Khoảng cách giữa 2 lần bú của trẻ sơ sinh nên là bao lâu?
Làm mẹ là một thiên chức vô cùng thiêng liêng của bất cứ người
phụ nữ nào. Đặc biệt là với các mẹ lần đầu có con, bên cạnh niềm hạnh phúc thì cũng có
không ít những bỡ ngỡ về việc chăm sóc bé yêu. Trong đó, có rất nhiều mẹ băn khoăn về
việc cho trẻ bú như thế nào là đúng cách (bú mẹ, sản phẩm dinh dưỡng công thức), không
biết cho trẻ bú bao nhiêu là đủ và khoảng cách giữa các cữ bú bao lâu là hợp lý . Vậy
thì, xin mời các mẹ hãy cùng tìm hiểu các thông tin dưới đây nhé!
Với trẻ sơ sinh thì ăn và ngủ là hai
hoạt động chính trong thời gian này. Mỗi
trẻ có một thể trạng và nhu cầu
khác nhau nên lượng bú và cữ bú
cũng sẽ hoàn toàn khác nhau.
Tại sao khoảng cách cho bú lại quan trọng
Có thể mẹ chưa biết, khoảng cách cho
bú hợp lý sẽ giúp
Cung cấp đủ cho trẻ nhu cầu về dinh
dưỡng
Quyết định chế độ ăn thường
ngày, đảm bảo cho mẹ và trẻ
việc bổ sung nguồn năng lượng làm
khỏe xương (bà mẹ thông qua ăn
uống, con thông qua bú)
Tuy nhiên, làm tiêu hao năng lượng của
trẻ khi bú mút (nếu tăng số lần
bú)
Theo báo cáo của UNICEF, cho bú lại đúng thời điểm trong những năm đầu đời có vai trò
đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lây nhiễm và cung cấp nguồn dinh dưỡng lý tưởng.
Khoảng cách giữa 2 lần bú của trẻ
sơ sinh bao lâu là tốt nhất
Theo Sở Y tế TPHCM, ở độ tuổi từ 1 đến 6 tháng, khi bé đã quen với việc bú mẹ, một em bé được nuôi
hoàn toàn bằng sữa mẹ thường sẽ bú khoảng 600-900 ml sữa mỗi ngày, trung bình là 750 ml.
Thông thường, lượng sữa mẹ bé bú sẽ thường không thay đổi trong suốt giai đoạn từ 1 đến 6 tháng tuổi.
Tuổi và trọng lượng của bé không ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ bé bú mỗi ngày. Tuy nhiên,
trong những giai đoạn tăng trưởng mạnh (thường xảy ra vào khoảng 1-3 tuần, 6-8 tuần,
3 tháng và 6 tháng tuổi), bé có thể bú nhiều hơn bình thường.
Đối với bé 24h sau sinh
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non nớt, nhưng bé vẫn cần năng lượng để duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
Trong 24 giờ đầu sau sinh, bé thường bú mẹ khoảng 8 lần, mỗi cữ cách nhau từ 1 đến 3 giờ, với lượng sữa khoảng 7 – 15ml.
Đồng thời, bé có thể đi ngoài khoảng 3 lần. Việc bú thường xuyên không chỉ giúp bé rèn luyện kỹ năng bú và nuốt mà còn
kích thích mẹ sản xuất sữa nhiều hơn.
Khi mới sinh, mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt, lý tưởng nhất là trong vòng 1 – 2 giờ sau sinh. Sau thời gian này,
bé có xu hướng ngủ nhiều hơn, có thể gặp khó khăn trong việc ngậm ti mẹ lần đầu.
Lượng sữa cung cấp cho bé vào thời điểm này hầu hết là sữa non, và đa số mẹ chỉ có thể sản xuất sữa nhiều hơn từ khoảng
3 ngày sau sinh trở đi. Sữa non được đánh giá là một loại “siêu thực phẩm”, chứa đầy đủ calo và dưỡng chất cho bé.
Vì vậy, mẹ không cần quá lo lắng khi bé chỉ bú một lượng sữa rất nhỏ trong những ngày đầu tiên.
Trong giai đoạn từ sơ sinh đến 1 tháng tuổi, trẻ cần bú khoảng 8-12 cữ mỗi ngày, với khoảng cách giữa các cữ từ 2-3 giờ.
Trong một số trường hợp, bé có thể bú tới 15 cữ mỗi ngày, cách nhau khoảng 1,5 giờ.
Nếu bé không tự thức dậy để bú trong những tuần đầu, mẹ nên chủ động đánh thức và cho bé bú đúng giờ để hình thành thói quen.
Mỗi cữ bú thường kéo dài từ 10-20 phút, nhưng một số bé có thể ngậm ti lâu hơn mà không thực sự bú sữa.
Vì vậy, mẹ cần quan sát để đảm bảo bé đang mút và nuốt sữa đúng cách. Nên đổi bên sau khoảng 10 phút để bé nhận đủ dinh dưỡng.
Lượng sữa bé bú trong mỗi cữ sẽ thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào khả năng bú và cách mút để lấy được nhiều sữa hơn.
Quan trọng là bé bú no sẽ ngủ ngon, đi tiểu hơn 4 lần/ngày và tăng cân đều đặn.
Đối với bé 3 tháng tuổi
Khi bé được khoảng 3 tháng tuổi, lượng sữa mỗi cữ bú sẽ tăng lên từ 120 – 210ml,
khoảng 177ml khi bé 4 tháng và đạt khoảng 236ml ở tháng thứ 5.
Đồng thời, số lần bú trong ngày giảm xuống còn 5 – 6 cữ, với khoảng cách giữa các cữ kéo dài hơn, từ 3 – 4 giờ.
Đặc biệt, sau 4 tháng, trong một số trường hợp cần thiết, mẹ có thể bắt đầu tập cho bé làm quen với ăn dặm hoặc
bổ sung thêm sữa ngoài để đảm bảo bé nhận đủ dưỡng chất.
Đối với bé bé 6 – 12 tháng tuổi
Giai đoạn từ 6 đến 12 tháng tuổi là thời kỳ bé phát triển mạnh mẽ và rõ rệt nhất. Khi bé tròn 6 tháng,
số cữ bú giảm xuống còn khoảng 5 cữ/ngày, nhưng lượng sữa mỗi cữ tăng lên, có thể vượt 210ml/lần.
Từ 7 đến 12 tháng tuổi, bé chỉ còn bú khoảng 3 – 4 cữ/ngày, mỗi lần lên đến 240ml, đồng thời kết hợp 2 – 3 cữ ăn dặm.
Lúc này, mẹ nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, cân đối để đảm bảo bé nhận đủ dưỡng chất cần thiết
cho sự phát triển. Một lưu ý quan trọng khi bắt đầu cho bé ăn dặm là mẹ nên cho bé bú trước khi ăn thức ăn đặc.
Điều này giúp hạn chế các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là nguy cơ tiêu chảy. Các mẹ có thể tham khảo sản phẩm Mamamilk,
thực phẩm bổ sung dành cho bà mẹ mang thai và cho con bú, giúp bé nhận được đầy đủ dưỡng chất từ sữa mẹ để phát triển toàn diện
Cách để trẻ bú tốt
nhất
Thời gian cho bú là lúc hai mẹ con da kề da
với nhau. Đối với trẻ thời gian giao tiếp
với người mẹ yêu quý là khoảng
thời gian rất quan trọng. Các cơ ở cổ
họng vẫn chưa phát triển tốt, vì
vậy hãy chọn tư thế bú phù hợp
để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Cách cho bé bú
tốt nhất
Khi cho con bú có một số quy tắc mẹ cần
lưu ý như: Vị trí của mẹ:
Người mẹ có thể nằm hoặc ngồi khi
cho bú, miễn sao mẹ chọn được vị
trí thuận tiện và thoải mái nhất khi
ôm trẻ. Vị trí của con: con có thể
được ôm ở nhiều tư thế nhưng
phải tuân thủ các nguyên tắc như
Đầu và mình của trẻ cần nằm
trên một đường thẳng (cụ thể tai,
vai và hông trẻ cùng trên một
đường thẳng)
Mặt của bé đối diện với ngực
của mẹ, mũi của trẻ ngay trước
núm vú (môi trên phải nằm dưới
múm vú)
Cơ thể của con nằm sát Đối với
trẻ mới sinh, bà mẹ cần đỡ cả
đầu vai và mông trẻ
Trong 5 ngày tuổi, bé bú đủ sữa sẽ đi tiểu nhiều ít nhất 6 – 8 lần/ngày.
Nước tiểu có màu nhạt, không mùi. Nếu nước tiểu sậm màu hoặc có mùi nặng,
có thể bé chưa bú đủ và mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Khi bú, mẹ có thể
nghe rõ tiếng bé nút ti và thấy sữa trong miệng bé. Trong 1 – 2 ngày đầu,
bé đi phân su (đặc, dính, có màu đen hoặc xanh đậm). Sau đó, phân chuyển
sang xanh lục hoặc vàng trước khi trở nên lỏng hơn.
Trong vài tuần đầu tiên, bé thường đi tiêu ít nhất 2 lần/ngày. Tuy nhiên,
mỗi bé có tần suất đi tiêu khác nhau. Vì sữa mẹ dễ tiêu hóa,
một số bé chỉ đi tiêu 1 – 2 lần/ngày cũng hoàn toàn bình thường.
Ngoài ra, bé bú no thường tự nhả ti mẹ và ngủ ngon từ 2 – 3 giờ.
Trong một cữ bú, bé có thể tạm nghỉ giữa chừng. Mẹ nên đợi một lúc
để xem bé chỉ đang nghỉ ngơi hay đã thực sự bú đủ.
Sau khi bú, bé vui vẻ, làn da săn chắc, đàn hồi tốt khi ấn nhẹ.
Nếu mẹ cảm thấy bầu ngực bớt căng tức và thoải mái hơn sau khi bé bú xong,
đó cũng là dấu hiệu cho thấy bé đã bú đủ. Bé tăng cân đều đặn,
phát triển tốt về chiều dài và vòng đầu.
Khoảng cách giữa 2 lần bú và lượng sữa trong từng cữ ăn của mỗi bé sẽ có những thay đổi khác nhau.
Do đó, mẹ chỉ nên cho trẻ bú theo nhu cầu của bé và có thể tăng dần số lượng cữ ăn cho bé một cách
hợp lý. Bên cạnh đó, mẹ nên cho bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ và theo dõi cân nặng, chiều cao
của bé để có những lời khuyên thực tế về chế độ dinh dưỡng, số lượng và liều lượng các cữ ăn phù
hợp với thể trạng của bé. Hãy theo dõi Meiji để có thêm những thông tin hữu ích cho mẹ và bé.
Nguồn tham khảo:
1. Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF) về nuôi con bằng sữa mẹ.
2. Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh về bổ sung dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Thông qua bài viết này chắc hẳn các
mẹ đã biết được cách tính
cữ bú của bé rồi đúng không?
Chúc mẹ và trẻ luôn có những niềm
vui trên hành trình đầy yêu thương
này.
Mẹ thông thái Meiji
Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông
thái Meiji
Mọi người mẹ đều mong con mình sinh ra khỏe mạnh,
vui vẻ và
thông minh. Để giúp trẻ phát huy được tối ưu tiềm năng trí tuệ của mình
thì việc
mẹ tương tác với trẻ trong suốt thai kỳ cũng là một biện pháp hiện nay
được khá
nhiều mẹ bầu áp dụng. Và dưới đây là một số phương pháp thai giáo cực kỳ
đơn
giản mà mẹ có thể tham khảo để áp dụng trong thời gian mang thai.
Ho là phản xạ có lợi của cơ thể để bảo vệ đường thở
được
thông thoáng, giúp trẻ hít thở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ bị ho
khan kéo
dài thì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm.
Nhiều phụ
huynh thường xem nhẹ dấu hiệu này.
Vitamin D là một chất dinh dưỡng cần thiết cho tất
cả mọi
người, đặc biệt là với mẹ bầu. Việc thiếu hụt vitamin D ở mẹ bầu sẽ
khiến mẹ có
nguy cơ cao gặp phải các vấn đề nghiêm trọng như: tiền sản giật hay sinh
non….
Ngoài ra, nguyên nhân chủ yếu của suy dinh dưỡng, còi xương, tiểu đường
cấp độ
1…. cũng là do thiếu vitamin D.
Có thể nói những năm đầu đời là thời kỳ vàng cho sự
phát
triển trí não của trẻ. Khi được 3 tuổi, kích thước não của trẻ đã bằng
khoảng
80-90% so với não của người trưởng thành. Do vậy, việc được bổ sung đầy
đủ dinh
dưỡng từ các loại thực phẩm tốt cho não là vô cùng quan trọng trong giai
đoạn
này đối với trẻ.
Tình trạng ốm nghén khi mang thai
Ốm nghén là tình trạng thường
xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ với
những biểu hiện tiêu biểu như buồn
nôn và nôn, mệt mỏi, cảm giác
thèm ăn một món nào đó…
Mẹ bầu có thể cảm nhận được
những biểu hiện này bắt đầu […]
Việc chăm sóc ngực khi mang thai và sau sinh là việc
làm cực
kỳ cần thiết để đảm bảo nguồn sữa mẹ dồi dào, đủ chất và liên tục cho
trẻ. Mời
mẹ bầu cùng tham khảo bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích về
cách
chăm sóc bầu ngực của mình.
Vai trò của axit folic khi mang thai Axit folic
là một chất dinh dưỡng rất quan trọng
đối với sự phát triển của thai nhi,
có liên quan đến việc giảm nguy cơ
dị tật ống thần kinh của thai nhi. Bổ sung
axit folic từ khi nào? Bắt đầu dùng
từ giai đoạn […]
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, bố mẹ sẽ thấy một vài biểu
hiện lạ
ở trẻ, đặc biệt là đối với những bố mẹ tập đầu. Hãy cùng điểm qua một
vài biểu
hiện để tránh bỡ ngỡ bố mẹ nhé!
Đây hẳn là câu hỏi nhiều cặp vợ chồng băn khoăn
nhất. Thực
ra, hiện nay chưa có một bằng chứng xác thực nào cho thấy quan hệ tình
dục khi
mang thai có thể gây sảy thai. Nếu bạn có một thai kỳ khoẻ mạnh, việc
quan hệ
tình dục về cơ bản sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi.
Từ khi biết tin đang mang một thiên thần nhỏ chắc
hẳn các mẹ
rất muốn được thấy mặt mũi tay chân con mình như thế nào? Đã thành hình
hay
chưa? Để biết được điều đó thì các bác sỹ thường giúp mẹ bầu thaeo dõi
bằng
phương pháp siêu âm để có thể quan sát những cử chỉ và hành động của
trẻ.
Nếu tinh ý mẹ sẽ nhận thấy cơ thể mẹ phát ra
những tín
hiệu đầu tiên gợi ý cho việc mang thai, tuy nhiên để chắc chắn mẹ vẫn
nên đi
siêu âm và xét nghiệm ở các cơ sở uy tín. Hãy cùng Meiji tìm
hiểu các
dấu hiệu mang thai sớm nhé!
Tắm cho trẻ giúp cơ thể bé loại bỏ lớp biểu bì chết
trên
người bé hạn chế đi việc bị hăm và khó chịu. Tưởng trừng đây sẽ là công
việc dễ
dàng và nhẹ nhàng nhưng thực tế không như vậy. Đối với nhiều người, mỗi
lần tắm
cho bé như một cuộc chiến vậy.
Giảm cân khi đang cho trẻ bú là điều tưởng chừng rất
khó đối
với phụ nữ sau sinh, vì phải bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo dinh
dưỡng cho
trẻ phát triển tốt nhất qua sữa.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cực kỳ quan trọng cho trẻ
khi mới
sinh, thế nhưng không phải mẹ nào khi sinh xong cũng có lượng sữa dồi
dào. Mà có
thể vì lý do nào đó một số mẹ sau khi sinh rơi vào tình trạng mất sữa
hoặc ít
sữa không đủ cho trẻ bú. Vậy nếu không may rơi vào trường hợp mất sữa
phải làm
thế nào? Dưới đây là cách trị mất sữa sau sinh cho mẹ tham khảo.
Đậu đen là loại thực phẩm tốt cho cơ thể của mẹ sau
sinh,
ngoài lợi ích đối với sức khỏe thì đậu đen còn có tác dụng làm đẹp da
sau sinh.
Việc uống nước đậu đen là cách phổ biến được rất nhiều mẹ bỉm áp dụng.
Vậy nước
đậu đen rang có những tác dụng gì và khi sử dụng cần chú ý những điều
gì, mời mẹ
cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Các mẹ sau sinh đều mong muốn
có nhiều sữa cho bé bú, nhưng
đôi khi sữa không được dồi
dào, dặc biệt sau 6 tháng sữa mẹ ít
dần. Do vậy, nhiều mẹ băn khoăn, không
biết trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là
đủ, sữa mẹ có đủ chất cho
bé không và […]
Cho con bú là bản năng của
người mẹ, nhưng nó không phải tới
một cách tự nhiên, nếu thiếu kinh
nghiệm dẽ dẫn tới việc cho con bú sai,
có thể mẹ sẽ phải gánh chịu
những hậu quả đau đớn khi nuôi con
bằng sữa mẹ. Vì vậy, mẹ cần
“bỏ túi” những […]
Sau khi sinh về, mẹ thường phải kiêng khem rất nhiều
thứ để
bảo vệ cơ thể vẫn còn yếu ớt của mình. Theo quan niệm dân gian của ta,
thai phụ
sau sinh phải kiêng tất cả các hoạt động nặng nhọc, tránh gió, tránh
nước và
phải ở trong phòng kín.