Trẻ ho liên tục không ngừng! Bố mẹ cần phải làm gì?
Ho là phản xạ có lợi của cơ thể để bảo vệ đường thở được thông
thoáng, giúp trẻ hít thở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ bị ho khan kéo dài thì rất có
thể đó là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Nhiều phụ huynh thường xem nhẹ dấu
hiệu này. Để tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân tình trạng trẻ ho liên tục thì hãy cùng Meiji khám phá bài viết sau đây.
Làm gì khi trẻ ho liên tục không ngừng?
Ho kéo dài là gì?
Ho kéo dài ở trẻ em là tình trạng
trẻ bị ho liên tục trên 4 tuần. Đa số
các trường hợp ho khan kéo dài gặp
ở trẻ nhỏ (2 – 3 tuổi). Có khoảng 5
– 10% trẻ 6 – 10 tuổi gặp tình trạng ho
kéo dài. Ho kéo dài gây nhiều ảnh
hưởng tới chất lượng cuộc sống
của trẻ: giấc
ngủ của trẻ không ngon, hay thức giấc
về đêm, căng thẳng, buồn rầu, lo
lắng,… Ngoài ra, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 4,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi đột tử do tình trạng ho kéo dài trên trên.
Nguyên nhân trẻ bị ho kéo dài
Nguyên nhân gây ho kéo dài thay đổi theo
tuổi
Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ ho liên tục không ngừng có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau,
bao gồm cả tác động từ môi trường bên ngoài và các vấn đề sức khỏe bên trong cơ thể.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ ho liên tục không ngừng:
Dị ứng: Khi trẻ tiếp xúc với các dị nguyên như bụi bẩn,
khói thuốc lá, phấn hoa, lông động vật, nấm mốc và các chất kích ứng khác,
hệ miễn dịch sẽ phản ứng bằng cách giải phóng histamin, gây ho, hắt hơi và ngứa họng.
Nhiễm virus và vi khuẩn: Các loại virus và vi khuẩn trong không khí
có thể gây ra các bệnh như cảm lạnh, cúm, viêm họng, viêm đường hô hấp trên,
dẫn đến triệu chứng ho dai dẳng.
Viêm đường hô hấp cấp và mạn tính: Các bệnh như viêm họng, viêm phế quản,
viêm phổi có thể gây ho liên tục, kèm theo đờm hoặc sốt. Trong trường hợp này,
trẻ cần được điều trị y tế phù hợp.
Ho gà: Là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra.
Trẻ bị ho gà sẽ ho dữ dội trong từng cơn, có thể gây thiếu oxy, đặc biệt nguy hiểm đối với
trẻ dưới 1 tuổi chưa được tiêm phòng đầy đủ.
Hội chứng chảy dịch mũi sau: Khi dịch từ mũi chảy xuống họng,
trẻ có thể cảm thấy khó chịu, ngứa họng và ho thường xuyên, đặc biệt vào ban đêm.
Vướng dị vật trong họng: Trẻ nhỏ có thể vô tình nuốt phải dị vật như hạt trái cây,
đồ chơi nhỏ, gây kích thích họng và dẫn đến phản xạ ho liên tục. Trong một số trường hợp,
dị vật có thể gây tắc nghẽn đường thở, cần được xử lý khẩn cấp.
Viêm xoang: Viêm xoang gây ứ đọng dịch nhầy, kích thích họng và dẫn đến ho kéo dài.
Trẻ bị viêm xoang thường thở bằng miệng, khiến cổ họng dễ bị kích ứng hơn.
Bên cạnh các nguyên nhân trên, một số bệnh lý khác cũng có thể dẫn đến tình trạng ho kéo dài ở trẻ,
bao gồm trào ngược dạ dày thực quản (GERD), hen suyễn, dị tật tim bẩm sinh, hít phải khói thuốc lá thụ động và viêm tai giữa.
Việc xác định chính xác nguyên nhân sẽ giúp ba mẹ áp dụng các biện pháp phù hợp để giảm triệu chứng ho và cải thiện sức khỏe của
trẻ một cách hiệu quả.
Nguyên nhân khiến trẻ ho liên tục không ngừng
Những trường hợp ho kéo dài nên
đưa trẻ đi khám
Trẻ bỏ bú, bú ít hoặc không
bú được, không uống được
sữa.
Trẻ ngủ li bì, mệt mỏi, khó
đánh thức.
Trẻ bị co giật.
Trẻ bị khó thở: thở nhanh hơn bình
thường, thở co lõm lồng ngực (phần
dưới lồng ngực bị lõm vào khi
trẻ hít vào thay vì nở ra như bình
thường).
Trẻ thở có tiếng rít.
Trẻ bị ho ra máu.
Cơn ho khởi phát đột ngột sau khi trẻ
ăn hay chơi (do dị vật đường thở).
Ba mẹ cần tập trung làm giảm triệu chứng ho liên tục của trẻ để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu.
Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), ho là phản xạ tự nhiên giúp làm sạch đường hô hấp,
nhưng nếu kéo dài có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Trong trường hợp
trẻ không có sự cải thiện sau khi đã áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà, ba mẹ nên đưa
bé đến bác sĩ chuyên khoa Nhi hoặc Tai - Mũi - Họng để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Ba mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau đây tại nhà để giúp trẻ giảm ho:
Cho trẻ uống nước ấm: Nước ấm giúp giữ ấm và làm dịu cổ họng,
đồng thời làm loãng đờm, hỗ trợ quá trình loại bỏ chất nhầy trong đường hô hấp.
Trẻ nhỏ nên uống từ 1 - 2 cốc nước ấm mỗi ngày để giúp giảm ho.
Kê gối để đầu cao hơn thân và vai: Việc nâng cao đầu khi ngủ giúp
dịch mũi không chảy xuống cổ họng, giảm kích thích gây ho và giúp trẻ thở dễ dàng hơn.
Giữ ấm cho cơ thể trẻ, đặc biệt ở vùng cổ, chân và tay: Nhiệt độ lạnh có
thể làm co thắt đường thở, khiến triệu chứng ho trầm trọng hơn. Ba mẹ nên đeo tất chân và
tay cho bé khi ngủ, đồng thời quàng một khăn mỏng nhẹ quanh cổ, tránh quấn khăn quá chặt để không gây khó thở.
Điều chỉnh nhiệt độ trong phòng: Theo Viện Hàn lâm Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ,
nhiệt độ phòng thích hợp cho trẻ em nên dao động từ 25 - 27 độ C. Mức nhiệt này giúp duy trì sự
thoải mái và tránh làm khô niêm mạc đường hô hấp của trẻ.
Sử dụng máy tăng độ ẩm: Các nghiên cứu từ Mayo Clinic cho thấy độ ẩm không khí
trong phòng nên được duy trì ở mức 40 - 60%. Không khí quá khô có thể làm cổ họng bị kích thích và gây ho nhiều hơn,
do đó sử dụng máy tạo độ ẩm có thể giúp cải thiện tình trạng này.
Những biện pháp trên giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn và hỗ trợ quá trình hồi phục.
Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn như sốt cao,
thở khó khăn hoặc ho kéo dài trên 10 ngày, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được đánh giá và điều trị kịp thời.
Tự ý cho trẻ dùng các loại thuốc ho
dành cho người lớn
Khi trẻ ho có đờm không nên dùng
các loại thuốc ức chế ho (có chứa
thường chứa antihistamine hay dextromethorphan) mà
nên dùng thuốc long đờm để trị ho
hiệu quả.
Các loại thuốc ho có (dexchlorpheniramine,
chlorpheniramine, alimemazin,…) chỉ nên sử dụng
cho trẻ bị ho khan kéo dài và đúng
chỉ định về lứa tuổi.
Để trẻ ho quá lâu không đỡ
mà không tìm đến bác sĩ
Cách phòng ngừa trẻ bị ho kéo dài
Bé bị ho là một phản xạ tự nhiên
giúp thông thoáng đường hô hấp tuy
nhiên nếu trường hợp bé ho kéo
dài, sốt, đờm, ho ra máu, bỏ ăn, đau
họng, nôn mửa…sẽ ảnh hưởng
đến sức khoẻ của bé rất nhiều
làm bé mệt mỏi. Vì thế, bố mẹ
cần lưu ý để phòng tránh cho bé
khỏi những cơn ho dai dẳng.
Sử dụng điều hoà nhiệt độ
phù hợp và thời gian vừa phải.
Tiêm ngừa cho bé để phòng tránh
cảm cúm và viêm nhiễm đường
hô hấp.
Vệ sinh sạch sẽ, dùng khẩu trang khi ra
ngoài để tránh khói bụi.
Hạn chế cho bé tiếp xúc với
người bị cảm cúm, viêm hô hấp.
Chăm sóc bé kỹ khi thời tiết thay
đổi.
Đây là những chia sẻ về bệnh ho dai
dẳng và liên tục ở trẻ. Bố mẹ
nên lưu ý tránh tình trạng để
bé ho kéo dài quá lâu, dễ dẫn
đến tình trạng khàn tiếng, đau rát
cổ họng, mệt mỏi dễ dẫn đến
phì đại amidam, viêm họng cấp…và
các biến chứng nguy hiểm khác. Hy vọng
các mẹ đã có cho mình những kiến
thức và có thể thực hành ngay khi trẻ
có những dấu hiệu trên. Đừng quên theo dõi blog Meiji
để khám phá những thông tin về mẹ và bé nhé!
Nguồn tham khảo:
1. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về nuôi con bằng sữa mẹ.
2. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) về bổ sung dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
3. Nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ (American Academy of Sleep Medicine).
Vitamin D là một chất dinh dưỡng cần thiết cho tất
cả mọi
người, đặc biệt là với mẹ bầu. Việc thiếu hụt vitamin D ở mẹ bầu sẽ
khiến mẹ có
nguy cơ cao gặp phải các vấn đề nghiêm trọng như: tiền sản giật hay sinh
non….
Ngoài ra, nguyên nhân chủ yếu của suy dinh dưỡng, còi xương, tiểu đường
cấp độ
1…. cũng là do thiếu vitamin D.
Có thể nói những năm đầu đời là thời kỳ vàng cho sự
phát
triển trí não của trẻ. Khi được 3 tuổi, kích thước não của trẻ đã bằng
khoảng
80-90% so với não của người trưởng thành. Do vậy, việc được bổ sung đầy
đủ dinh
dưỡng từ các loại thực phẩm tốt cho não là vô cùng quan trọng trong giai
đoạn
này đối với trẻ.
Tình trạng ốm nghén khi mang thai
Ốm nghén là tình trạng thường
xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ với
những biểu hiện tiêu biểu như buồn
nôn và nôn, mệt mỏi, cảm giác
thèm ăn một món nào đó…
Mẹ bầu có thể cảm nhận được
những biểu hiện này bắt đầu […]
Việc chăm sóc ngực khi mang thai và sau sinh là việc
làm cực
kỳ cần thiết để đảm bảo nguồn sữa mẹ dồi dào, đủ chất và liên tục cho
trẻ. Mời
mẹ bầu cùng tham khảo bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích về
cách
chăm sóc bầu ngực của mình.
Vai trò của axit folic khi mang thai Axit folic
là một chất dinh dưỡng rất quan trọng
đối với sự phát triển của thai nhi,
có liên quan đến việc giảm nguy cơ
dị tật ống thần kinh của thai nhi. Bổ sung
axit folic từ khi nào? Bắt đầu dùng
từ giai đoạn […]
Mức tăng cân thông thường
khi mang thai Tùy vào cơ địa của mỗi
mẹ mà sẽ có sự tăng cân khác
nhau khi mang thai. Mức tăng cân lý tưởng
sẽ được tính dựa trên cân
nặng và chiều cao trước khi mang thai của
mẹ. Để biết mức chuẩn tăng cân
trong thai […]
Làm mẹ là một thiên
chức vô cùng thiêng liêng và cao
quý đối với mỗi người phụ
nữ. Bên cạnh niềm hạnh phúc lớn lao
khi biết mình mang thai thì chắc hẳn mẹ
cũng có những quan tâm và thắc mắc
về thai kỳ của mình. Ba tháng đầu
mang thai là khoảng […]
Kẽm là 1 nguyên tố vi lượng quan trọng và không thể
thiếu
của cơ thể con người, tham gia vào nhiều phản ứng sinh học trong cơ thể.
Phần
lớn kẽm được đưa vào cơ thể chúng ta qua đường tiêu hóa và được hấp thu
tại ruột
non.
Nôn trớ sinh lý là hiện tượng hết sức bình thường ở
trẻ sơ
sinh trong những tháng đầu. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên bị sặc khi
bú, mẹ
cũng cần phải chú ý. Dưới đây là một số thông tin hữu ích cho ba mẹ để
phòng
tránh trường hợp trẻ bị sặc.
Mọi người mẹ đều mong con mình sinh ra khỏe mạnh,
vui vẻ và
thông minh. Để giúp trẻ phát huy được tối ưu tiềm năng trí tuệ của mình
thì việc
mẹ tương tác với trẻ trong suốt thai kỳ cũng là một biện pháp hiện nay
được khá
nhiều mẹ bầu áp dụng. Và dưới đây là một số phương pháp thai giáo cực kỳ
đơn
giản mà mẹ có thể tham khảo để áp dụng trong thời gian mang thai.
Làm mẹ là một thiên chức vô cùng thiêng liêng của
bất cứ
người phụ nữ nào. Đặc biệt là với các mẹ lần đầu có con, bên cạnh niềm
hạnh phúc
thì cũng có không ít những bỡ ngỡ về việc chăm sóc bé yêu. Trong đó, có
rất
nhiều mẹ băn khoăn về việc cho trẻ bú như thế nào là đúng cách (bú mẹ,
sản phẩm
dinh dưỡng công thức), không biết cho trẻ bú bao nhiêu là đủ và khoảng
cách giữa
các cữ bú bao lâu là hợp lý . Vậy thì, xin mời các mẹ hãy cùng tìm hiểu
các
thông tin dưới đây nhé!
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, bố mẹ sẽ thấy một vài biểu
hiện lạ
ở trẻ, đặc biệt là đối với những bố mẹ tập đầu. Hãy cùng điểm qua một
vài biểu
hiện để tránh bỡ ngỡ bố mẹ nhé!
Đây hẳn là câu hỏi nhiều cặp vợ chồng băn khoăn
nhất. Thực
ra, hiện nay chưa có một bằng chứng xác thực nào cho thấy quan hệ tình
dục khi
mang thai có thể gây sảy thai. Nếu bạn có một thai kỳ khoẻ mạnh, việc
quan hệ
tình dục về cơ bản sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi.
Từ khi biết tin đang mang một thiên thần nhỏ chắc
hẳn các mẹ
rất muốn được thấy mặt mũi tay chân con mình như thế nào? Đã thành hình
hay
chưa? Để biết được điều đó thì các bác sỹ thường giúp mẹ bầu thaeo dõi
bằng
phương pháp siêu âm để có thể quan sát những cử chỉ và hành động của
trẻ.
Nếu tinh ý mẹ sẽ nhận thấy cơ thể mẹ phát ra
những tín
hiệu đầu tiên gợi ý cho việc mang thai, tuy nhiên để chắc chắn mẹ vẫn
nên đi
siêu âm và xét nghiệm ở các cơ sở uy tín. Hãy cùng Meiji tìm
hiểu các
dấu hiệu mang thai sớm nhé!
Tắm cho trẻ giúp cơ thể bé loại bỏ lớp biểu bì chết
trên
người bé hạn chế đi việc bị hăm và khó chịu. Tưởng trừng đây sẽ là công
việc dễ
dàng và nhẹ nhàng nhưng thực tế không như vậy. Đối với nhiều người, mỗi
lần tắm
cho bé như một cuộc chiến vậy.
Giảm cân khi đang cho trẻ bú là điều tưởng chừng rất
khó đối
với phụ nữ sau sinh, vì phải bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo dinh
dưỡng cho
trẻ phát triển tốt nhất qua sữa.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cực kỳ quan trọng cho trẻ
khi mới
sinh, thế nhưng không phải mẹ nào khi sinh xong cũng có lượng sữa dồi
dào. Mà có
thể vì lý do nào đó một số mẹ sau khi sinh rơi vào tình trạng mất sữa
hoặc ít
sữa không đủ cho trẻ bú. Vậy nếu không may rơi vào trường hợp mất sữa
phải làm
thế nào? Dưới đây là cách trị mất sữa sau sinh cho mẹ tham khảo.