“Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”
Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Cho trẻ
bú bình hoặc dùng thức ăn, thức uống khác trong 6 tháng đầu là không cần thiết và sẽ có ảnh hưởng
không tốt đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Sau sáu tháng tuổi, trẻ cần được cho ăn thức ăn bổ sung phù
hợp với lứa tuổi kết hợp với bú sữa mẹ cho đến 2 tuổi. Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn trước khi quyết
định dùng sản phẩm dinh dưỡng công thức hoặc nếu bạn gặp vấn đề khi cho con bú.
Quan hệ vợ chồng trong thời kỳ mang thai có an toàn không?
Đây hẳn là câu hỏi nhiều cặp vợ chồng băn khoăn nhất. Thực ra,
hiện nay chưa có một bằng chứng xác thực nào cho thấy quan hệ tình dục khi mang thai có
thể gây sảy thai. Nếu bạn có một thai kỳ khoẻ mạnh, việc quan hệ tình dục về cơ bản sẽ
không ảnh hưởng đến thai nhi.
Thai
nhi nằm trong tử cung của người mẹ,
được bao bọc bởi nước ối và
màng ối vững chắc,
dương vật của người chồng không
thể chạm được tới thai nhi và tinh
dịch cũng
không thể vào tử cung nhờ một nút
nhầy ngay cổ tử cung, điều này cũng
giúp hạn
chế sự xâm nhập của vi khuẩn gây
viêm nhiễm cho thai phụ. Do đó, thai nhi không
thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt
động ân ái nhẹ nhàng.
Tuy nhiên, việc thay đổi nồng độ hormon,
thể chất, và tâm lý của mẹ có
thể ảnh hưởng đến đời sống
tình dục. Hãy cùng Meiji theo dõi bài
viết sau đây để hiểu rõ hơn về
việc quan hệ vợ chồng khi mang thai Ba
Mẹ nhé!
Quan hệ tình dục trong 3 giai đoạn của thai
kỳ
Tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu)
Trong
giai đoạn này, kích thước bụng và
cơ thể mẹ chưa thay đổi nhiều nên
không khiến
bố mẹ gặp khó khăn trong các tư thế
quen thuộc.
Tuy
nhiên, do thay đổi nội tiết tố và
mệt mỏi khi ốm nghén, ham muốn của mẹ
có thể
giảm đi. Bầu ngực của mẹ có thể
bị căng tức và đau nên bố hãy
nhẹ nhàng thôi
nhé.
Với các mẹ không bị nghén, sự gia
tăng hormone khi mang thai khiến nhiều mẹ khá
hưng phấn và thích thú trong giai đoạn
này.
Lưu lượng máu đến cơ quan sinh dục
tăng lên, âm đạo tăng tiết dịch,
bầu ngực của mẹ phát triển, căng
tròn hấp dẫn hơn, tuyến vú phát
triển có thể xuất hiện sữa non.
Tình trạng ốm nghén về cơ bản
được cải thiện. Thai nhi vẫn chưa chèn
ép lên dạ dày, nên ham muốn tình
dục của mẹ được tăng lên.
Tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối)
Bụng bắt đầu lớn dần lên, mẹ cần
nhiều chất dinh dưỡng hơn. Giai đoạn
này, thai nhi đã to, chèn ép vào dạ
dày khiến mẹ không ăn được
nhiều. Mẹ cảm thấy mệt mỏi trở lại,
cảm xúc về “chuyện ấy” có vẻ
không hấp dẫn nữa. Và nhiều mẹ còn
lo lắng về tình
trạng rỉ ối khi mang thai.
Bụng
to cũng ảnh hưởng đến tư thế khi quan
hệ tình dục. Lúc này, cả hai bố
mẹ cần lựa
chọn tư thế phù hợp để giúp mẹ
cảm thấy thoải mái nhất.
Trong một thời gian dài, nhiều người tin
rằng quan hệ tình dục vào cuối thai
kỳ có thể gây kích thích co
bóp tử cung và gây chuyển dạ. Trên
thực tế, điều này khó xảy ra vì
các cơn cực khoái này rất nhẹ,
không đủ để kích thích quá
trình chuyển dạ. Một nghiên cứu tại
Mỹ cho thấy, không có sự khác biệt
đáng kể trong thời gian chuyển dạ giữa
những thai phụ có quan hệ tình dục sau 37
tuần và những người không.
Vì thế, trừ khi có những vấn đề
về sức khoẻ, mẹ hãy lắng nghe cơ thể
mình và cởi mở, trao đổi thẳng thắn
với bố nhé.
Trường hợp nào nên tránh quan hệ
tình dục khi mang thai?
Mặc dù quan hệ tình dục trong thai kỳ
được xem là an toàn nhưng không
phải tất cả. Những trường hợp sau
được khuyên không nên quan hệ tình
dục khi mang thai vì có thể ảnh hưởng
đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Tiền sử sảy thai 3 tháng đầu, sảy thay
liên tiếp
Hở eo tử cung
Tiền sử sinh non
Cổ tử cung ngắn
Thai phụ hoặc chồng mắc bệnh lây
truyền qua đường tình dục
Tình trạng nhau bám thấp hoặc nhau tiền
đạo
Có các triệu chứng bất thường
như xuất huyết âm đạo, đau bụng
quặn từng cơn…
Những tư thế quan hệ tình dục an
toàn khi mang thai
Tư thế phụ nữ ở trên: Tư
thế này thai phụ có thể kiểm soát
độ sâu xâm nhập và phần lớn cử
động. Tư thế này phù hợp trong suốt
thai kỳ cho đến ngày sinh.
Tư thế cái muỗng: thai phụ nằm
nghiêng, người nam ở phía sau và
dương vật xâm nhập từ giữa 2 đùi
vào âm đạo. Điều này không gây
áp lực lên vùng bụng.
Chống tay và đầu gối: Đây
là tư thế phù hợp cho thai phụ vì
không bị đè ép trực tiếp lên
bụng.
Những lưu ý quan hệ tình dục khi mang thai
Bố hãy sử dụng bao cao su để loại
trừ nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây qua
đường tình dục cho mẹ trong thai kỳ.
Bố và mẹ vệ sinh sạch trước và
sau mỗi lần quan hệ cũng giúp giảm nguy
cơ viêm nhiễm khi mang thai. Vì mẹ
bầu hạn chế dùng kháng sinh khi mang
thai nên tránh để tình trạng
nhiễm trùng xảy ra.
Nếu quan hệ tình dục bằng miệng,
không được thổi khí vào bộ
phận sinh dục của phụ nữ vì điều
này có thể dẫn đến thuyên tắc
khí.
Mẹ bầu hãy lắng nghe các phản ứng
của cơ thể sau mỗi lần quan hệ tình
dục để điều chỉnh sao cho phù
hợp. Nếu có bất kì vấn đề
gì khiến mẹ lo lắng hoặc cần tư
vấn thêm, đừng ngần ngại trao đổi
ngay với bác sỹ sản khoa của mình
nhé.
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, bố mẹ sẽ thấy một vài biểu hiện lạ
ở trẻ, đặc biệt là đối với những bố mẹ tập đầu. Hãy cùng điểm qua một vài biểu
hiện để tránh bỡ ngỡ bố mẹ nhé!
Làm mẹ là một thiên chức vô cùng thiêng liêng của bất cứ
người phụ nữ nào. Đặc biệt là với các mẹ lần đầu có con, bên cạnh niềm hạnh phúc
thì cũng có không ít những bỡ ngỡ về việc chăm sóc bé yêu. Trong đó, có rất
nhiều mẹ băn khoăn về việc cho trẻ bú như thế nào là đúng cách (bú mẹ, sản phẩm
dinh dưỡng công thức), không biết cho trẻ bú bao nhiêu là đủ và khoảng cách giữa
các cữ bú bao lâu là hợp lý . Vậy thì, xin mời các mẹ hãy cùng tìm hiểu các
thông tin dưới đây nhé!
Mọi người mẹ đều mong con mình sinh ra khỏe mạnh, vui vẻ và
thông minh. Để giúp trẻ phát huy được tối ưu tiềm năng trí tuệ của mình thì việc
mẹ tương tác với trẻ trong suốt thai kỳ cũng là một biện pháp hiện nay được khá
nhiều mẹ bầu áp dụng. Và dưới đây là một số phương pháp thai giáo cực kỳ đơn
giản mà mẹ có thể tham khảo để áp dụng trong thời gian mang thai.
Ho là phản xạ có lợi của cơ thể để bảo vệ đường thở được
thông thoáng, giúp trẻ hít thở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ bị ho khan kéo
dài thì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Nhiều phụ
huynh thường xem nhẹ dấu hiệu này.
Vitamin D là một chất dinh dưỡng cần thiết cho tất cả mọi
người, đặc biệt là với mẹ bầu. Việc thiếu hụt vitamin D ở mẹ bầu sẽ khiến mẹ có
nguy cơ cao gặp phải các vấn đề nghiêm trọng như: tiền sản giật hay sinh non….
Ngoài ra, nguyên nhân chủ yếu của suy dinh dưỡng, còi xương, tiểu đường cấp độ
1…. cũng là do thiếu vitamin D.
Có thể nói những năm đầu đời là thời kỳ vàng cho sự phát
triển trí não của trẻ. Khi được 3 tuổi, kích thước não của trẻ đã bằng khoảng
80-90% so với não của người trưởng thành. Do vậy, việc được bổ sung đầy đủ dinh
dưỡng từ các loại thực phẩm tốt cho não là vô cùng quan trọng trong giai đoạn
này đối với trẻ.
Tình trạng ốm nghén khi mang thai
Ốm nghén là tình trạng thường
xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ với
những biểu hiện tiêu biểu như buồn
nôn và nôn, mệt mỏi, cảm giác
thèm ăn một món nào đó…
Mẹ bầu có thể cảm nhận được
những biểu hiện này bắt đầu […]
Việc chăm sóc ngực khi mang thai và sau sinh là việc làm cực
kỳ cần thiết để đảm bảo nguồn sữa mẹ dồi dào, đủ chất và liên tục cho trẻ. Mời
mẹ bầu cùng tham khảo bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích về cách
chăm sóc bầu ngực của mình.
Từ khi biết tin đang mang một thiên thần nhỏ chắc hẳn các mẹ
rất muốn được thấy mặt mũi tay chân con mình như thế nào? Đã thành hình hay
chưa? Để biết được điều đó thì các bác sỹ thường giúp mẹ bầu thaeo dõi bằng
phương pháp siêu âm để có thể quan sát những cử chỉ và hành động của trẻ.
Nếu tinh ý mẹ sẽ nhận thấy cơ thể mẹ phát ra những tín
hiệu đầu tiên gợi ý cho việc mang thai, tuy nhiên để chắc chắn mẹ vẫn nên đi
siêu âm và xét nghiệm ở các cơ sở uy tín. Hãy cùng Meiji tìm hiểu các
dấu hiệu mang thai sớm nhé!
Tắm cho trẻ giúp cơ thể bé loại bỏ lớp biểu bì chết trên
người bé hạn chế đi việc bị hăm và khó chịu. Tưởng trừng đây sẽ là công việc dễ
dàng và nhẹ nhàng nhưng thực tế không như vậy. Đối với nhiều người, mỗi lần tắm
cho bé như một cuộc chiến vậy.
Giảm cân khi đang cho trẻ bú là điều tưởng chừng rất khó đối
với phụ nữ sau sinh, vì phải bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo dinh dưỡng cho
trẻ phát triển tốt nhất qua sữa.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cực kỳ quan trọng cho trẻ khi mới
sinh, thế nhưng không phải mẹ nào khi sinh xong cũng có lượng sữa dồi dào. Mà có
thể vì lý do nào đó một số mẹ sau khi sinh rơi vào tình trạng mất sữa hoặc ít
sữa không đủ cho trẻ bú. Vậy nếu không may rơi vào trường hợp mất sữa phải làm
thế nào? Dưới đây là cách trị mất sữa sau sinh cho mẹ tham khảo.
Đậu đen là loại thực phẩm tốt cho cơ thể của mẹ sau sinh,
ngoài lợi ích đối với sức khỏe thì đậu đen còn có tác dụng làm đẹp da sau sinh.
Việc uống nước đậu đen là cách phổ biến được rất nhiều mẹ bỉm áp dụng. Vậy nước
đậu đen rang có những tác dụng gì và khi sử dụng cần chú ý những điều gì, mời mẹ
cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Các mẹ sau sinh đều mong muốn
có nhiều sữa cho bé bú, nhưng
đôi khi sữa không được dồi
dào, dặc biệt sau 6 tháng sữa mẹ ít
dần. Do vậy, nhiều mẹ băn khoăn, không
biết trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là
đủ, sữa mẹ có đủ chất cho
bé không và […]
Cho con bú là bản năng của
người mẹ, nhưng nó không phải tới
một cách tự nhiên, nếu thiếu kinh
nghiệm dẽ dẫn tới việc cho con bú sai,
có thể mẹ sẽ phải gánh chịu
những hậu quả đau đớn khi nuôi con
bằng sữa mẹ. Vì vậy, mẹ cần
“bỏ túi” những […]
Sau khi sinh về, mẹ thường phải kiêng khem rất nhiều thứ để
bảo vệ cơ thể vẫn còn yếu ớt của mình. Theo quan niệm dân gian của ta, thai phụ
sau sinh phải kiêng tất cả các hoạt động nặng nhọc, tránh gió, tránh nước và
phải ở trong phòng kín.
Thai nhi nằm trong tử cung của người mẹ và được bao bọc xung
quanh bởi nước ối. Nước ối là một môi trường giàu chất dinh dưỡng, có khả năng
tái tạo và trao đổi, giữ một vai trò quan trọng đối với sự sống còn và phát
triển của thai nhi nằm trong bụng mẹ.
Khi mang thai phụ nữ trải qua rất nhiều sự biến đổi về tâm
lý và cơ thể, gây ra một số các triệu chứng khó chịu. Trong đó, ngứa khi mang
thai cũng là một triệu chứng mà thai phụ hay gặp phải. Tình trạng này thường do
các biến đổi của cơ thể trong thai kỳ, cũng có thể do bệnh lý ngoài da hay tình
trạng ứ mật thai kỳ gây ra. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà
còn tác động không nhỏ tới sự phát triển của thai nhi.