1. Vai trò của sắt trong thai kỳ
Sắt là một chất khoáng rất cần
thiết cho quá trình tạo máu của cơ
thể, giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ
thể, dự trữ oxy cho cơ, là thành phần
của một số men quan trọng và giúp tăng
cường sức đề kháng của cơ thể.
Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể người
mẹ có thể tăng lên đến 50% để
vừa nuôi dưỡng cơ thể, vừa cung cấp
dinh dưỡng và oxy cho thai nhi. Do đó, nhu cầu
sắt của mẹ cũng tăng lên để tạo
đủ máu đáp ứng nhu cầu của cơ
thể và thai nhi.
Xem thêm: Cách phòng chống thiếu máu khi mang thai mà các mẹ cần biết
Một nghiên cứu của Viện dinh dưỡng năm
2014 – 2015, tỷ lệ thiếu máu ở phụ
nữ mang thai là 32,8% trong đó 54,3% thiếu máu
ở phụ nữ có thai là do thiếu sắt.
Khi mang thai mẹ hãy bổ sung đủ sắt để
đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và
thai nhi. Nếu lượng sắt được hấp thu
đủ thì sẽ giúp mẹ phòng tránh
được các triệu chứng như mệt
mỏi, hoa mắt chóng mặt, và một số
vấn đề khác.
2. Nhu cầu sắt của phụ nữ mang thai
Trước khi mang thai, phụ nữ cần khoảng 17mg
sắt mỗi ngày. Khi mang thai, nhu cầu sắt của
mẹ bầu tăng lên gần gấp đôi, tức
là khoảng 30mg/ngày (với mức hấp thu sắt
từ khẩu phần ăn là 15%).
Mẹ có thể tham khảo bảng nhu cầu sắt
khuyến nghị do Bộ Y tế đưa ra như sau:
Còn đối với mẹ bầu bị thiếu
máu, có thể cần điều trị theo
đúng yêu cầu của bác sĩ để
cải thiện tình trạng sức khỏe và
đảm bảo một thai kỳ vững vàng.
3. Mẹ bầu nên uống loại sắt nào
Loại sắt nào tốt nhất cho mẹ bầu
hiện nay là câu hỏi được nhiều
phụ nữ mang thai thắc mắc. Thuốc sắt dành
cho mẹ bầu phổ biến nhất là dòng
sắt vô cơ (sulfute) và sắt hữu cơ (fumarate
& gluconate). Nhưng thuốc sắt hữu cơ
được lựa chọn nhiều hơn, bởi loại
này giúp mẹ bầu dễ hấp thụ và
không gây táo bón. Bên cạnh đó,
thuốc sắt cũng được bào chế bởi
hai hình thức dạng nước và dạng
viên. Thuốc sắt dạng viên tuy dễ uống,
không gây buồn nôn nhưng thường nóng
và dễ táo bón hơn.
Xem thêm: Bí quyết giúp phòng tránh táo bón thai kỳ hiệu quả
4. Các thực phẩm giàu sắt
Với thực phẩm ăn vào, mẹ bầu có
thể hấp thu sắt qua hai nguồn là thức ăn
từ động vật (giàu sắt heme) và thức
ăn từ thực vật (giàu sắt không heme).
Nguồn sắt heme từ thức ăn động vật
có thể được dễ dàng hấp thu
tại ruột với tỷ lệ hấp thu là 15 –
35% như: thịt lợn, thịt bò, thịt bê,
cá hồi, gan, sò, tôm, cua, mực,… Còn
đối với nguồn sắt không heme từ thức
ăn thực vật như ngũ cốc, đậu
đỗ, cần tây, rau dền, cải xanh, rau
muống,…, tỷ lệ hấp thu chỉ khoảng
từ 2- 20% và phụ thuộc rất nhiều vào
các thành phần khác nhau trong thực phẩm
như: vitamin C, đạm động vật, các axit
hữu cơ trong rau và quả,…
Thực phẩm bổ sung dành cho bà mẹ mang thai
và cho con bú Meiji MAMA MILK đã được
nghiên cứu để cung cấp cho mẹ bầu một
lượng sắt, đạm và vitamin C hợp lý,
giúp mẹ kết hợp cùng thực phẩm
hằng ngày nhằm đảm bảo dinh dưỡng
tối ưu cho mẹ và thai nhi.
5. Hướng dẫn mẹ bầu bổ sung
đầy đủ sắt khi mang thai
Thực phẩm ăn hằng ngày là nguồn bổ
sung sắt đa dạng và an toàn nhất cho mẹ
bầu. Tuy nhiên, với nhu cầu sắt khá cao khi
mang thai, có thể mẹ bầu cần bổ sung thêm
sắt từ nguồn khác bên cạnh thực
phẩm để đảm bảo cung cấp đủ
sắt cho cơ thể và thai nhi.
Một nguồn sắt bổ sung khá phổ biến
hiện nay đó là thực phẩm chức năng.
Đối với nguồn sắt này, mẹ bầu
cần tham khảo ý kiến bác sỹ chuyên khoa
để bổ sung lượng phù hợp nhất
với cơ thể mình, tránh thừa và gây
ra những tác dụng phụ cho cơ thể.
Xem thêm: Bổ sung thừa sắt khi mang thai mẹ bầu gặp hậu quả khôn lường
Bên cạnh việc bổ sung sắt, mẹ cũng nên
chú ý bổ sung các chất dinh dưỡng
khác giúp tạo máu như:
- Vitamin B12 (sữa, trứng, sữa đậu…)
- Axit folic (măng tây, cải xoăn, đậu
đỗ, các loại hạt, cam,…)
- Vitamin B6 (cá, thịt, đỗ, các loại
hạt…)
- Đồng (mực, thịt bò, thịt lợn,
vừng, ổi, bơ…)
6. Cách bổ sung sắt giúp sắt
được hấp thụ tối ưu nhất
Khi mẹ bầu bổ sung sắt nên kết hợp
với thực phẩm giàu vitamin C, vitamin C giúp cơ
thể hấp thụ sắt tốt hơn.
Tránh sử dụng trà, cà phê, sữa,
các chế phẩm từ sữa khi vừa uống
sắt hay bổ sung các thực phẩm chứa sắt.
Không nên bổ sung canxi cùng hoặc gần thời
điểm khi vừa bổ sung sắt. Tốt nhất
nên bổ sung 2 chất này cách nhau 2 giờ
tránh tình trạng cản trở hấp thu.
Nguồn tham khảo:
Hướng dẫn
quốc gia “Dinh dưỡng cho phụ nữ có thai
và bà mẹ cho con bú 2017”, Bộ Y
tế.
Viện Dinh dưỡng quốc gia
Bệnh
viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Bệnh viện Từ
Dũ
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi
Nhật Bản