Những điều mẹ Nhật sẽ làm khi trẻ sơ sinh bị ho, ho có đờm và sổ mũi

Trẻ sơ sinh bị ho và sổ mũi thường xuyên sẽ khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc. Vào những thời điểm chuyển mùa, bệnh sẽ lâu khỏi hơn, sức đề kháng khiến trẻ không thích nghi với môi trường và bị ho, sổ mũi nhiều. Vậy đâu là cách trị ho sổ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn? Hãy cùng Meiji tìm hiểu về những cách mẹ Nhật xử lí trong bài viết dưới đây nha.

Xem thêm: Nhận biết trẻ ho có đờm và phương pháp giúp trẻ giảm nhẹ cơn ho tại nhà hiệu quả nhất

Trẻ sơ sinh bị ho và sổ mũi

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho và sổ mũi

Ho là cách cơ thể trẻ phản ứng để loại bỏ các tác nhân gây kích ứng ra khỏi đường hô hấp. Trẻ sơ sinh bị ho đôi khi là bình thường, khỏe mạnh nhưng cũng có thể do cảm cúm, cảm lạnh, viêm phổi, viêm phế quản… Có một số nguyên nhân dựa trên tiếng ho của trẻ như sau:

Trẻ sơ sinh bị ho do cảm lạnh hay cảm cúm thông thường

Cảm lạnh là tình trạng nhiễm trùng ở mũi và họng (nhiễm trùng đường hô hấp trên), trẻ thường xuất hiện những cơn ho khan, kèm theo tình trạng đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi nhiều. Tùy thuộc vào tình trạng bội nhiễm hay không mà trẻ còn có thể ho có đờm hay kèm theo sốt nhẹ vào buổi tối.

Bé bị cảm cúm cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bé bị ho sổ mũi. Khi bị cảm cúm, bé có thể gặp phải các triệu chứng như: ngạt mũi, sổ mũi, ho, có đờm, ho khan, sốt cao, mệt mỏi,…

Xem thêm: 4 quy tắc “vàng” chăm trẻ bị sốt tại nhà

Trẻ sơ sinh bị ho do viêm thanh khí phế quản

Viêm phế quản xảy ra khi có tình trạng viêm nhiễm cấp tính ở tiểu phế quản hoặc các cuống phổi bị nhỏ lại. Tình trạng chung của viêm phế quản là khiến cho đường dẫn khí bị phù nề và tăng tiết đờm gây ho khan hoặc khạc đờm ở trẻ nhỏ.

Trẻ sơ sinh bị ho vì bệnh ho gà

Những cơn ho của bé xảy ra theo từng chuỗi kế tiếp nhau, ho nhanh và sau đó tiếng ho yếu dần, có lúc trẻ hít vào sâu giống như tiếng gà gáy.

Sau mỗi cơn ho, trẻ thường rất mệt mỏi, có thể buồn nôn, chảy nước mắt, nước mũi, nôn trớ có đờm có thể xuất hiện co giật đối với những trường hợp nặng.

Xem thêm: Trẻ ho liên tục không ngừng! Bố mẹ cần phải làm gì?

Những điều mẹ Nhật sẽ làm khi trẻ sơ sinh bị ho, ho có đờm và sổ mũi

Làm thông thoáng đường thở cho trẻ bằng nước muối sinh lý

Việc thông mũi cho trẻ sơ sinh thường gặp khó khăn nhiều hơn trẻ lớn vì trẻ còn nhỏ, tuy nhiên đây lại là cách giúp trẻ dễ chịu và cũng ngăn tình trạng bị tắc mũi. Mẹ nên hút mũi của trẻ cùng với nước muối sinh lý để làm sạch, làm dịu các mô bị kích thích cũng như loại bỏ các chất nhầy.

Khuyến cáo nên dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,95 nhỏ hai bên mũi nhẹ nhàng tránh làm tổn thương bên trong và vành mũi. Sau khi vệ sinh xong dùng bông tăm thấm nhẹ cho sạch một lần nữa. Nên duy trì việc này 1- 3 lần/ ngày tùy theo mức độ trẻ bị sổ mũi bao lâu.

Làm thông thoáng đường thở cho trẻ

Cho trẻ kê cao gối khi ngủ

Nếu bị khó thở, thở khò khè, việc cao kê gối cho trẻ khi ngủ sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Mẹ có thể áp dụng một cách đơn giản là dùng bàn tay vỗ đều vào lưng ở phần giữa 2 vai.

Để trẻ nằm hoặc ngồi với tư thế đầu hơi dốc xuống, duy trì vỗ nhẹ liên tục. Lúc này trẻ có thể ho nhiều hơn, nhưng khả năng sẽ nôn được đờm ra khỏi cổ họng.

Xem thêm: Giấc ngủ của trẻ trong những tháng đầu đời

Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc trị bệnh cho trẻ

Thói quen của rất nhiều cha mẹ là khi thấy bé bị ho, sổ mũi, thở khò khè liền đến hiệu thuốc hỏi mua thuốc theo tư vấn của dược sĩ mà không biết rằng việc làm này rất nguy hiểm.

Nếu dùng không đúng thuốc khi chưa rõ nguyên nhân rất dễ khiến cho các triệu chứng này trở nên trầm trọng hơn, việc điều trị sau đó khó đạt hiệu quả vì nhờn thuốc,…

Vấn đề về dinh dưỡng

Trẻ cần được bú mẹ nhiều hơn để cơ thể được cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng để giúp trẻ tăng sức đề kháng.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ? Có nên cho trẻ bú theo nhu cầu

Sử dụng các phương pháp dân gian

  • Khi trẻ ho có kèm theo đờm thì mẹ nên vỗ rung long đờm cho trẻ, khum bàn tay lại rồi vỗ đều vào lưng trẻ, phần giữa hai bả vai làm nhịp nhàng liên tục, nên để trẻ nằm hoặc ngồi với tư thế đầu hơi dốc xuống. Sau động tác này, trẻ có thể sẽ ho nhiều và nôn khạc đờm, cần làm lúc trẻ đói, tốt nhất là buổi sáng ngủ dậy khi trẻ chưa ăn gì.
  • Sử dụng tinh dầu tràm: Các tinh chất trong tinh dầu tràm có thể chữa nghẹt mũi, sổ mũi, tiêu đờm, trị ho,…Các mẹ có thể cho bé ngửi tinh dầu tràm để giúp bé dễ thở hoặc thoa vào khăn quàng cổ, cổ tay, lòng bàn chân của bé.
  • Sau khi sinh thường bé sơ sinh rất dễ bị cảm lạnh, viêm mũi họng do nhiễm siêu vi, từ đó gây ho. Trường hợp này mẹ không cần dùng thuốc trị ho mà chỉ cần chăm sóc đúng cách như giữ ấm, nghỉ ngơi, dinh dưỡng đầy đủ chất. Bệnh có thể tự khỏi sau 7-10 ngày và không ảnh hưởng nhiều đến trẻ.
  • Massage gan bàn chân cho trẻ cũng rất hiệu quả. Dùng một vài giọt dầu như dầu ô-liu hoặc dầu hạnh nhân, tinh dầu bạc hà cho vào lòng bàn tay, xoa đều rồi massage lòng bàn chân cho trẻ, vuốt nhẹ nhàng và đều tay theo chiều từ gót chân đến ngón chân.

Những lưu ý mẹ cần nắm rõ khi chăm trẻ sơ sinh bị ho, sổ mũi

Mẹ hãy giữ ấm cơ thể cho bé vì nếu không bé sẽ bị nhiễm lạnh dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi,… Vệ sinh mũi và họng cho bé bằng nước ấm để hạn chế vi khuẩn gây bệnh, giúp hệ hô hấp khỏe hơn.

Mẹ vệ sinh nơi ở, quần áo, đồ chơi của trẻ thường xuyên và giữ phòng ngủ của trẻ sạch sẽ, thoáng mát.

Xem thêm: Bỏ túi ngay cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh vừa sạch vừa an toàn

Mẹ hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người bị cúm, cảm lạnh, ho,…Vì có thể trẻ sẽ bị lây bệnh từ những người này. Và không để trẻ bị bệnh tiếp xúc với những trẻ khỏe mạnh và không dùng chung các vật dụng chăm sóc cho trẻ.

Mẹ nên bổ sung thêm các thức ăn giàu dinh dưỡng, đa dạng các thực phẩm cho bé những chất dinh dưỡng giúp tăng đề kháng giúp bé khỏe hơn thông qua nguồn sữa mẹ. Nhất là thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, xoài chín, ổi, táo, kiwi, đu đủ, rau cải. Ngoài ra, các mẹ cũng cần tránh thực phẩm chế biến sẵn càng nhiều càng tốt vì chúng thường có lượng calorie quá cao, đường tổng hợp và chất béo không lành mạnh.

Khi trẻ mắc bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ, mẹ không được tự ý cho trẻ dùng thuốc. Vì không sử dụng đúng cách, các loại thuốc có thể gây tác dụng phụ cho trẻ, khiến tình trạng của trẻ càng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt không tự ý cho trẻ uống một số loại thuốc ho có chứa một số thành phần có thể gây ngộ độc như các loại thuốc có chứa terpin-codein, neo-codion,…

Khi trẻ mắc bệnh, mẹ không tự ý dùng thuốc

Ngoài ra, còn có rất nhiều cách trị ho sổ mũi cho trẻ sơ sinh, tuy nhiên mẹ cần căn cứ vào tình hình của trẻ để áp dụng, luôn đảm bảo sức khỏe cho trẻ một cách tốt nhất. Trên đây là một số hướng dẫn giúp bố mẹ xử trí đúng cách khi trẻ sơ sinh bị ho.

Trong những năm tháng đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, vì thế mẹ nên chú ý đến những biện pháp tăng cường miễn dịch cho trẻ như cho con bú sữa mẹ và tiêm chủng đầy đủ cho bé dưới 1 tuổi mẹ nhé. Hy vọng sau bài viết này Meiji có thể các mẹ biết thêm các biện pháp xử lý khi trẻ bị ho, ho có đờm và sổ mũi ở trẻ sơ sinh.

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Những điều mẹ cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh

Có nên dùng men vi sinh cho bé khi đang uống thuốc kháng sinh?

Có thể bạn muốn xem

Cơn gò tử cung là gì và cách đọc chỉ số cơn gò

Cơn gò tử cung là một trong những dấu hiệu đặc trưng giúp mẹ bầu nhận biết quá trình chuyển dạ chuẩn bị diễn ra. Tuy nhiên không phải cơn gò nào cũng báo hiệu sắp chuyển dạ, sinh non hay dọa sảy. Dưới đây Meiji sẽ mang đến cho mẹ bầu kiến thức về […]

Xem chi tiết

Cách nhận biết có thai tại nhà không cần dùng que thử

Với trình độ tiên tiến của nền y học hiện đại ngày nay, việc nhận biết mình có mang thai hay không thực sự rất dễ dàng thông qua cách sử dụng que thử thai hoặc siêu âm, xét nghiệm. Tuy nhiên, ngoài những phương pháp trên còn có nhiều cách nhận biết có thai […]

Xem chi tiết

Mấy tuần có tim thai? Tim thai bao nhiêu là tốt nhất

Thời khắc nghe được nhịp tim của thai nhi chắc hẳn là thời khắc cảm động nhất của người mẹ trong suốt thời gian mang thai. Đây là khoảnh khắc cho thấy sự hiện diện của một thiên thần nhỏ trong cơ thể của các mẹ. Vậy mấy tuần có tim thai? Tim thai bao […]

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Logo Messenger - Meiji Vietnam
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji