Mẹo giúp hạn chế ngứa da khi mang thai

Khi mang thai phụ nữ trải qua rất nhiều sự biến đổi về tâm lý và cơ thể, gây ra một số các triệu chứng khó chịu. Trong đó, ngứa khi mang thai cũng là một triệu chứng mà thai phụ hay gặp phải. Tình trạng này thường do các biến đổi của cơ thể trong thai kỳ, cũng có thể do bệnh lý ngoài da hay tình trạng ứ mật thai kỳ gây ra. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn tác động không nhỏ tới sự phát triển của thai nhi.

Một số mẹ thấy lòng bàn tay, lòng bàn chân, cơ thể bị ửng đỏ và ngứa, một số mẹ khác còn có dấu hiệu phát ban toàn thân, mẹ bầu thì không thể tuỳ tiện dùng thuốc. Hiện tượng ngứa có thể gia tăng lúc tắm xong hoặc trước khi đi ngủ. Vậy hiện tượng này do nguyên nhân từ đâu, biện pháp khắc phục như thế nào? Hãy cùng Meiji theo dõi bài viết sau nhé!

Nguyên nhân gây ngứa da khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng ngứa da khi mang thai, tuy nhiên phổ biến nhất là những nguyên nhân sau đây:

  • Tử cung phát triển: đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất, sự tăng nhanh về kích thước của tử cung để có chỗ cho em bé sẽ khiến da bị giãn, khô và trở nên khó chịu, ngứa ngáy.
  • Sự tăng hooc môn: việc hooc môn estrogen tăng trưởng trong cơ thể mẹ sẽ khiến mẹ bị dị ứng, dấu hiệu này có thể biến mất tự nhiên sau khi sinh.
  • Những yếu tố như mẹ bầu có tiền sử da khô, mắc chứng chàm bội nhiễm hoặc do chế độ ăn uống của mẹ bầu càng khiến tình trạng ngứa thêm tồi tệ hơn.
  • Những mẹ bầu mắc chứng ứ mật trong gan cũng có thể bị khô da và ngứa.
  • Tăng cân: khi mang thai phụ nữ thường có biểu hiện tăng cân nhanh và tập trung ở phần mông, đùi, ngực làm cho da bị rạn, ngứa. Tình trạng này hay gặp ở những tháng cuối thai kỳ.
  • Viêm da bọng nước: xuất hiện ở tuần thứ 20-21 của thai kỳ tức giai đoạn thai kỳ tháng thứ 6, lúc đầu mẹ có thể thấy những mề đay, mụn nước mọc quanh rốn, đùi, sau đó lan sang bụng, lưng, bàn tay, bàn chân….
  • Cơ địa mẹ nhạy cảm: nếu trước thời điểm mang thai, mẹ từng bị dị ứng ở da hoặc da của mẹ thuộc loại quá nhạy cảm thì khi mang thai sẽ rất dễ bị viêm da dị ứng. Nguyên nhân này liên quan tới nhiều yếu tố di truyền. Đồng thời, số lượng trường hợp bị viêm da dị ứng trong giai đoạn thai kỳ do nhạy cảm chiếm tới hơn 40% tổng các trường hợp bị tình trạng này.
  • Tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng: nếu cơ địa mẹ hay dị ứng thì những yếu tố môi trường như chất lượng không khí, thời tiết trong giai đoạn chuyển mùa, phấn hoa, lông động vật và thực phẩm,… sẽ khiến mẹ có nguy cơ bị dị ứng nhiều hơn.
Me Bau Ngua Da Khi Mang Thai 1200x800
Dấu hiệu nhận biết mẹ bầu bị dị ứng da

Hầu hết những trường hợp bị ngứa da trong thai kỳ đều là do việc thay đổi sinh lý trong cơ thể. Vì vậy, nó thường không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng vẫn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên thì tâm trạng và giấc ngủ của mẹ sẽ không tốt, có thể dẫn tới tình trạng chán ăn và suy yếu hệ miễn dịch.

Xem thêm: 3 phương pháp trị cảm cúm khi mang thai mẹ không cần dùng thuốc

Một số biện pháp giúp hạn chế tình trạng ngứa khi mang thai

Mẹ bầu không nên cào, gãi nhiều khi ngứa

Nếu càng gãi thì lại càng khiến cho lớp da bị tổn thương, dẫn tới kích thích gây ngứa hơn. Để hạn chế cơn ngứa có thể dùng một chiếc khăn mát, túi chườm mát hoặc một chiếc khăn ẩm chườm lên vùng da bị ngứa.

Mẹ bầu cần vệ sinh thân thể thường xuyên, đúng cách

Tắm thường xuyên bằng nước ấm, có thể dùng sữa tắm phù hợp không làm khô da. Sau khi tắm là thời điểm da mất nước nên sử dụng kem dưỡng ẩm, tránh khô da vì sẽ gây ngứa. Nên tránh các loại sữa tắm hay xà bông có độ pH cao dễ gây kích thích da.

Nên giữ ẩm và chống rạn da khi mang thai

Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm hay tinh dầu được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên như dầu hạnh nhân, hướng dương…giúp giảm khô da, hạn chế rạn da. Nên bôi sau khi tắm, trước khi đi ngủ. Chú ý khi bôi đối với vùng bụng nên bôi một cách nhẹ nhàng, tránh kích thích gây co bóp tử cung.

Mặc quần áo thoáng thấm mồ hôi, tránh những nơi nắng nóng oi bức

Điều này để hạn chế mẹ bầu ra mồ hôi nhiều. Ngoài ra nên tránh những nơi nhiều bụi bẩn có chứa tác nhân gây di ứng, ngứa.

Chế độ ăn uống cho mẹ bầu phải hợp lý

Nên ăn uống đủ dinh dưỡng, chú ý bổ sung tăng cường các loại thức ăn giàu vitamin A và D, tránh đồ ăn cay nóng. Uống đủ nước mỗi ngày khoảng 2-2,5 lít.

Xem thêm: Vai trò của vitamin D trong thời gian mang thai

Mẹ bầu ngứa da khi nào cần đi khám bác sĩ

Thông thường các trường hợp ngứa khi mang thai đều không ảnh hưởng nhiều đến mẹ và thai nhi. Tuy nhiên nếu gặp những biểu hiện sau thì mẹ bầu nên đi thăm khám:

  • Ngứa đi kèm tổn thương da như chàm, vảy nến, khô tróc…
  • Phát ban và hành sốt
  • Ngứa toàn thân và vàng da bất thường
  • Ngứa kèm nóng rát âm đạo

Các bài viết dành cho Mẹ và Bé được quan tâm nhiều nhất:

Tình trạng ngứa da khi mang thai tuy không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe nhưng nếu để lâu dài sẽ khiến mẹ có nguy cơ mắc các bệnh về da. Mẹ cần tới các cơ sở y tế để tìm phương pháp điều trị thích hợp và có được sức khỏe tốt nhất trong thai kỳ mẹ nhé.

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Mẹ sinh mổ bao lâu có thai là an toàn nhất?

Sản phẩm dinh dưỡng công thức Meiji không gây táo bón

Có thể bạn muốn xem

Mách mẹ thực phẩm giúp nước ối trong và dồi dào

Thai nhi nằm trong tử cung của người mẹ và được bao bọc xung quanh bởi nước ối. Nước ối là một môi trường giàu chất dinh dưỡng, có khả năng tái tạo và trao đổi, giữ một vai trò quan trọng đối với sự sống còn và phát triển của thai nhi nằm trong bụng mẹ.

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Logo Messenger - Meiji Vietnam
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji