Tình trạng ốm nghén khi mang thai
Ốm nghén là tình trạng thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ với những biểu hiện tiêu biểu như buồn nôn và nôn, mệt mỏi, cảm giác thèm ăn một món nào đó… Mẹ bầu có thể cảm nhận được những biểu hiện này bắt đầu từ tuần thứ 4 – 6 của thai kỳ và các triệu chứng này sẽ giảm dần khi thai nhi được khoảng 12 – 20 tuần. Cũng có một số ít trường hợp mẹ bầu có tình trạng ốm nghén kéo dài cả thai kỳ.
Với mỗi mẹ bầu, tình trạng nôn nghén cũng không giống nhau. Có mẹ bầu chỉ có cơn buồn nôn thoáng qua trong ngày, thường gặp vào buổi sáng. Cũng có những mẹ bầu buồn nôn và nôn kéo dài hàng giờ mỗi ngày. Nếu mẹ nôn nhiều thì cần bù thêm lượng chất lỏng để tránh bị mệt mỏi và mất nước.
Đặc biệt, nếu gặp tình trạng nôn nghén nặng, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm ra những biện pháp phù hợp giúp giảm bớt sự khó chịu trong thời kì thai nghén.
Mẹ có thể tham khảo thực phẩm bổ sung Mama Milk giúp mẹ dễ dàng bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong giai đoạn thai kỳ.
Những thai phụ nào dễ bị ốm nghén
Có nhiều yếu tố dẫn đến việc ốm nghén khi mang thai:
- Gia đình có tiền sử ốm nghén
- Cơ thể dễ bị say xe, nôn mửa
- Người bị béo phì
- Mang đa thai
- Stress khi mang thai…,
Và tin không vui là đến nay vẫn không có biện pháp phòng ngừa ốm nghén. Thông thường tình trạng ốm nghén sẽ giảm dần đi sau tháng thứ 3 của thai kỳ mẹ nhé.
Ốm nghén có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?
Thông thường, các triệu chứng của ốm nghén không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, nếu tình trạng nôn xảy ra nhiều, mẹ bầu cần được bù điện giải, bù nước để đảm bảo hoạt động bình thường của cơ thể. Mẹ có thể đi khám để nhờ bác sĩ tư vấn kĩ hơn về tình trạng của mình.
9 cách giúp giảm ốm nghén khi mang thai
Có nhiều cách để làm giảm bớt tình trạng ốm nghén khi mang thai, mẹ bầu có thể tham khảo như:

- Chia nhỏ bữa ăn: mẹ bầu nên chia ba bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (5-6 bữa). Mẹ không nên để dạ dày trống vì có thể gây cảm giác buồn nôn và nôn. Mỗi bữa ăn mẹ nên ưu tiên thực phẩm giàu đạm như trứng, thịt, cá, đậu,… tăng cường các thực phẩm giàu xơ và vitamin như rau, củ, quả đồng thời ăn vừa đủ các loại thực phẩm giàu chất béo và tinh bột.
- Mẹ có thể chuẩn bị sẵn một ít bánh mỳ hoặc bánh quy ở đầu giường để ăn nhẹ vào buổi sáng nhằm giảm cảm giác buồn nôn lúc sáng sớm.
- Cố gắng uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 1600 – 2200ml). Mẹ bầu nên uống từng ngụm nhỏ, bắt đầu từ khi vừa ngủ dậy.
- Tránh tiếp xúc với các thực phẩm có mùi vị kích thích như thịt sống, cá sống, những đồ cay nóng,…
- Gừng là thực phẩm có tác dụng giúp giảm cảm giác buồn nôn. Một số gợi ý cho mẹ đó là: kẹo gừng, trà gừng, nước gừng pha đường,…

- Đảm bảo phòng ở thông thoáng, sạch sẽ.
- Mẹ bầu nên chuyển sang làm những công việc nhẹ nhàng và nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Tâm sự cùng những người thân yêu để giúp tinh thần thoải mái và thư giãn.
- Tập luyện nhẹ nhàng, phù hợp theo tình trạng cơ thể mẹ bầu: đi bộ, yoga, hít thở và tắm nắng,…
Xem thêm: Mẹo trị ốm nghén cho mẹ bầu khỏe mạnh trong chớp mắt
Có nên gặp bác sĩ khi bị ốm nghén
Khi tình trạng ốm nghén của bạn kéo dài, không thuyên giảm, không giữ được thức ăn ,nước cùng những biểu hiện sau thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn:
- Nôn nhiều không giữ được thức ăn nước uống trong suốt 24h
- Mệt mỏi choáng váng, kiệt sức
- Không thể đi tiểu được hoặc nước tiểu có màu sẫm
- Đau bụng, nôn ra máu
Nếu bạn thường xuyên gặp những vấn đề trên khi ốm nghén thì nên đến gặp bác sĩ thăm khám để được tư vấn giải pháp tốt cho mẹ và thai nhi.
Nguồn tham khảo:
Tháp Dinh dưỡng hợp lý, Viện Dinh dưỡng quốc gia.