Nguyên nhân dây rốn quấn cổ? Cách nhận biết và phòng tránh

Đối với mỗi mẹ bầu khi nhìn thấy con mình sinh ra khỏe mạnh và an toàn chính là điều tuyệt vời nhất. Tuy nhiên có một nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh dễ bị ngạt khi sinh đó là dây rốn quấn cổ hay dân gian thường gọi là tràng hoa quấn cổ. Vậy làm thế nào để nhận biết và phòng tránh hiện tượng này? Hãy cùng Meiji theo dõi bài viết Nguyên nhân dây rốn quấn cổ? Cách nhận biết và phòng tránh dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!

Dây rốn quấn cổ
Ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ

Dây rốn quấn cổ là gì?

Tràng hoa quấn cổ hay dây rốn quần cổ là hiện tượng dây rốn cuốn quanh cổ thai nhi thành nhiều vòng. Đây là thuật ngữ chuyên ngành mà các bác sĩ dùng để gọi hiện tượng này. Dây rốn là con đường chuyền chất dinh dưỡng và dưỡng khí từ mẹ sang thai nhi. Vì vậy, việc chú ý đến vấn đề dây rốn quấn cổ là rất cần thiết.

Nguyên nhân dây rốn quấn cổ

Dây rốn có chiều dài trung bình từ 50 – 60cm, dây rốn càng dài càng dễ quấn vào cổ tay, cổ chân thai nhi, hoặc thậm chí bị thắt nút dẫn đến việc không thể chuyền dưỡng khí đến thai nhi gây lưu thai và một số hệ lụy khác.

Nguyên nhân dẫn đến việc này là do quá trình chuyển động của em bé trong bụng mẹ. Nếu thai nhi chuyển động quá nhiều thì nguy cơ khiến dây rốn bị rối và quấn vào tay, chân, cổ của bé càng nhiều hơn. Đặc biệt ở 3 tháng cuối thai kì, thai nhi có dấu hiệu quay đầu xuống dưới nên việc dây rốn cuốn cổ cũng dễ xảy ra.

Ngoài nguyên nhân trên, các bác sĩ cũng chỉ ra việc mẹ bầu làm việc quá sức cũng dẫn đến hiện tượng dây rốn quấn cổ. Khi mẹ vận động và làm việc quá nhiều thì thai nhi cũng có xu hướng quay đầu xuống dưới khiến dây rốn cuốn vào người và cổ nếu dây rốn quá dài. Vì vậy, các mẹ cần lưu ý giữ gìn sức khỏe và hạn chế vận động trong thời gian mang thai.

Trong trường hợp mang thai đôi, mang thai ba cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị dây rốn quấn cổ. Hay việc mẹ bầu dư nước ối, dây rốn thiếu đàn hồi,.. cũng có thể gây ra việc trẻ bị dây rốn quấn cổ.

Xem thêm: Bài tập thể dục dành cho mẹ bầu

Xem thêm: Làm thế nào để mẹ bầu tăng cân hợp lý khi mang thai?

Cách nhận biết dây rốn quấn cổ thai nhi

Để có thể nhận biết hiện tượng này các mẹ cần phải siêu âm, nhưng trong một số trường hợp siêu âm cũng khó có thể thấy được rằng dây rốn có quấn cổ bé không do thế nằm của bé. Tuy nhiên, việc siêu âm chỉ có thể giúp nhận biết được trẻ có bị dây rốn cuốn cổ hay không chứ không dự đoán được hiện tượng này có gây hại gì cho trẻ không. Vì vậy, các mẹ vẫn phải luôn cẩn thận trong suốt thai kì.

Dây rốn quấn cổ có nguy hiểm không?

Trong trường hợp nếu các mẹ nhận được thông báo rằng con mình bị dây quấn rốn thì cũng đừng quá lo lắng bởi hiện tượng này xảy ra rất phổ biến. Cứ 3 trẻ sẽ có 1 trẻ bị dây rốn quấn cổ và hầu như không gây hại gì nhiều đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Dây rốn cũng có thể trở về trạng thái bình thường trước khi bé được sinh ra.

Dây rốn quấn cổ có nguy hiểm không?
Dây rốn quấn cổ có nguy hiểm không?

Tuy nhiên, một số trường hợp dây quấn cổ cũng gây ra những di chứng cho trẻ trong thời gian thai kì và sau khi sinh.

Trong thai kỳ

  • Gây khó khăn trong việc chuyển chất dinh dưỡng và dưỡng khí cho bé dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng, thậm chí ngạt thở cho thai nhi.
  • Nếu dây rốn quấn chặt, bé có thể bị thiếu oxy và sau khi sinh nếu mẹ phát hiện thấy bé có dấu hiệu co giật, chân tay run.

Sau khi sinh

  • Ảnh hưởng đến nhịp tim của trẻ: Đây là biến chứng phổ biến nhất mà nguyên nhân chính là do các cơn co thắt tử cung của mẹ làm cho dây rốn bị xiết chặt lại. Từ đó, lưu lượng máu đến thai nhi sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến nhịp tim của bé cũng bị ảnh hưởng.
  • Giảm sự phát triển của trẻ sau sinh: dây rốn quấn quanh cổ làm lượng máu chuyền đến cơ thể bé ít đi có thể gây ảnh hưởng đến cân nặng và trí não của thai nhi.
  • Thai phụ phải đẻ mổ: Dây rốn quấn nhiều vòng quanh cổ gây cản trở trong việc thai quay đầu và sinh thường. Khi đó, các bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu mổ lấy thai để bảo đảm an toàn cho bé và mẹ.

Xem thêm: Vai trò của vitamin D trong thời gian mang thai

Nên làm gì khi biết dây rốn quấn cổ

Nếu biết rằng con mình bị dây rốn quấn cổ thì các mẹ nên giữ bình tĩnh và tiếp tục bổ sung chất dinh dưỡng cho bé. Bởi không có cách nào để cần can thiệp đến việc dây rốn quấn cổ. Tuy nhiên để bảo đảm an toàn cho trẻ và mẹ, các thai phụ nên thường xuyên thăm khám và xin tư vấn từ bác sĩ. Khi sinh bé cần gỡ dây rốn ngay lập tức để giúp bé thở được.

Cách hạn chế dây rốn quấn cổ

Dây rốn quấn cổ là hiện tượng thường gặp nhưng các ông bố bà mẹ vẫn rất lo lắng. Vậy làm thế nào để có thể hạn chế việc dây rốn quấn cổ? Hãy cùng tham khảo những cách sau nhé!

Tránh xoa bụng mạnh và thường xuyên

Các mẹ thường có hành động xoa bụng để giao tiếp với con. Tuy nhiên đây cũng là hành động khiến bé phản ứng lại và chuyển động nhiều hơn khiến dây rốn dễ bị quấn vào người, tay, chân, cổ.

Tránh hoạt động mạnh

Hoạt động mạnh khiến các mẹ càm thấy mệt mỏi và căng thẳng khi đó cũng có thể gây ra hiện tượng dây rốn quấn cổ.

Hạn chế đi ngủ muộn

Thai phụ thường gặp những triệu chứng như khó ngủ, ngủ muộn,… trong suốt thai kì. Điều này không chỉ dẫn đến việc stress cho mẹ và còn làm gián đoạn đi đồng hồ sinh học của bé khiến bé hoạt động nhiều hơn. Vì vậy, các bà mẹ phải chú ý đến giấc ngủ của mình để bảo đảm sức khỏe cho cả bé và bản thân.

Xem thêm: Làm sao để cải thiện giấc ngủ cho mẹ bầu?

Không ngủ sai tư thế

Bác sĩ khuyến cáo các bà mẹ nên nằm nghiêng một bên sang bên trái để giúp máu lưu thông tốt hơn cũng cấp đủ dưỡng chất và oxy cho thai nhi. 

Các bài viết được quan tâm nhiều nhất:

Trên đây là bài viết về Nguyên nhân dây rốn quấn cổ? Cách nhận biết và phòng tránh Meiji mong muốn gửi đến các ông bố, bà mẹ sắp có con nhỏ hoặc chuẩn bị có kế hoạch mang thai. Hy vọng bài viết này giúp ích giúp hạn chế hiện tượng dây rốn quấn cổ. Chúc các mẹ thật nhiều sức khỏe, mẹ tròn con vuông!

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Cách nhận biết có thai ngay tuần đầu tiên chính xác nhất

Giải đáp thắc mắc có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không?

Có thể bạn muốn xem

Nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn và biện pháp cải thiện

Tình trạng biếng ăn của trẻ luôn là một vấn đề gây đau đầu đối với các bà các mẹ. Tình trạng biếng ăn kéo dài có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển về thể chất và tư duy của trẻ rất nhiều. Vậy nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn là gì? Làm cách nào để cải thiện tình trạng này?

Xem chi tiết

Thực đơn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng tuổi

Khi được 8 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ đã hoàn thiện hơn so với thời điểm trước đó. Hơn nữa, nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ giai đoạn này đã tăng lên đáng kể. Vì thế, việc được cung cấp một chế độ ăn cân đối và đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp trẻ tăng trưởng và phát triển tốt nhất.

Xem chi tiết

Top 5 thực phẩm giàu canxi cho trẻ

Canxi là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ nhỏ. Canxi tham gia vào sự hình thành và phát triển của xương và răng, giúp duy trì mật độ và khối lượng xương trong giai đoạn thanh thiếu niên cũng như góp phần quan trọng đối với hoạt động bình thường của các cơ và dây thần kinh.

Xem chi tiết

Quá trình mọc răng sữa của trẻ

Bố mẹ có bao giờ băn khoăn tự hỏi quá trình mọc răng sữa của trẻ diễn ra như thế nào? Những dấu hiệu nào cho thấy những chiếc răng xinh của con đang nhú lên khỏi lợi? Hay có thể làm gì để giảm bớt những khó chịu của trẻ trong giai đoạn mọc răng này? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về quá trình mọc răng của trẻ để giúp bố mẹ có thể hiểu rõ hơn về quá trình này của con mình.

Xem chi tiết

“Tummy time” cho bé, bố mẹ cần lưu ý những gì

“Tummy time” là gì? Vì sao nên hướng dẫn “Tummy time” cho bé “Tummy” trong tiếng anh có nghĩa là “bụng”. “Tummy time” hay còn được gọi là thời gian tập cho trẻ nằm bụng dưới, nằm sấp sự theo dõi của bố mẹ. Hoạt động này giúp cho trẻ nằm sấp để phát triển […]

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Logo Messenger - Meiji Vietnam
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji