Đối với trẻ sơ sinh, đường tiêu hóa của các trẻ rất dễ gặp các vấn đề khác nhau, đặc biệt là tình trạng phân có các hiện tượng bất thường. Một trong những biểu hiện khiến các mẹ lo lắng là trẻ đi ngoài phân có hạt. Trong bài viết này, hãy cùng Meiji giải đáp thắc mắc về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt nhé!

Trẻ đi ngoài có hạt có sao không?
Với những chị em phụ nữ lần đầu làm mẹ, khi thấy trẻ đi ngoài có hạt đều cảm thấy hoảng hốt liệu hệ tiêu hóa của trẻ có bị ảnh hưởng bởi thức ăn mà bạn đã ăn phải hay không ?
Câu trả lời rằng, trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt là hiện tượng bình thường khi trẻ đang bú mẹ. Lúc này, phân của trẻ sẽ lỏng, hơi sệt, màu vàng và có hạt lợn cợn, bọt.
Khi trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt trắng là hiện tượng sinh lý bình thường và đặc trưng ở trẻ này nên các mẹ không cần phải quá lo lắng nhé! Qua 2-3 tháng đầu tiên, hiện tượng đi ngoài có hạt này có thể giảm đi, lúc này phân của trẻ sẽ ổn định, đặc và mịn sánh hơn.
Nếu trẻ vẫn đi ngoài có hạt mà kèm triệu chứng khác như khóc quấy, bỏ bú thì các mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay nhé!
Xem thêm: 3 dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa mẹ cần lưu ý
Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt
Khi trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt, mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân để có cách theo dõi và xử lý phù hợp. Dưới đây là những nguyên nhân chính mà bố mẹ cần biết:
Do nguyên nhân sinh lý bình thường
Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), phân của trẻ bú mẹ hoàn toàn thường có màu vàng, hơi lỏng và xuất hiện các hạt nhỏ như hạt hoa cải. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, cho thấy hệ tiêu hóa của bé đang hoạt động tốt. Trong sữa mẹ có chứa enzym lipase và các dưỡng chất giúp kích thích nhu động ruột, hỗ trợ bé đi ngoài dễ dàng hơn.
Phân có hạt ở trẻ bú mẹ cũng được gọi là hiện tượng "phân sống" và thường gặp trong ba tháng đầu đời. Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa hấp thụ hoàn toàn các dưỡng chất từ sữa mẹ, dẫn đến sự xuất hiện của cặn sữa trong phân. Nếu phân có hạt trắng, chất nhầy hoặc nước vàng nhưng bé vẫn bú tốt, ngủ ngon và tăng cân đều, thì đây không phải dấu hiệu đáng lo ngại. Hiện tượng này thường sẽ tự hết sau 2–3 tháng khi hệ tiêu hóa của bé dần hoàn thiện hơn.

Thay đổi dinh dưỡng của mẹ
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, chế độ ăn uống của mẹ có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ bú mẹ hoàn toàn. Nếu mẹ ăn thực phẩm dễ gây kích ứng như đồ cay nóng, cà phê, trà, hải sản, hoặc có sự thay đổi đột ngột trong chế độ dinh dưỡng, sữa mẹ cũng có thể thay đổi thành phần, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt của bé.
Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh có thể nhạy cảm với một số protein trong sữa mẹ, dẫn đến tình trạng đi ngoài phân có hạt. Nếu hiện tượng này đi kèm tiêu chảy hoặc thay đổi bất thường về màu sắc, mùi phân, bố mẹ cần theo dõi kỹ. Trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa hoặc dị ứng thực phẩm ở trẻ.
Phản ứng sau tiêm phòng
Sau khi tiêm phòng, một số trẻ sơ sinh có thể gặp các phản ứng tạm thời như sốt, quấy khóc, bỏ bú hoặc thay đổi thói quen đi ngoài. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), tình trạng này xảy ra do hệ miễn dịch của bé đang phản ứng với vaccine, đôi khi dẫn đến việc đi ngoài phân lỏng và có hạt.
Tuy nhiên, nếu trẻ có dấu hiệu sốt cao, lừ đừ, mặt tái nhợt và đi ngoài quá 3 lần/ngày với phân có sự thay đổi bất thường về màu sắc, mùi hoặc kết cấu, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra (theo khuyến nghị của Bộ Y tế Việt Nam).
Nhiễm trùng đường ruột
Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh đi ngoài phân có hạt kèm theo các triệu chứng như quấy khóc liên tục, đau bụng, sốt cao, bỏ bú, da xanh tái có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường ruột. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhiễm trùng đường ruột có thể do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập qua nguồn thực phẩm hoặc môi trường không đảm bảo vệ sinh. Bố mẹ không nên chủ quan khi thấy trẻ có các biểu hiện trên. Cần theo dõi chặt chẽ tình trạng của bé và đưa đến bệnh viện kịp thời để được bác sĩ thăm khám và điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm: Gợi ý 5 mẹo hay trị táo bón cho trẻ
Cách khắc phục khi trẻ đi ngoài có hạt
Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng một số bố mẹ vẫn lo lắng cho sức khỏe của trẻ. Một vài cách khắc phục sau đây sẽ giúp các mẹ hạn chế được trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt.
Tình trạng bình thường
Nếu bé vẫn bú tốt, ngủ ngon và phát triển bình thường, mẹ không cần quá lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh đi ngoài phân có hạt. Trong 6 tháng đầu đời, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị mẹ nên duy trì việc cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu, đồng thời giúp củng cố và hoàn thiện hệ miễn dịch non nớt của bé. Điều này không chỉ hỗ trợ phát triển thể chất mà còn góp phần tăng cường trí tuệ cho trẻ trong giai đoạn đầu đời.
Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất, mẹ cần duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ dưỡng chất. Mẹ nên tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê và thuốc lá, đồng thời hạn chế ăn đồ tươi sống để ngăn ngừa nguy cơ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé. Vì với trẻ bú mẹ hoàn toàn, dinh dưỡng từ sữa mẹ có tác động trực tiếp đến tình trạng tiêu hóa và phân của trẻ.

Xem thêm: “Thần dược” chè vằng giảm cân nhanh chóng sữa mẹ dồi dào
Đối với tình trạng bất thường
Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài phân có hạt kèm theo tiêu chảy, mẹ cần đặc biệt chú ý vì tình trạng này có thể dẫn đến mất nước. Để giảm bớt tình trạng này, mẹ nên tăng cường cho con bú để bù nước và cung cấp thêm chất điện giải theo chỉ dẫn của bác sĩ, giúp bé giảm mệt mỏi. Đồng thời, cần theo dõi sát các dấu hiệu cảnh báo như hôn mê, da tái nhợt, môi khô hoặc bé lừ đừ, quấy khóc liên tục. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được kiểm tra và xử lý kịp thời (theo khuyến nghị của Bộ Y tế Việt Nam).
Các bài viết dành cho Mẹ và Bé được quan tâm nhiều nhất:
- Các mốc phát triển chiều cao vượt trội của trẻ
- Làm thế nào để vượt qua tuần khủng hoảng ở trẻ (Wonder week)
- Top 5 thực phẩm giàu canxi cho trẻ
- Giải đáp thắc mắc có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không?
Qua bài viết đã giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt có sao không, nguyên nhân do đâu giúp các mẹ hiểu rõ hơn và biết cách khắc phục tình trạng cũng như chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Đừng quên theo dõi Meiji để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích về dinh dưỡng và sức khỏe mẹ bầu nhé!
Nguồn tham khảo:
- 1. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về nuôi con bằng sữa mẹ.
- 2. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) về bổ sung dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- 3. Nghiên cứu từ Viện dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam
- 4. Nghiên cứu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention).
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!