Cách nhận biết có thai ngay tuần đầu tiên chính xác nhất

Dấu hiệu mang thai tuần đầu sẽ biểu hiện như thế nào để chị em có thể nhận biết để chăm sóc thai nhi hay sức khỏe bản thân tốt hơn. Vậy làm thế nào để nhận biết bản thân mình mang thai hay không? Hãy cùng Meiji tham khảo ngay bài viết cách nhận biết có thai ngay tuần đầu tiên chính xác nhất nhé. 

Cách nhận biết có thai ngay tuần đầu tiên chính xác nhất
Cách nhận biết có thai ngay tuần đầu tiên chính xác nhất

Quan hệ tình dục sau bao lâu sẽ mang thai? 

Câu hỏi này phụ thuộc vào hai yếu tố là thời gian tinh trùng gặp trứng và thụ thai và thời gian phôi thai làm tổ.

Thời gian tinh trùng gặp trứng và thụ thai

Hành trình di chuyển của tinh trùng từ cổ tử cung đến ống dẫn trứng khoảng 2 đến 3 ngày, chậm nhất là 5 ngày. Bên cạnh đó, sự di chuyển của tinh trùng không bị cản trở bởi trọng lực, do đó dù bạn ở tư thế nào thì tinh trùng vẫn dễ dàng đến gặp trứng. 

Đặc biệt, nếu người phụ nữ đang ở trong giai đoạn rụng trứng, có nghĩa là trứng đã chờ ở phần ống dẫn trứng thì sau khi quan hệ, tinh trùng chỉ mất khoảng 45 phút, chậm nhất là khoảng 12 tiếng để có thể tinh trùng gặp được trứng và thụ thai. 

Sự gặp nhau giữa tinh trùng và trứng để thụ thai
Sự gặp nhau giữa tinh trùng và trứng để thụ thai

Ngoài ra, việc thụ thai vẫn có thể xảy ra nếu bạn không đang trong giai đoạn rụng trứng vì tinh trùng có thể tồn tại khoảng 5 ngày trong cơ quan sinh dục của nữ.

Bên cạnh đó, ngày bạn quan hệ không có nghĩa là ngày bạn thụ thai ngay lập tức, mà có thể thụ thai sau vài ngày sau đó khi trứng rụng. 

Ví dụ: Nếu bạn quan hệ vào ngày thứ Ba, thứ Sáu bạn mới tới kỳ rụng trứng thì bạn vẫn có khả năng mang thai vào thứ Sáu hoặc thứ Bảy.

Thời gian phôi thai làm tổ

Khi mà quá trình tinh trùng gặp được trứng và thụ thai hoàn thành, tiếp đến sẽ diễn ra quá trình phôi thai có nghĩa là trứng đã thụ thai.

Vì vậy, để khẳng định bạn đã mang thai phải dựa vào phôi thai đã được làm tổ ổn định trong thành tử cung. Để ước tính quan hệ bao lâu thì có dấu hiệu mang thai thì phải dựa vào thời điểm phôi thai làm tổ thành công. 

Phôi thai làm tổ trong thành tử cung
Phôi thai làm tổ trong thành tử cung

Sau quá trình thụ thai hoàn thành, phôi thai cần có một khoảng thời gian để phát triển. Quá trình phôi thai phát triển và làm tổ ở thành tử cung diễn ra trong khoảng 10 – 14 ngày sau khi thụ thai. 

Chính vì vậy, tổng thời gian thụ thai và phôi thai hình thành và phát triển, làm tổ ở thành tử cung sẽ cần khoảng 10 đến 15 ngày. Do đó, sau khi quan hệ tình dục khoảng 10 – 15 ngày bạn mới có thể biết bản thân đã mang thai hay chưa. 

Xem thêm: Việc cần làm khi biết mình mang thai

15 dấu hiệu nhận biết mang thai sớm trong tuần đầu tiên

1. Thay đổi ở vùng ngực

Sự thay đổi ở vùng ngực là dấu hiệu dễ nhận thấy, vùng ngực sưng và đau, núm vú trở nên sẫm màu và nhô ra, có sự thay đổi hình dáng và kích cỡ.

2. Đi tiểu nhiều lần

Do sự thay đổi nội tiết tố, sự phát triển kích thước cổ tử cung, do đó sẽ có dấu hiệu đi tiểu vào ban đêm thường xuyên. 

3. Buồn nôn

Hầu hết, phụ nữ mang thai đều có triệu chứng buồn nôn trong 3 tháng đầu của thai kỳ và là một trong những dấu hiệu mang thai rõ nhất trong 1-2 tuần đầu tiên. 

4. Mệt mỏi

Sự gia tăng progesterone đột ngột trong thời kỳ đầu mang thai có thể khiến chị em mệt mỏi, đôi lúc kiệt sức.

Buồn nôn và mệt mỏi là dấu hiệu nhận biết dễ dàng khi mang thai
Buồn nôn và mệt mỏi là dấu hiệu nhận biết dễ dàng khi mang thai

5. Đầy hơi

Đầy hơi cũng là dấu hiệu mang thai vì progesterone trỗi dậy mạnh mẽ sẽ khiến quá trình tiêu hóa sẽ chậm lại, gây ra tình trạng đầy hơi, ợ hơi.

6. Nướu sưng và đau

Vì cơ thể phải tập trung lượng máu và chất lỏng để nuôi dưỡng thai nhi, bạn rất dễ bị sưng các mô (kể cả nướu). Vì vậy, hiện tượng nướu bị viêm, đau, chảy máu; mắt và mặt sưng húp là những dấu hiệu sớm cho thấy bạn mang thai tuần đầu.

7. Cổ tử cung ẩm ướt

Chất nhầy cổ tử cung vẫn tiết ra trong quá trình rụng trứng để tinh trùng dễ dàng gặp trứng. Vì vậy, việc thụ thai diễn ra, chất nhầy này tiếp tục tiết ngày sau đó khiến cổ tử cung có cảm giác ẩm ướt.  

8. Chóng mặt, ngất xỉu

Trong quá trình mang thai, xảy ra hiện tượng lưu thông máu tăng do thay đổi nội tiết tố làm cho mạch máu giãn ra và huyết áp bắt đầu giảm xuống, lúc này có cảm giác nhức đầu, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Ngoài ra, hiện tượng ngất xỉu có thể là do lượng đường trong máu thấp.

9. Chảy máu âm đạo

Tình trạng xuất hiện chảy máu âm đạo vì trứng được thụ tinh cấy sâu hơn vào niêm mạc tử cung dày. Trên thực tế, khoảng 25 – 30% phụ nữ mang thai có dấu hiệu bị chảy máu trong vài ngày đầu của thai kỳ.

Nhiều người nhầm lẫn chảy máu do thụ thai với chảy máu của thời kỳ kinh nguyệt. Chảy máu do thụ thai thường ít, máu có màu nâu và hồng nhạt trong khi chảy máu kinh nguyệt có màu đỏ sậm hay đỏ tươi.

10. Thay đổi khẩu vị

Trong thời kỳ đầu mang thai, Hormone hCG tăng cao kích thích cảm giác thèm ăn đối với một số loại thực phẩm, đồng thời bạn sẽ chán ghét với những loại khác. Lúc này, bạn sẽ nhạy cảm với một số mùi hơn. 

11. Rối loạn vị giác

Rối loạn vị giác là một trong những dấu hiệu mang thai sớm, khiến bạn có cảm giác như ngậm tiền kim loại trong miệng vì nồng độ estrogen tăng khi mang thai . Do đó, mùi vị kỳ lạ này tồn tại dai dẳng trong miệng, có thể đọng lại sau ăn 1 – 2 giờ.

Sự thay đổi hormone khiến phụ nữ mang thai thay đổi khẩu vị và rối loạn vị giác
Sự thay đổi hormone khiến phụ nữ mang thai thay đổi khẩu vị và rối loạn vị giác

12. Tâm trạng thất thường

Thay đổi tâm trạng khi mang thai là dấu hiệu rất phổ biến vì sự thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh. Một số bạn cảm thấy hưng phấn, có khi stress, buồn chán, lo âu.  

13. Đau bụng âm ỉ

Khi có dấu hiệu mang thai, những cơn đau bụng âm ỉ sẽ xuất hiện giống như kỳ kinh nguyệt sắp đến và thậm chí kèm theo các triệu chứng như là ra máu báo thai, mệt mỏi, buồn nôn, căng tức ngực…

14. Trễ kinh 

Trễ kinh là một trong những dấu hiệu điển hình khi mang thai tuần đầu. Khi quá trình phôi thai làm tổ hoàn thành, cơ thể bạn bắt đầu tạo ra hormone hcg giúp giữ được thời kỳ thai nghén và đồng thời gây buồng trứng giảm bớt quá trình tích trứng mỗi chu kỳ kinh nguyệt. 

15.  Đau lưng

Khi mang thai, tử cung phát triển khiến chị em sẽ cảm giác được các cơn đau ở vùng sống lưng, đặc biệt lúc thai nhi lớn dần lên. 

Xem thêm: Quan hệ vợ chồng trong thời kỳ mang thai có an toàn không?

Cần làm gì khi có dấu hiệu mang thai tuần đầu?

Nếu phát hiện bản thân mang thai, bạn có thể chưa sẵn sàng chuẩn bị tâm lý cũng như điều cần làm. Dưới đây là những điều cần làm khi có dấu hiệu mang thai tuần đầu: 

  • Bảo vệ, hạn chế tác động xấu đến thai: Trong 12 tuần đầu tiên là giai đoạn dễ sảy thai nhất, bạn cần tránh hoạt động mạnh, khám sức khỏe thai, hạn chế thức ăn và uống có hại,…
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý như sử dụng thực phẩm tươi giàu dinh dưỡng, kiêng thực phẩm gây hại cho thai và bổ sung thực phẩm tốt chứa các dưỡng chất như: sắt, canxi, protein, acid folic,…
Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp thai nhi khỏe mạnh và phát triển tốt
Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp thai nhi khỏe mạnh và phát triển tốt
  • Trang bị kiến thức và tâm lý thoải mái, vui vẻ: Cần giữ tâm lý tích cực, thoải mái, không bị stress cố gắng nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ sớm và đủ giấc, làm việc nhẹ nhàng. 

Xem thêm các bài viết liên quan::

Qua bài viết cách nhận biết có thai ngay tuần đầu tiên chính xác nhất giúp chị em phụ nữ trang bị kiến thức thật tốt khi bản thân có dấu hiệu mang thai để có thể chăm sóc thai nhi tốt nhất.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ) mẹ bầu cần nắm rõ để vượt cạn an toàn

Nguyên nhân dây rốn quấn cổ? Cách nhận biết và phòng tránh

Có thể bạn muốn xem

Mấy tuần có tim thai? Tim thai bao nhiêu là tốt nhất

Thời khắc nghe được nhịp tim của thai nhi chắc hẳn là thời khắc cảm động nhất của người mẹ trong suốt thời gian mang thai. Đây là khoảnh khắc cho thấy sự hiện diện của một thiên thần nhỏ trong cơ thể của các mẹ. Vậy mấy tuần có tim thai? Tim thai bao […]

Xem chi tiết

Cách nhận biết có thai tại nhà không cần dùng que thử

Với trình độ tiên tiến của nền y học hiện đại ngày nay, việc nhận biết mình có mang thai hay không thực sự rất dễ dàng thông qua cách sử dụng que thử thai hoặc siêu âm, xét nghiệm. Tuy nhiên, ngoài những phương pháp trên còn có nhiều cách nhận biết có thai […]

Xem chi tiết

Trẻ bị sặc sữa thường xuyên mẹ không nên thờ ơ

Nôn trớ sinh lý là hiện tượng hết sức bình thường ở trẻ sơ sinh trong những tháng đầu. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên bị sặc khi bú, mẹ cũng cần phải chú ý. Dưới đây là một số thông tin hữu ích cho ba mẹ để phòng tránh trường hợp trẻ bị sặc.

Xem chi tiết

Việc cần làm khi biết mình mang thai

Làm mẹ là một thiên chức vô cùng thiêng liêng và cao quý đối với mỗi người phụ nữ. Bên cạnh niềm hạnh phúc lớn lao khi biết mình mang thai thì chắc hẳn mẹ cũng có những quan tâm và thắc mắc về thai kỳ của mình. Ba tháng đầu mang thai là khoảng […]

Xem chi tiết

Tại sao khi mang thai phải bổ sung axit folic?

Vai trò của axit folic khi mang thai Axit folic là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, có liên quan đến việc giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh của thai nhi. Bổ sung axit folic từ khi nào? Bắt đầu dùng từ giai đoạn […]

Xem chi tiết

9 cách đơn giản giúp giảm ốm nghén khi mang thai

Tình trạng ốm nghén khi mang thai Ốm nghén là tình trạng thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ với những biểu hiện tiêu biểu như buồn nôn và nôn, mệt mỏi, cảm giác thèm ăn một món nào đó… Mẹ bầu có thể cảm nhận được những biểu hiện này bắt đầu […]

Xem chi tiết

Mách mẹ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ (phần 1)

Có thể nói những năm đầu đời là thời kỳ vàng cho sự phát triển trí não của trẻ. Khi được 3 tuổi, kích thước não của trẻ đã bằng khoảng 80-90% so với não của người trưởng thành. Do vậy, việc được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ các loại thực phẩm tốt cho não là vô cùng quan trọng trong giai đoạn này đối với trẻ.

Xem chi tiết

Vai trò của vitamin D trong thời gian mang thai

Vitamin D là một chất dinh dưỡng cần thiết cho tất cả mọi người, đặc biệt là với mẹ bầu. Việc thiếu hụt vitamin D ở mẹ bầu sẽ khiến mẹ có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề nghiêm trọng như: tiền sản giật hay sinh non…. Ngoài ra, nguyên nhân chủ yếu của suy dinh dưỡng, còi xương, tiểu đường cấp độ 1…. cũng là do thiếu vitamin D.

Xem chi tiết

Trẻ ho liên tục không ngừng! Bố mẹ cần phải làm gì?

Ho là phản xạ có lợi của cơ thể để bảo vệ đường thở được thông thoáng, giúp trẻ hít thở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ bị ho khan kéo dài thì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Nhiều phụ huynh thường xem nhẹ dấu hiệu này.

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Logo Messenger - Meiji Vietnam
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji