Các chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần mẹ cần nắm rõ

Chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi là chỉ số mà các mẹ bầu cần biết để theo dõi tình trạng sức khỏe, chiều cao của thai nhi. Vậy, chiều dài xương đùi thai sẽ nói lên điều gì và tiêu chuẩn của chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi. Trong bài viết hôm nay, Meiji sẽ chia sẻ về các chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần mẹ cần nắm rõ

Siêu âm chiều dài xương đùi thai nhi nói lên điều gì?

Siêu âm chiều dài xương đùi thai nói lên tiến trình phát triển của một thai nhi có đang phát triển tốt hay không và còn là dấu hiệu của chiều cao trẻ sau này. Các mẹ cần theo dõi chỉ số chiều dài xương đùi theo tuần tuổi của thai nhi, chỉ số này có ý nghĩa từ tuần thứ 14 và nên siêu âm để biết. 

Hình ảnh siêu âm chiều dài xương đùi thai nhi xem thai nhi có đang phát triển bình thường hay không
Hình ảnh siêu âm chiều dài xương đùi thai nhi xem thai nhi có đang phát triển bình thường hay không

Bên cạnh đó, chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi mà ngắn sẽ được xem là dấu hiệu làm tăng 2-3 lần hội chứng Down, tuy nhiên đó là chỉ dấu hiệu làm tăng nguy cơ chứ không phải tất cả thai nhi nào có xương đùi ngắn đều mắc hội chứng Down. 

Lưu ý: Việc siêu âm chỉ số chiều dài xương đùi của thai nhi để dự đoán chiều cao của thai nhi chỉ mang tính tương đối vì chiều cao của thai nhi còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như dinh dưỡng và môi trường. 

Xem thêm: Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai giúp thai nhi phát triển tốt nhất

Bảng chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần

Các mẹ bầu có thể tham khảo bảng chiều dài xương đùi thai theo tuần để theo dõi sự phát triển của con, từ đó xem xét lại những chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt phù hợp để cải thiện chỉ số này. 

Ngoài ra, các mốc khám thai quan trọng, siêu âm thai định kỳ các bố mẹ cần theo chỉ dẫn của bác sĩ và không nên siêu âm quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. 

Tuổi thai (tuần) Giá trị trung bình Ngưỡng giới hạn (mm)
14 14 13-15
15 17 16-19
16 20 18-22
17 23 22-26
18 25 25-29
19 28 27-33
20 31 30-36
21 34 32-38
22 36 35-41
23 39 37-45
24 42 40-48
25 44 42-50
26 47 45-53
27 49 46-56
28 52 49-59
29 54 51-61
30 56 53-63
31 59 55-65
32 61 56-68
33 63 58-70
34 65 60-72
35 67 62-74
36 68 64-76
37 70 66-79
38 71 67-81
39 73 68-72
40 74 70-84

Bảng chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần từ 14-40

Theo kết quả siêu âm thai nhi, chỉ số chiều dài xương đùi của thai nhi trong ngưỡng giới hạn là thai nhi đang phát triển bình thường. 

Xem thêm: Đọc vị các chỉ số đo sự phát triển của thai nhi

Chiều dài xương đùi thai nhi ngắn hơn tiêu chuẩn có sao không?

Dựa vào siêu âm chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi, các mẹ sẽ có thể biết trẻ có đang phát triển bình thường hay không. Các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm và chờ đón trẻ chào đời đối với thai nhi có chỉ số chiều dài xương đùi bình thường.

Nếu xương đùi thai nhi ngắn hơn tiêu chuẩn có sao không? Xương đùi ngắn được xem là một soft marker của hội chứng Down với chỉ số nhân nguy cơ từ 2-3 lần, có nghĩa là làm tăng nguy cơ trẻ bị hội chứng Down. 

Xương đùi ngắn được xem là một soft marker của hội chứng Down
Xương đùi ngắn được xem là một soft marker của hội chứng Down

Mặt khác, xương đùi ngắn chỉ là soft marker, chứ không phải là một bất thường về mặt cấu trúc, và điều này còn phụ thuộc vào yếu tố di truyền của mỗi cá nhân. Bên cạnh đó, để xác định xương đùi thai nhi có tốt hay không cần phải đo mật độ khoáng xương và nhiều thông số khác để đánh giá xương đùi thai nhi.

Xem thêm: Mẹ bầu thử ngay 7 động tác đơn giản giúp thai nhi xoay đầu thuận ngôi

Nguyên nhân dẫn đến chiều dài xương đùi thai nhi ngắn và cách cải thiện

Nguyên nhân

Yếu tố di truyền 

Yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân quyết định chiều dài xương đùi thai nhi chiếm tới 23%, có nghĩa là trẻ được thừa hưởng chiều cao từ bố mẹ. Với yếu tố di truyền thì gần như không thể tác động thay đổi được. 

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng là nguyên nhân quan trọng các mẹ bầu cần chú ý để bổ sung. Mẹ nên bổ sung đa dạng các nhóm thực phẩm để có thể cung cấp được dinh dưỡng đầy đủ cho sự phát triển của thai nhi. Ví dụ nếu mẹ bầu chỉ chú trọng lượng đạm trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày nhưng không bổ sung sữa và thực phẩm giàu canxi thì cũng có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển chiều dài xương đùi thai nhi. 

Mẹ bầu ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo và tinh bột, đường cũng có thể gây ảnh đến sự phát triển xương đùi của thai nhi. 

Thói quen sinh hoạt

Lối sống và sinh hoạt không lành mạnh của mẹ bầu đều có thể gây ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển của thai nhi như thức khuya, uống nhiều nước ngọt, bia rượu, cà phê hay hút thuốc,…

Xem thêm: Bật mí nguyên nhân bé yêu trong bụng thường “đạp” liên tục vào mỗi tối

Cách cải thiện

Để thai nhi có thể phát triển một cách thuận lợi thì mẹ bầu nên chú ý về dinh dưỡng cũng như thói quen sinh hoạt lành mạnh hàng ngày của mình. 

Mẹ bầu bổ sung thực phẩm dinh dưỡng trong các khẩu phần ăn
Mẹ bầu bổ sung thực phẩm dinh dưỡng trong các khẩu phần ăn
  • Cần ngủ sớm và đủ giấc, tập thể dục, vận động vừa phải, ăn uống khoa học và đầy đủ chất. 
  • Bổ sung các loại rau có màu xanh đậm như cải xoăn, rau bina, bông cải xanh và cải chíp. Các loại rau này cung cấp chất xơ, canxi, vitamin A, kali cho mẹ bầu. 
  • Bổ sung hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt vừng, đậu giúp bổ sung canxi. 
  • Một số loại sinh vật biển giàu canxi như cá chạch, cá mòi, cua biến, hàu, tôm.
  • Tép, cua, cá nhỏ ăn luôn cả xương để thêm canxi. 
  • Bổ sung thực phẩm như sữa, cá hồi, nấm để cung cấp vitamin D; thịt, cá, trứng để bổ sung chất đạm; nghêu, lòng đỏ trứng, đậu giúp bổ sung chất sắt. 
  • Bổ sung chất acid folic như bông cải xanh, đậu, mùi tây.
  • Mẹ bầu nên ăn ít nhất 3 lần cá trong mỗi tuần và nhớ ăn cá nhiều hơn ăn thịt. 
  • Bổ sung 1-2 ly sữa bầu, sữa chua, phô mai mỗi ngày. 
  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, bánh kẹo, đồ ngọt và đồ chiên xào. 
  • Không sử dụng thuốc lá, rượu bia và cà phê. 

Các chủ đề được quan tâm nhiều nhất:

Trên đây là toàn bộ chia sẻ các chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần mẹ cần nắm rõ về chỉ số chiều dài xương đùi nói lên điều gì, tiêu chuẩn của chỉ số, những nguyên nhân gây ảnh hưởng và cách khắc phục. Hy vọng các thông tin trên hữu ích với các mẹ bầu!

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt có sao không? Nguyên nhân do đâu?

Độ mờ da gáy là gì? Các lưu ý quan trọng về độ mờ da gáy

Có thể bạn muốn xem

Mấy tuần có tim thai? Tim thai bao nhiêu là tốt nhất

Thời khắc nghe được nhịp tim của thai nhi chắc hẳn là thời khắc cảm động nhất của người mẹ trong suốt thời gian mang thai. Đây là khoảnh khắc cho thấy sự hiện diện của một thiên thần nhỏ trong cơ thể của các mẹ. Vậy mấy tuần có tim thai? Tim thai bao […]

Xem chi tiết

Cách nhận biết có thai tại nhà không cần dùng que thử

Với trình độ tiên tiến của nền y học hiện đại ngày nay, việc nhận biết mình có mang thai hay không thực sự rất dễ dàng thông qua cách sử dụng que thử thai hoặc siêu âm, xét nghiệm. Tuy nhiên, ngoài những phương pháp trên còn có nhiều cách nhận biết có thai […]

Xem chi tiết

Cơn gò tử cung là gì và cách đọc chỉ số cơn gò

Cơn gò tử cung là một trong những dấu hiệu đặc trưng giúp mẹ bầu nhận biết quá trình chuyển dạ chuẩn bị diễn ra. Tuy nhiên không phải cơn gò nào cũng báo hiệu sắp chuyển dạ, sinh non hay dọa sảy. Dưới đây Meiji sẽ mang đến cho mẹ bầu kiến thức về […]

Xem chi tiết

Trẻ bị sặc sữa thường xuyên mẹ không nên thờ ơ

Nôn trớ sinh lý là hiện tượng hết sức bình thường ở trẻ sơ sinh trong những tháng đầu. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên bị sặc khi bú, mẹ cũng cần phải chú ý. Dưới đây là một số thông tin hữu ích cho ba mẹ để phòng tránh trường hợp trẻ bị sặc.

Xem chi tiết

Việc cần làm khi biết mình mang thai

Làm mẹ là một thiên chức vô cùng thiêng liêng và cao quý đối với mỗi người phụ nữ. Bên cạnh niềm hạnh phúc lớn lao khi biết mình mang thai thì chắc hẳn mẹ cũng có những quan tâm và thắc mắc về thai kỳ của mình. Ba tháng đầu mang thai là khoảng […]

Xem chi tiết

Tại sao khi mang thai phải bổ sung axit folic?

Vai trò của axit folic khi mang thai Axit folic là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, có liên quan đến việc giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh của thai nhi. Bổ sung axit folic từ khi nào? Bắt đầu dùng từ giai đoạn […]

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Logo Messenger - Meiji Vietnam
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji