“Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”
Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Cho trẻ
bú bình hoặc dùng thức ăn, thức uống khác trong 6 tháng đầu là không cần thiết và sẽ có ảnh hưởng
không tốt đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Sau sáu tháng tuổi, trẻ cần được cho ăn thức ăn bổ sung phù
hợp với lứa tuổi kết hợp với bú sữa mẹ cho đến 2 tuổi. Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn trước khi quyết
định dùng sản phẩm dinh dưỡng công thức hoặc nếu bạn gặp vấn đề khi cho con bú.
Cảnh báo: Bị sốt khi mang thai, mẹ bầu không nên chủ quan
Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi, hệ
miễn dịch hoạt động yếu hơn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến các triệu chứng
như sốt.
Sốt khi mang thai có thể gây ảnh hưởng
tới thai nhi, mức độ nguy hiểm sẽ tùy
thuộc vào nguyên nhân và mức độ
sốt. Đặc biệt trong quá trình mang thai mẹ
bầu phải hạn chế dùng thuốc kháng
sinh, nên mẹ ơi hãy cẩn trọng khi mang
thai mà bị ốm. Cùng Meiji theo dõi ngay
bài viết sau để có thêm thông tin
và biết được mẹ bầu nên làm
gì khi bị sốt nhé.
Sốt khi mang thai có nguy hiểm không?
Mức độ nguy hiểm do sốt gây ra tùy
thuộc vào nguyên nhân gây sốt và
mức độ sốt:
Nếu sốt trong 3 tháng đầu do một số
loại virus có thể gây ra: sảy thai, thai
chết lưu, có thể gây dị tật bẩm
sinh. Trong số các loại virus thường gây
sốt thì sốt do nhiễm Rubella được coi
là nguy hiểm nhất vì có thể gây
dị tật bẩm sinh bào thai với nguy cơ
xảy ra lên đến 90%, mẹ có thể sẽ
phải đình chỉ thai nghén.
Sốt virus từ 3 tháng trở đi nguy cơ
biến chứng thấp hơn, tuy nhiên một số
bệnh vẫn có thể gây ảnh hưởng
nghiêm trọng tới mẹ bầu và thai nhi.
Ví dụ như sốt xuất huyết ở bất
kỳ giai đoạn nào đều có thể
gây mất máu ảnh hưởng tới mẹ
và thai nhi.
Phụ nữ mang thai cơ thể suy giảm sức
đề kháng và ốm nghén
nên khi bị sốt do nhiễm vi sinh vật có
thể các triệu chứng sẽ nặng hơn.
Trong giai đoạn đầu thai kỳ, nếu sốt
nhẹ thì có thể chưa gây ảnh
hưởng đến thai nhi nhưng nếu để
sốt cao trên 39,5 độ có thể gây nguy
hiểm đến thai nhi. Khi thân nhiệt mẹ
tăng cao đột ngột làm cho thai nhi không
kịp thích ứng dễ dẫn đến tình
trạng sảy thai.
Mẹ bầu sốt khi mang thai phải dùng thuốc
điều trị một số nguyên nhân gây
bệnh có thể sẽ gây ảnh hưởng
tới thai nhi.
Nếu nguyên nhân gây sốt do nhiễm khuẩn
thai hoặc nhiễm khuẩn nước ối thì
rất nguy hiểm vì hầu hết sẽ phải
đình chỉ thai nghén, mẹ có nguy cơ
phải cắt tử cung.
Dù mẹ bầu bị sốt ở giai đoạn
nào trong thai kỳ đi chăng nữa thì việc
nhanh chóng hạ thân nhiệt là điều
cần làm đầu tiên. Các bác sỹ
khuyến cáo mẹ bầu không nên sử dụng
thuốc hạ sốt. Bởi một số loại thuốc
hạ sốt thông thường có thể gây
tác dụng phụ với sức khỏe của mẹ
và trẻ, thậm chí có thể dẫn
đến sinh non, sảy thai hoặc dị tật bẩm
sinh. Mẹ
bầu nên hết sức chú ý chăm sóc
cơ thể khi bị ốm.
Khi bị sốt, mẹ bầu nên dùng khăn
ấm lau khắp người để giúp tăng
thải nhiệt qua da. Hãy lau thật kỹ ở
cổ, ngực, hai nách, bẹn và lau liên
tục cho đến khi thân nhiệt giảm xuống
bình thường (~ 38 độ C).
Mẹ bầu nên nằm nghỉ ngơi ở môi
trường thoáng mát, không khí trong
lành. Mẹ có thể mở các cửa cho
thông thoáng mát, không khí mát mẻ
sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng. Tránh
tuyệt đối không mở cửa có gió
lùa để đảm bảo an toàn sức
khỏe cho mẹ bầu.
Không cần ủ ấm quá nhiều nhưng
cũng không nên ăn mặc quá phong phanh.
Mặc quá nhiều quần áo sẽ khiến
thân nhiệt tăng nhẹ nhưng nếu mặc
ít, mẹ sẽ có cảm giác ớn
lạnh, buộc cơ thể phải sản sinh nhiều
nhiệt. Do đó, mẹ nên mặc vừa
phải phù hợp với nhiệt độ xung quanh,
quần áo cần thoáng, rộng để
không khí lưu thông tốt trên da.
Nên uống nhiều nước lọc và
nước trái cây để bù lại
lượng nước mất do sốt. Nước cam
cũng rất tốt trong việc tăng sức đề
kháng và hồi phục sức khỏe.
Chú ý đến chế độ ăn uống
để tăng sức đề kháng cho cơ
thể. Nên ăn các món ăn dạng
lỏng, nhiều nước như cháo, súp, canh,
bún, phở…để dễ tiêu hóa,
hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ.
Mẹ có thể dùng lòng trắng trứng
như một miếng gel lạnh để hấp thu
nhiệt lượng cơ thể. Cách làm rất
đơn giản, mẹ chỉ cần tách lòng
trắng trứng sau đó ngâm một chiếc
khăn mỏng và đắp lên lòng bàn
chân. Khi khăn khô vì hấp thụ nhiệt,
tiếp tục thay khăn mới cho đến khi thân
nhiệt giảm xuống.
Dùng thuốc xịt mũi: các loại thuốc
xịt có chứa kháng thể Histamin, sau khi sử
dụng 2-3 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả
khác biệt. Việc giảm viêm ở xoang mũi
sẽ giúp bạn thở dễ hơn, hạ sốt
nhanh hơn.
Không phải tất cả những trường hợp
mẹ bầu bị sốt đều ảnh hưởng
xấu đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu
nên hết sức cẩn thận bồi bổ sức
khoẻ và tham khảo ý kiến của
bác sỹ chuyên khoa để có cách
điều trị phù hợp.
Bài viết trên đây là những chia sẻ
về triệu chứng sốt khi mang thai và
một số lưu ý trong quá trình chăm
sóc mẹ bầu bị sốt. Hy vọng sẽ là
nguồn thông tin tham khảo bổ ích cho mẹ
bầu.
Mẹ thông thái Meiji
Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông
thái Meiji
Làm mẹ là một thiên chức tuyệt vời đối với mỗi người phụ nữ,
mẹ và trẻ được gắn kết với nhau ngay từ khi phôi thai làm tổ, rồi định hình
trong bụng mẹ.
Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày, ợ nóng là tình trạng khá phổ
biến hiện nay, gây đến nhiều phiền toái, khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe của
cả mẹ và thai nhi.
Khi mang thai, rất nhiều mẹ bầu thường phàn nàn rằng mình
rất khó ngủ và lo rằng điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Vậy biểu
hiện của chứng mất ngủ như thế nào? Tại sao khi mang thai mẹ bầu lại khó ngủ? Có
cách gì để cải thiện giấc ngủ không? Xin mời mẹ bầu cùng đọc bài viết dưới đây
và lựa chọn cho mình biện pháp phù hợp nhất.
Mọi người mẹ đều mong con mình sinh ra khỏe mạnh, vui vẻ và
thông minh. Để giúp trẻ phát huy được tối ưu tiềm năng trí tuệ của mình thì việc
mẹ tương tác với trẻ trong suốt thai kỳ cũng là một biện pháp hiện nay được khá
nhiều mẹ bầu áp dụng. Và dưới đây là một số phương pháp thai giáo cực kỳ đơn
giản mà mẹ có thể tham khảo để áp dụng trong thời gian mang thai.
Canxi là một chất khoáng vô cùng cần thiết cho quá trình
hình thành xương và răng của trẻ. Do nhu cầu canxi lớn trong giai đoạn mang
thai, mẹ bầu rất dễ bị thiếu canxi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển
của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu.
Tình trạng ốm nghén khi mang thai
Ốm nghén là tình trạng thường
xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ với
những biểu hiện tiêu biểu như buồn
nôn và nôn, mệt mỏi, cảm giác
thèm ăn một món nào đó…
Mẹ bầu có thể cảm nhận được
những biểu hiện này bắt đầu […]
Mức tăng cân thông thường
khi mang thai Tùy vào cơ địa của mỗi
mẹ mà sẽ có sự tăng cân khác
nhau khi mang thai. Mức tăng cân lý tưởng
sẽ được tính dựa trên cân
nặng và chiều cao trước khi mang thai của
mẹ. Để biết mức chuẩn tăng cân
trong thai […]
Làm mẹ là một thiên
chức vô cùng thiêng liêng và cao
quý đối với mỗi người phụ
nữ. Bên cạnh niềm hạnh phúc lớn lao
khi biết mình mang thai thì chắc hẳn mẹ
cũng có những quan tâm và thắc mắc
về thai kỳ của mình. Ba tháng đầu
mang thai là khoảng […]
Trong cuối thời kỳ mang thai, mẹ
bầu cần luôn giữ vững tinh thần thoải
mái để chuẩn bị cho việc chuyển
dạ sắp sinh có thể đến bất kỳ
lúc nào. Nhưng làm thế nào để
mẹ bầu biết về các dấu hiệu sắp
sinh để chuẩn bị tốt, hãy cùng Meiji
theo dõi […]
Ốm nghén là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai 3 tháng
đầu hoặc hơn, bao gồm nhiều triệu chứng như : buồn nôn, nôn, mất ngủ, mệt
mỏi… Các triệu chứng này có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong ngày.
Rỉ ối kết hợp với cơn co tử cung có thể khiến túi ối nhanh
chóng bị cạn kiệt và dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sự phát triển của
thai nhi, thậm chí sẽ dẫn tới tình trạng sinh non hay gây sảy thai.
Ốm nghén là triệu chứng hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải
trong giai đoạn đầu thai kỳ. Các triệu chứng ốm nghén có thể bao gồm: mệt mỏi,
buồn nôn, nôn, dị ứng với một số loại thức ăn, hoặc có cảm giác thèm một số loại
thức ăn.
Việc tiêm phòng trước và trong thai kỳ là cực kỳ quan trọng
đối với mẹ bầu. Do đó tiêm phòng đầy đủ là bước đệm vô cùng quan trọng giúp mẹ
và thai nhi có thêm kháng thể để ngăn ngừa một số vi khuẩn, virus gây bệnh trong
suốt thai kỳ. Đồng thời, giúp bé khỏe mạnh hơn trong những tháng đầu đời khi
chưa kịp tiêm phòng các mũi quan trọng.
Một số cách phòng ngừa
bệnh hậu sản Chăm sóc sức khỏe tinh
thần Bản thân mẹ nên giữ tâm
trạng, tinh thần thoải mái vui vẻ, có
lối sống lạc quan, tích cực và
đừng để những nỗi buồn phiền
làm ảnh hưởng đến cuộc sống.
Thời kỳ hậu sản rất quan trọng vì
[…]
Bên cạnh niềm hạnh phúc vô bờ, việc sinh con cũng mang đến
cho mẹ không ít mệt mỏi trong giai đoạn sau sinh. Vì thế, khoảng thời gian này
mẹ cần được đặc biệt chăm sóc và quan tâm cả về thể chất lẫn tinh thần, nếu
không sẽ rất dễ xảy ra bệnh hậu sản. Vậy bệnh hậu sản là gì, có biểu hiện ra sao
và cần phòng tránh như thế nào?
Nhiều mẹ bầu có thể đã lỡ, hoặc phải sử dụng kháng sinh ngay
trước hoặc trong thời gian mang thai. Việc này liệu có ảnh hưởng đến thai nhi
không là câu hỏi lớn nhất mà mẹ bầu thường quan tâm, lo lắng. Những thông tin
sau đây sẽ giúp mẹ bầu giải đáp các thắc mắc này.
Cảm cúm là loại bệnh truyền nhiễm có thể phát sinh ở tất cả
mọi người. Trong đó, đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ nhỏ, người cao tuổi và
phụ nữ mang thai.
Trong thời kỳ mang thai, ngoài
những triệu chứng như ốm nghén, táo
bón, mệt mỏi,… thì mẹ bầu
còn phải đối mặt với những bệnh
thường gặp như cảm cúm, sốt,….
bởi hệ miễn dịch của mẹ trong thai kỳ
bị suy yếu đi một phần. Bởi vậy,
mẹ bầu sẽ không thể tránh […]