Trong khi mang bầu, các mẹ bầu nên siêu âm để khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển và sức khỏe của thai. Trong đó độ mờ da gáy là yếu tố các mẹ bầu nên quan tâm để có thể tầm soát nguy cơ dị tật cho con ngay ở giai đoạn đầu thai kỳ. Trong bài viết, Meiji sẽ chia sẻ đến bạn độ mờ da gáy là gì, các lưu ý quan trọng về độ mờ da gáy mà các mẹ bầu cần nắm rõ.
Độ mờ da gáy là gì?
Độ mờ da gáy là khoảng tích tụ dịch ở vùng da mặt sau gáy của thai nhi. Dựa vào chỉ số độ mờ da gáy, các bác sĩ có thể chẩn đoán được nguy cơ mắc hội chứng Down và các dị tật bẩm sinh khác của thai nhi.
Bên cạnh đó, trường hợp kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy bất thường, các mẹ có thể được chỉ định thực hiện thêm những xét nghiệm khác để có kết quả chẩn đoán cuối cùng chính xác hơn, biết được thai nhi có thực sự mắc hội chứng Down hay không.
Một số xét nghiệm khác được chỉ định khi có kết quả độ mờ da gáy bất thường như xét nghiệm double test, triple test, chọc ối, NIPT và sinh thiết gai rau,…
Xem thêm: Những điểm đặc biệt cần lưu ý khi siêu âm thai và các mốc siêu âm thai quan trọng
Tầm quan trọng của đo độ mờ da gáy
Đo độ mờ da gáy cực kỳ quan trọng đối với thai nhi bởi vì đo độ mờ da gáy giúp xác định thai nhi có mắc hội chứng Down và các dị tật khác hay không. 3 tháng đầu của thai nhi là thời điểm vàng cho kết quả siêu âm chính xác nhất.

Chính vì vậy, đo độ mờ da gáy giúp sàng lọc bệnh Down đối với thai nhi. Do đó, các mẹ cần quan tâm trong việc siêu âm đo chỉ số độ mờ da gáy cho thai nhi để có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý cho thai phụ để giúp mẹ và trẻ có sức khỏe tốt nhất và thai nhi được phát triển toàn diện.
Xem thêm: Lý giải về việc siêu âm thai nhiều có thật sự tốt không?
Nên đo độ mờ da gáy vào tuần thứ mấy của thai kỳ
Nên đo độ mờ da gáy vào tuần thứ 11 – 14 của thai kỳ vì đây được cho là “thời điểm vàng” để phát hiện ra những bất thường trong nhiễm sắc thể của trẻ.
Nếu siêu âm quá sớm, lúc này thai nhi còn nhỏ nên da gáy sẽ rất mờ và có thể cho kết quả siêu âm không chính xác. Ngược lại, nếu siêu âm khi đã quá 14 tuần thì độ mờ da gáy có thể trở về mức bình thường, nhưng điều này không thể đưa ra kết quả chắc chắn rằng thai nhi đang hoàn toàn bình thường.
Siêu âm đo độ mờ da gáy có thể giúp phát hiện 3 cặp nhiễm sắc thể bất thường khiến trẻ bị dị tật:
- Cặp ba nhiễm sắc thể 21 được biết là hội chứng Down, trẻ khi sinh ra chậm phát triển thể chất và trí tuệ hay có thể gây ra một số khiếm khuyết ở tim của trẻ.
- Cặp ba nhiễm sắc thể 18 là hội chứng Edward, có thể làm tăng nguy cơ sảy thai sớm hay khiến trẻ khi sinh ra có những khuyết tật nặng về cấu trúc cơ thể.
- Cặp ba nhiễm sắc thể 13 là hội chứng Patau, hội chứng này khiến trẻ có nguy cơ mang khuyết tật khi sinh ra hay không có tuổi thọ cao.
Xem thêm: Đọc vị các chỉ số đo sự phát triển của thai nhi
Chỉ số độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường
Được biết độ mờ da gáy càng cao thì nguy cơ mắc dị tật của thai nhi càng cao và có thể kèm theo các dị tật khác về cấu trúc cơ thể. Khi thực hiện siêu âm đo độ mờ da gáy, kết quả đưa ra có thể chẩn đoán chính xác khoảng 75% nguy cơ mắc hội chứng Down.
Một số trường hợp khác tuy được sàng lọc nhưng có thể không phát hiện ra bệnh, nhưng rất hiếm.
Theo khuyến cáo, chỉ số độ mờ da gáy dưới 2.5mm là bình thường, thai nhi ít có nguy cơ mắc hội chứng Down.
- Độ mờ da gáy từ 2.5mm – dưới 3mm: thai nhi cần được kiểm tra chuyên sâu hơn để biết chắc chắn về tình trạng sức khỏe của thai nhi. (9/10)
- Độ mờ da gáy trên 3mm: thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down khá cao.
- Độ mờ da gáy từ 3,2mm – 3,5mm: được cho độ mờ da gáy là dày và làm tăng nguy cơ bị đột biến nhiễm sắc thể.
- Độ mờ da gáy là 6mm: thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down cao và một số dị tật bẩm sinh khác.
Xem thêm: Mẹ bầu không uống được sữa bầu, thai nhi có thiếu chất?
Một số lưu ý khi đo độ mờ da gáy
Nếu trường hợp độ mờ da gáy từ 2.5 – 3mm, các mẹ khuyến cáo làm các xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn như double test, NIPT và nếu độ mờ trên 3mm sẽ chọc ối hoặc làm sinh thiết gai rau.
Ngoài ra, một số trường hợp cho kết quả nguy cơ cao nhưng khi sinh ra mà con vẫn phát triển bình thường và khỏe mạnh. Điều này là xác suất nhỏ và các mẹ không nên chủ quan mà nên thực hiện một số xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ để có độ chính xác cao.
Tuy nhiên, kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy có độ chính xác cao nhưng thực tế vẫn có một số trường hợp khi siêu âm định kỳ vẫn cho kết quả thai nhi phát triển bình thường mà khi sinh ra lại có biểu hiện bất thường. Bởi vì khi siêu âm thai nhi, mẹ bầu đã bỏ qua “thời điểm vàng” để siêu âm đo độ mờ da gáy.
Khi trường hợp siêu âm đo độ mờ da gáy cho kết quả trẻ có thể mắc hội chứng Down, các mẹ nên bình tĩnh, nghe theo lời chỉ dẫn và tư vấn của bác sĩ.
Các chủ đề được quan tâm nhiều nhất:
- Lưu ý 6 loại rau mà mẹ bầu nên hạn chế ăn khi mang thai
- Uống sữa bầu khi nào là đúng và tốt cho thai nhi?
- Tuyệt chiêu vàng giúp ăn “vào con không vào mẹ”
Qua bài viết độ mờ da gáy là gì, các lưu ý quan trọng về độ mờ da gáy giúp các mẹ bầu hiểu được tầm quan trọng của việc đo độ mờ da gáy để theo dõi sức khỏe của thai và một số lưu ý về đo độ mờ da gáy. Hy vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích đến các mẹ bầu nhé!
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!