, vì vậy mẹ nên chọn vị trí ngồi tựa lưng thoải mái. Mẹ sẽ ôm bé vào lòng, hai tay tạo vòng cung chắc chắn ôm gọn bé.

Bé bú phía nào thì chọn cánh tay cùng phía để đỡ bé, đầu- lưng- mông của bé nằm trên đường thẳng của cánh tay, bé nằm nghiêng đối diện với bầu ngực sao cho bụng bé chạm bụng mẹ và mặt bé chạm bầu ngực

Tư thế cho bé song sinh bú

  • Đặt cho hai bé song song hai bên hông của mẹ, hai chân bé để sau lưng mẹ, đầu bé hướng về phía trước, mặt áp vào đầu vú của mẹ.
  • Để tránh mỏi tay và nâng đỡ người bé, mẹ có thể dùng khăn hoặc gối chữ U lót ở dưới. Nhưng không được đặt bé tựa hoàn toàn xuống gối vì bé sẽ không bú sữa được.
  • Mặc dù sinh đôi nhưng chắc chắn sẽ có bé bú yếu hơn, bé bú mạnh hơn. Bé yếu hơn trong việc ngậm bắt vú mẹ nên cho bú trước, sau khi ổn định bé này thì cho bé bú mạnh hơn bú.
  • Mẹ lần lượt thay đổi vị trí qua lại cho hai bé để lượng sữa tiết ra đều hơn, đầu vú không bị chênh lệch và giúp mắt bé hoạt động cân đối.
20190404 164217 164019 111.max 8
Mẹ lưu ý cho bé bú đúng cách

5 sai lầm mẹ hay mắc phải khi cho bé bú

  • Bỏ qua sữa non: Nhiều mẹ nghĩ rằng mới sinh thì chưa có sữa. Thực sự sữa non đã có từ những tháng cuối thai kỳ. Sữa non dù lượng không nhiều, nhưng lại chứa rất nhiều dưỡng chất vô cùng quan trọng, có khả năng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và giảm thiểu rủi ro mắc bệnh ở trẻ trong những tháng đầu đời. Bởi vậy, các chuyên gia y tế khuyến khích mẹ nên cho con bú luôn trong vòng 1 giờ sau sinh.
  • Cho ăn trước khi bú: Nhiều mẹ sau khi sinh chỉ cho con bú khi căng sữa, hay còn gọi là xuống sữa. Như vậy là không đúng, không cho con bú càng làm sữa xuống chậm và càng dễ bị mất sữa.
  • Để con tự túc: Với tất cả trẻ sơ sinh bú mẹ gần như là một phản xạ cơ bản nhất. Trẻ có thể mút bất cứ thứ gì chạm vào vòm miệng cũng như có phản xạ tìm và quay đầu khi được vuốt ve miệng hoặc má. Tuy nhiên, dù được trang bị “tận răng” như vậy, trẻ vẫn cần sự trợ giúp của mẹ để đảm bảo việc bú diễn ra thuận lợi hơn. Để bắt đầu, mẹ có thể dùng tay vuốt nhẹ vào má hoặc đảo đầu ti quanh miệng để thu hút sự chú ý của trẻ.
  • Cho bé bú quá lâu: gây ra tình trạng đầy bụng và bé nôn trớ. Ngoài ra, cho bé bú quá lâu phần đầu ti của mẹ bị ngậm trong thời gian dài cũng sẽ gây ra viêm nhiễm.
  • Cho bú theo lịch trình: Nhiều mẹ muốn cho con bú theo khung giờ nhất định, phần để dễ sắp xếp công việc khác, phần vì muốn tập cho con lối sống khoa học ngay từ nhỏ. Khi làm theo lịch trình này sẽ có nhiều lúc trẻ bị đói mà vẫn chưa được bú, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Vì vậy, tốt nhất mẹ nên cho bú theo đúng nhu cầu của con để giúp con tăng cân đều.

Mẹ cần biết

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Hướng dẫn cách rặn và thở cho mẹ sinh thường an toàn

Cách giúp mẹ giảm đau sau sinh mổ và những điều mẹ cần lưu ý

Có thể bạn muốn xem

Mẹ sinh mổ bao lâu có thai là an toàn nhất?

Sau phẫu thuật sinh mổ, mẹ cần có thời gian nghỉ ngơi, dưỡng sức khá dài mới có thể hồi phục lại sức khỏe. Vậy sinh mổ bao lâu thì mới nên có thai lại? Việc mang bầu sớm sau sinh mổ có ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ như thế nào?

Xem chi tiết

Mẹo giúp hạn chế ngứa da khi mang thai

Khi mang thai phụ nữ trải qua rất nhiều sự biến đổi về tâm lý và cơ thể, gây ra một số các triệu chứng khó chịu. Trong đó, ngứa khi mang thai cũng là một triệu chứng mà thai phụ hay gặp phải. Tình trạng này thường do các biến đổi của cơ thể trong thai kỳ, cũng có thể do bệnh lý ngoài da hay tình trạng ứ mật thai kỳ gây ra. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn tác động không nhỏ tới sự phát triển của thai nhi.

Xem chi tiết

Mách mẹ thực phẩm giúp nước ối trong và dồi dào

Thai nhi nằm trong tử cung của người mẹ và được bao bọc xung quanh bởi nước ối. Nước ối là một môi trường giàu chất dinh dưỡng, có khả năng tái tạo và trao đổi, giữ một vai trò quan trọng đối với sự sống còn và phát triển của thai nhi nằm trong bụng mẹ.

Xem chi tiết

Hiệu quả bất ngờ của nước đậu đen rang với mẹ sau sinh

Đậu đen là loại thực phẩm tốt cho cơ thể của mẹ sau sinh, ngoài lợi ích đối với sức khỏe thì đậu đen còn có tác dụng làm đẹp da sau sinh. Việc uống nước đậu đen là cách phổ biến được rất nhiều mẹ bỉm áp dụng. Vậy nước đậu đen rang có những tác dụng gì và khi sử dụng cần chú ý những điều gì, mời mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem chi tiết

Bí quyết trị mất sữa cho mẹ sau sinh cực kỳ hiệu quả

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cực kỳ quan trọng cho trẻ khi mới sinh, thế nhưng không phải mẹ nào khi sinh xong cũng có lượng sữa dồi dào. Mà có thể vì lý do nào đó một số mẹ sau khi sinh rơi vào tình trạng mất sữa hoặc ít sữa không đủ cho trẻ bú. Vậy nếu không may rơi vào trường hợp mất sữa phải làm thế nào? Dưới đây là cách trị mất sữa sau sinh cho mẹ tham khảo.

Xem chi tiết

Hướng dẫn cách rặn và thở cho mẹ sinh thường an toàn

Việc sinh thường có đau nhiều hay ít, nhanh hay chậm không chỉ phụ thuộc vào thể trạng của mỗi mẹ mà còn tùy vào kỹ năng thở và rặn khi chuyển dạ. Nếu biết thở và rặn đúng cách thì quá trình sinh sẽ không còn là cơn ác mộng nữa và mẹ sẽ bình an vượt cạn thành công.

Xem chi tiết

Mẹ nên làm gì khi mang thai trong giai đoạn đang cho con bú?

Hiện nay, tùy theo từng điều kiện gia đình, có rất nhiều mẹ có kế hoạch sinh con khá “dày”, bé trước, bé sau chỉ cách nhau hơn 1 tuổi. Lúc này, dù mẹ vẫn muốn cho bé đầu tiếp tục bú, thì mẹ cũng không khỏi mệt mỏi, lo lắng không biết việc “nuôi bú song song” có tốt hay không? Hãy tham khảo bài viết sau để có thể giải quyết dễ dàng mọi vấn đề nhé.

Xem chi tiết

Bí quyết đơn giản để mẹ sau sinh nhanh về dáng

Nếu như trong giai đoạn mang thai, những bài tập thể dục dành cho mẹ bầu sẽ giúp mẹ chăm sóc tốt cho tinh thần và thể chất thì sau khi sinh nở, một trong những việc mẹ nghĩ đến đầu tiên là làm sao để vóc dáng thon gọn được như trước khi mang thai.

Xem chi tiết

Những kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Sau khi chào đời, sức khỏe, sức đề kháng và khả năng miễn dịch của trẻ sơ sinh còn rất yếu. Hẳn không ít mẹ, đặc biệt là các mẹ lần đầu sinh con sẽ rất bỡ ngỡ và gặp không ít khó khăn để làm quen cũng như chăm sóc thật tốt cho trẻ. Một số kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh sau đây sẽ giúp mẹ thật yên tâm để nuôi dưỡng bé yêu khỏe mạnh.

Xem chi tiết

Gợi ý 3 món canh ngon giúp sữa mẹ thơm mát

Như các mẹ đều biết, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá cho trẻ trong giai đoạn đầu đời. Theo các chuyên gia dinh dưỡng chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ cũng có thể góp phần cải thiện một cách hiệu quả chất lượng sữa mẹ.

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Logo Messenger - Meiji Vietnam
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji