4 quy tắc “vàng” chăm trẻ bị sốt tại nhà
Sốt là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, vì sức đề kháng của trẻ còn yếu chưa đủ khả năng chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Điều này có thể làm trẻ tăng thân nhiệt, mất nước, khó chịu – mệt mỏi và chán ăn.
Sốt là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, vì sức đề kháng của trẻ còn yếu chưa đủ khả năng chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Điều này có thể làm trẻ tăng thân nhiệt, mất nước, khó chịu – mệt mỏi và chán ăn.
Mặc dù, là triệu chứng phổ biến nhưng thường gây ra nhiều lo lắng và hoang mang cho bố mẹ và những người chăm sóc trẻ. Bài viết sau của Meiji sẽ chia sẻ 4 quy tắc vàng chăm trẻ sốt tại nhà, cho các bậc phụ huynh có thể tự chăm con bị sốt đúng cách và hiểu thêm về cách chăm sóc trẻ sơ sinh.
Sốt được định nghĩa là khi nhiệt độ cơ thể trẻ lớn hơn 38 độ C. Việc trẻ sốt là một đáp ứng sinh lý bình thường của cơ thể đối với bệnh, giúp hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh và đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Bên cạnh sốt, nếu trẻ có những biểu hiện bệnh nặng hơn, bố mẹ có thể cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Ngược lại, nếu trẻ chỉ bị sốt nhẹ đơn thuần hoặc bác sỹ có chỉ định chăm sóc trẻ tại nhà thì bố mẹ có thể tham khảo những gợi ý chăm sóc dưới đây để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi bị sốt.
Xem thêm: Giải đáp tình trạng nấc cụt ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân và cách phòng tránh
Sốt ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Khi trẻ sốt thì nên xác định được nguyên nhân để từ đó có những biện pháp can thiệp kịp thời và phù hợp, giúp trẻ dễ chịu và giảm bớt lo lắng cho bố mẹ. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất:
Xem thêm: Giải đáp thắc mắc có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không?
Cơ thể trẻ khi bị sốt mất rất nhiều nước, vì vậy hãy khuyến khích và cho trẻ uống nhiều nước và sữa mẹ để bù vào. Ngoài nước ra, thì các loại trái cây hay nước ép cũng cực kỳ tốt với trẻ nhỏ khi sốt, vừa làm mát cơ thể lại tăng cường vitamin, tăng sức đề kháng chống lại các vi khuẩn có hại. Nếu bố mẹ không có quá nhiều thời gian để làm nước ép cho trẻ thì các sản phẩm nước muối bù nước và tăng điện giải cũng là một lựa chọn phù hợp. Đối với trẻ còn đang bú mẹ hoặc sản phẩm dinh dưỡng công thức, nên cho trẻ bú nhiều hơn và thường xuyên hơn. Với trẻ đã ăn dặm, bố mẹ nên tìm hiểu cách chế biến các món ăn dặm ngon miệng.
Việc này giúp trẻ có thể tỏa nhiệt ra bên ngoài tốt nhất. Tránh mặc các quần áo dài tay, bó người làm cơ thể tăng nhiệt và không thể giải tỏa nhiệt ra bên ngoài, trẻ sẽ bị gò bó, mệt mỏi và luôn trong trạng thái lừ đừ.
Nhiều bố mẹ cho rằng, nước lạnh sẽ làm trẻ giảm thân nhiệt và hạ sốt. Thực tế, điều này là sai lầm, khi bị sốt mà cơ thể tiếp xúc với nước lạnh sẽ làm cơ thể phản ứng lại có thể gây ra các hiện tượng co giật và sốt cao hơn ở trẻ. Thay vào đó, bố mẹ nên sử dụng nước ấm và thực hiện theo từng bước sau:
Với cách làm này, nước ấm sẽ bốc hơi, làm giãn mạch máu và dịu mát cơ thể. Áp dụng cách này liên tục đến khi nhiệt độ của trẻ hạ xuống mức bình thường (khoảng 37 độ C).
Xem thêm: Tắm nắng cho trẻ sơ sinh và những lưu ý cần phải biết
Đa số các bác sỹ đều khuyến cáo cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể trên 38,5 độ C và trẻ có triệu chứng đau, quấy, mệt mỏi. Thông thường là sử dụng Paracetamol đơn chất dạng gói hay siro là thuốc hạ sốt dễ sử dụng, hiệu quả hạ sốt nhanh, thường sẽ có tác dụng hạ sốt sau 30 phút sử dụng và kéo dài từ 4 – 6 giờ và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, bố mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cũng như liều lượng nên dùng cho từng độ tuổi của trẻ. Để an toàn bố mẹ nên cho trẻ uống theo chỉ định của bác sĩ và đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để khám nếu trẻ sốt quá cao hoặc có các dấu hiệu co giật, nôn ói.
Xem thêm: Những điều mẹ cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh
Mẹ cần biết
Hy vọng với 4 cách chăm sóc trẻ bị sốt có thể áp dụng nhanh tại nhà trên đây sẽ giúp bố mẹ có thêm kiến thức chăm sóc trẻ, giúp trẻ mau hạ sốt nhanh chóng.
Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji