Việc xác định ngôi thai có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp sinh cho mẹ trong quá trình vượt cạn. Điều này đặc biệt cần thiết trong những tuần cuối thai kỳ hoặc vài ngày trước ngày dự sinh. Vậy ngôi thai đầu là gì? Cùng Meiji tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Ngôi thai là gì?
Nhìn chung, ngôi thai được hiểu là phần thấp nhất của thai nhi so với khung xương chậu của người mẹ, đây cũng là phần đầu tiên đi ra khỏi cơ thể mẹ trong khi em bé được sinh ra đời. Chính vì thế, người ta rất quan tâm tới vấn đề xác định ngôi thai, dựa trên cơ sở đó, các bác sĩ sẽ lựa chọn hình thức sinh phù hợp, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Tùy vào sự chuyển động của thai nhi mà vị trí của ngôi thai nhi sẽ khác nhau. Thông thường, ngôi thai nhi sẽ phụ thuộc nhiều vào sự chuyển động của thai trong bụng mẹ, có ba dạng chính thường gặp đó là ngôi ngang, ngôi đầu và ngôi mông.
Từ khoảng tuần thứ 24 của thai kỳ, ngôi thai bắt đầu có sự di chuyển, chúng thường xoay ở trong buồng tử cung. Tới những tuần cuối cùng, mẹ bầu nên đi khám để biết ngôi thai hiện như thế nào. Bởi vì khi thai lớn dần lên thì chúng hạn chế chuyển ngôi, đây là thời điểm thích hợp để chẩn đoán, xác định và có sự chuẩn bị tốt nhất để chào đón em bé sinh ra đời.
Ngôi thai đầu là gì?
Ngôi thai đầu hay còn gọi là ngôi thai thuận. Đầu của thai nhi hướng về dưới âm hộ của mẹ, gáy thai nhi quay về phía bụng, mông thai nhi sẽ hướng về phía ngực của mẹ bầu được gọi là ngôi thai đầu.
Khi mẹ bầu có thai nhi ngôi thuận thì việc sinh nở sẽ dễ dàng hơn. Vì khi chuyển dạ thai nhi sẽ tạo áp lực lên buồng tử cung, làm cho buồng tử cung mở rộng hơn. Từ đó xuất hiện các cơn co thắt tạo ra những cơn rặn đẻ tự nhiên.
Khi chuyển dạ, đầu thai nhi sẽ ra khỏi âm hộ đầu tiên, tay chân bé xuôi về phía sau, sẽ gọn hơn và việc đưa bé ra khỏi bụng mẹ tất nhiên trở nên thuận tiện hơn.
Tư thế của thai nhi ở ngôi thai đầu
Tùy vào mức độ cúi hoặc ngửa của đầu thai nhi, trong ngôi thai thuận còn được chia thành 4 dạng là:
- Ngôi thai đầu hạ vị: Đây là ngôi mà thai nhi cúi đầu nhiều nhất xuống khu vực phía hạ vị, thành ngôi thai thuận, trường hợp này có thể theo dõi để sinh thường thuận lợi nhất khi chuyển dạ.
- Ngôi thóp: trường hợp này xảy ra khi đầu thai nhi sẽ ở lưng chừng, sờ được từ mũi đến miệng, không sờ được cằm.
- Ngôi đầu trán: Thai nhi ngửa đầu lên theo trục của thai nhi.
- Ngôi mặt: thai nhi sẽ ngửa đầu lên nhiều nhất, đưa toàn bộ mặt ra trước gần với phía cổ tử cung
Vì sao ngôi thai đầu là tư thế tốt nhất cho việc sinh nở?
Với giải đáp “Ngôi thai đầu là gì?” ở trên đây thì ngôi thai đầu là ngôi sinh lý tưởng nhất, đặc biệt là với ngôi thai đầu hạ vị. Vì ở tư thế này, em bé sẽ dễ dàng nằm gọn trong khung xương chậu của mẹ hơn. Phần phía sau đầu của em bé với xương cứng chắc khỏe, bé sẽ tác động một lực liên tục lên cổ tử cung. Điều này giúp cổ tử cung giãn nở tốt để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.
Trong những tuần cuối thai kỳ, lưng của thai nhi là phần nặng nhất trên cơ thể bé, sẽ di chuyển tự nhiên về phía thấp nhất của bụng dưới, giống như sự quay về ngôi đầu là tự nhiên khi mà thai càng lớn, tỉ lệ đầu so với thân mình càng nhỏ nên đầu sẽ có xu hướng xuống dưới nơi có không gian nhỏ hơn, nhường chỗ vùng rộng rãi cho phần mông, thân. Đó cũng là lý do tại sao có ý kiến cho rằng tư thế thẳng lưng và hơi nghiêng người về trước của mẹ có thể hữu ích trong vài tuần cuối thai kỳ.
Nhưng phải đợi đến thời điểm dự sinh mới đánh giá chính xác vị trí thai, kiểu thế của cuộc chuyển dạ. Một số nghiên cứu đã cho thấy các tư thế nhằm hướng phần trước của bụng mẹ xuống dưới hoặc ngả ra trước cũng chưa cho thấy bằng chứng có lợi cho kết cục sinh nở.
Ngôi thai đầu mà đặc biệt là ngôi chỏm trước là tư thế có thể có nhiều ưu điểm hơn khi sinh thường so với ngôi đầu chỏm sau vì có nhiều nghiên cứu cho thấy thể ngôi đầu chỏm sau có liên quan đến một số yếu tố kết cục bất lợi như chuyển dạ kéo dài, sinh dụng cụ, suy thai, mẹ kiệt sức,…
Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng chuyển dạ là một quá trình động nơi mà em bé thích nghi với những thay đổi phức tạp để chào đời, đây là một điều tự nhiên diệu kỳ mà chỉ đơn giản là ngôi thai thì không giải thích hết được, việc đánh giá của bác sĩ trước một ca sinh thường đòi hỏi rất nhiều chuyên môn, kinh nghiệm, tỉ mỉ và cẩn thận.
- Làm giảm nguy cơ sinh mổ khẩn cấp trong quá trình sinh con.
- Giúp em bé ra ngoài dễ dàng, nhanh chóng và thuận lợi hơn.
- Thai ngôi đầu chỏm trước có thể giúp mẹ cảm thấy ít đau hơn khi sinh thường.
Chính vì ngôi thai là một trong những yếu tố quyết định sinh mổ hay sinh thường, thậm chí là quá trình sinh nở có diễn ra thuận lợi hay không nên nhiều mẹ cũng quan tâm đến vấn đề em bé quay đầu khi nào? Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ tự quay đầu hướng xuống cổ tử cung trong khoảng từ tuần 32 đến 36 và ổn định ở tư thế này để sẵn sàng chào đời. Tuy nhiên, nếu thai đủ trưởng thành nhưng trẻ vẫn chưa quay về ngôi thuận mà ở ngôi mông hoặc nằm ngang thì bác sĩ thường đề xuất mẹ sinh mổ để tránh rủi ro.
Cách nhận biết ngôi thai đầu
Để có thể xác định chính xác ngôi thai, chị em nên đi siêu âm thai định kỳ, đặc biệt là từ tuần thứ 28. Đây là phương pháp hiện đại, đảm bảo độ chính xác tương đối cao.
Ngoài ra, có một số đặc điểm mà mẹ bầu có thể dựa vào để biết mình có mang thai ngôi đầu hay không. Đó có thể là dáng bụng bầu của mẹ, vị trí thai nhi thường đạp hoặc mẹ cảm nhận áp lực ở vùng bụng dưới tăng lên hay không?
Nhận biết ngôi thai đầu bằng cách siêu âm
Đối với mẹ mang thai ngôi đầu, bụng bầu thường trông khá giống hình ô van. Bởi vì đầu của em bé ở phần dưới tử cung, trong khi mông nằm ở trên tử cung, tạo hình dáng bụng bầu tương đối rõ ràng.
Những yếu tố như vị trí đạp của thai nhi hoặc tình trạng tăng áp lực vùng bụng dưới không phải ai cũng cảm nhận được. Vì vậy, người ta ít khi dựa vào yếu tố trên để xác định ngôi thai.
Khi mang thai ngôi thai đầu mẹ nên sinh bằng phương pháp nào?
Nếu mẹ mang ngôi thai đầu, việc sinh nở sẽ khá dễ dàng. Do đó, nếu tình trạng của mẹ và thai nhi đều ổn, các bác sĩ thường sẽ khuyên mẹ nên sinh thường.
Phương pháp sinh thường khá dễ dàng
Trong quá trình khám thai, các bác sĩ thường xuyên theo dõi vị trí của em bé và các yếu tố liên quan để xác định phương pháp sinh phù hợp nhất cho mẹ. Ngoài vị trí của thai nhi, một số yếu tố quan trọng trong việc xác định phương pháp sinh cũng rất quan trọng, chẳng hạn như bảng cân nặng thai nhi, khung xương chậu của mẹ…
Với các thông tin giải đáp về câu hỏi “Ngôi thai đầu là gì?” và “Vì sao ngôi thai đầu là tư thế tốt nhất cho việc sinh nở” ở trên, Meiji mong rằng bài viết sẽ giúp mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất để chào đón em bé. Mẹ hãy lưu ý nhiều hơn đến ngôi thai nếu sắp đến ngày sinh dự kiến nhé! Mẹ nên thăm khám thai định kỳ, nhất là những ngày gần sinh, nhằm dự đoán trước ngôi thai, lựa chọn phương pháp sinh an toàn nhất mẹ nhé. Chúc mẹ sẽ có một quá trình sinh nở thuận lợi!