Những mẹ có bầu sức đề kháng yếu, có thể rất dễ bị các loại bệnh điển hình là ợ nóng, trào ngược dạ dày, nghén buồn nôn khi mang thai. Dưới đây biện pháp chống trào ngược dạ dày khi mang thai cho mẹ tham khảo.
Nguyên nhân mẹ bị ợ nóng trong thời gian mang thai
Ợ nóng là cảm giác nóng rát ở phần mũi ức, xảy ra khi cơ vòng dưới của thực quản (một cơ chịu trách nhiệm giữ cho các thành phần trong dạ dày không bị trào ngược trở lại) bị giãn ra khiến cho acid dịch vị dạ dày trào ngược lên và gây kích ứng thực quản.
Mẹ có thai rất dễ mắc chứng ợ nóng vì 2 lý do:
Thứ nhất, do relaxin – một hormon có tác dụng khởi động cho các khớp và mô liên kết để chuẩn bị cho quá trình sinh nở dễ dàng hơn về sau có thể làm chậm lại quá trình tiêu hóa, điều đó có nghĩa là thức ăn sẽ nằm trong dạ dày lâu hơn và kích thích sản xuất ra nhiều acid hơn.
Thứ hai, chính em bé trong bụng cũng tạo ra áp lực lên cả dạ dày và cơ vòng dưới thực quản, khiến cho nguy cơ acid trào ngược lại vào thực quản cao hơn.
Ợ nóng khi mang thai phải làm sao?
Mặc dù không nguy hiểm nhưng bạn nên cẩn trọng với chứng ợ chua nóng kèm theo nhiều triệu chứng khác. Bởi nó thường đi kèm với hiện tượng đau rát từ sau xương ức tới cổ họng, đau vùng bên trên dạ dày, viêm loét dạ dày,… có thể cơ thể bạn đang ẩn chứa nhiều bệnh nghiêm trọng hơn.
Ăn thành nhiều bữa nhỏ và ăn ít hơn trong mỗi bữa
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho mẹ mang thai, việc ăn quá nhiều khiến cho chứng ợ nóng trở nên nặng hơn. Khi bạn đang mang thai thì sẽ có ít không gian cho dạ dày giãn nở hơn. Do vậy duy trì một chế độ ăn uống vừa phải không chỉ giúp đẩy lùi chứng ợ nóng ngay lập tức mà còn duy trì được trong suốt thời gian mang thai. Đồng thời, việc tăng nhiều cân hơn cân nặng khuyến nghị khi mang thai sẽ tạo ra nhiều áp lực hơn lên phần bụng của bạn, và điều này có thể gây khởi phát chứng ợ nóng.
Do vậy, thay vì ăn 3 bữa một ngày, hãy chia thành 6 bữa nhỏ với không nhiều hơn 1,5 chén thức ăn mỗi loại. Nạp ít thức ăn hơn mỗi bữa sẽ giúp cho dạ dày của bạn dễ tiêu hóa hơn.
Không nên ăn những loại đồ ăn gây kích thích
Hãy phân loại ra những thực phẩm có thể khiến chứng ợ nóng trở nên nghiêm trọng hơn và loại chúng ra khỏi bữa ăn của bạn. Các loại thực phẩm thường gây ợ nóng bao gồm thực phẩm chứa acid như trái cây vị chua và cà chua, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay, sô cô la, cà phê, đồ uống có ga và rượu.
Ngủ nghiêng bên trái
Để hạn chế bị ợ nóng vào ban đêm, bạn nên tránh ăn trong vòng ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ. Nâng phần đầu giường cao hơn một chút. Nếu bạn vẫn chưa quen với việc ngủ nghiêng bên trái thì hãy tập từ bây giờ. Nằm nghiêng bên trái sẽ khiến acid dịch vị khó tràn về phía thực quản hơn.
Sử dụng cách trị ợ nóng
Cách trị ợ nóng khi mang thai với mật ong và gừng
Bạn có thể cho khoảng một muỗng mật ong, 3 thìa nước, 3 lát gừng vào một cốc nước ấm rồi khuấy đều. Hỗn hợp này dùng để uống vào các buổi sáng
Trị ợ nóng khi mang thai với chanh tươi
Uống nước cốt chanh với nước vào mỗi buổi sáng và tối trước khi ăn có thể giúp bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn. Sử dụng đều đặn trong một thời gian dài sẽ đẩy lùi triệu chứng khó chịu này.
Cách chữa ợ nóng khi mang thai bằng cam tươi
Trong cam tươi có chứa vitamin C giúp các mẹ bầu hạn chế tình trạng ợ nóng được nhiều người áp dụng. Bạn có thể uống nước cam tươi vắt hoặc ăn cam trực tiếp mỗi ngày, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều.
Mẹ cần biết
- 3 phương pháp điều trị dứt điểm cảm cúm khi mang thai mẹ bầu không cần dùng thuốc
- Nhật Ký Nuôi Con
- Mẹo trị ốm nghén cho mẹ bầu khỏe mạnh trong chớp mắt
- Thực đơn ăn uống khi mang thai tốt nhất cho thai nhi trong 3 tháng đầu
- Bật mí nguyên nhân bé yêu trong bụng thường “đạp” liên tục vào mỗi tối
- Bổ sung thừa sắt khi mang thai mẹ bầu gặp hậu quả khôn lường
- Chăm sóc “đặc biệt” cho mẹ mang song thai
Bị ợ nóng khi mang thai thực sự gây khá nhiều phiền thoái và khó chịu cho các bà bầu. Để hạn chế tình trạng này, sản phụ nên xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Bạn cũng có thể sử dụng vài gợi ý từ bài viết này để chấm dứt nó. Tuy nhiên, khi vấn đề trở nên nặng hơn, bạn nên đi khám bác sĩ để chữa trị khoa học.