Làm thế nào để vượt qua tuần khủng hoảng ở trẻ (Wonder week)

Wonder week hay còn được gọi là tuần khủng hoảng của trẻ. Đây là những tuần trẻ đột nhiên thay đổi tính nết do quá trình phát triển tự nhiên. Trẻ sẽ tập trung tập phát triển các kỹ năng vận động và trí não, do đó sẽ lơ là trong việc ăn và ngủ (biếng ăn, gắt ngủ…).

Trong những tuần khủng hoảng này, mẹ sẽ phải đương đầu với 3 biểu hiện chính của trẻ hay còn gọi là 3C – Crying (Khóc lóc), Clinginess (Đeo bám), và Crankiness (Cáu kỉnh).

Nguyên nhân là do trẻ chưa thích nghi kịp với các thay đổi về mặt nhận thức, cảm nhận và thể chất của bản thân mình. Đây là cả một quá trình trẻ “học hỏi và rèn luyện” đấy mẹ ạ.

Các tuần wonder week của bé bố mẹ cần lưu ý

Trong 2 năm đầu đời, bé sẽ trải qua 10 tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh ở các tuần thứ 5-8-12-19-26-37-46-55- 64-75.

Bố mẹ hãy thường xuyên theo dõi lịch wonder week dưới đây để chủ động hơn và không có những lo lắng không cần thiết khi trẻ tự dưng “khó ở” nhé.

Tuan Khung Hoang O Tre 02 797x1200
Bảng minh hoạ các tuần khủng hoảng ở trẻ (Wonder Week)

Biểu hiện của trẻ trong Wonder week

Nếu bố mẹ thấy trẻ có các biểu hiện dưới đây trùng với thời gian trong bảng wonder week thì khả năng lớn là trẻ chỉ đang trong giai đoạn khủng hoảng tự nhiên mà thôi.

  • Bé sẽ khóc nhiều hơn, hay cáu gắt…
  • Bé có tâm trạng thất thường, đang chơi vui vẻ tự nhiên cáu hoặc ngược lại.
  • Làm nũng, muốn bố/mẹ chơi cùng trẻ nhiều hơn.
  • Nghịch hơn
  • Bé cũng khó ngủ vào ban đêm, giấc ngủ không sâu, ngủ ít.
  • Xuất hiện tình trạng trẻ biếng ăn

Làm thế nào để cùng con vượt qua tuần khủng hoảng?

Vì đây là phản ứng tâm sinh lý tự nhiên của bé trong quá trình phát triển, mẹ có thể áp dụng kinh nghiệm của các bậc cha mẹ trên khắp thế giới, được đúc kết bằng hai từ “mặc kệ”. Hãy để trẻ được tự do quấy khóc, thoải mái trong không gian riêng của mình.

Mẹ có thể áp dụng một số mẹo sau để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn ở các mốc wonder week

  • Cho con ngủ giấc đêm sớm hơn bình thường 30-45 phút.
  • Không nên ép con ăn, tránh để biếng ăn sinh lý thành biếng ăn tâm lý. Mẹ chỉ cần đợi đến lúc con đói và đòi thì hãy cho ăn.
  • Quan tâm con nhiều hơn, cùng chơi các trò chơi để luyện tập các kĩ năng con đang học.
  • Khi con quấy khóc, mẹ hãy giúp con quên đi sự khó chịu bằng cách cho con thực hiện hoạt động con thích nhất như mát xa, ôm ấp, cho con đi ra ngoài chơi, nghịch nước.

Những kĩ năng trẻ đạt được sau wonder week:

Sau những tuần khủng hoảng, trẻ sẽ đạt được những thay đổi về mặt kỹ năng có thể khiến mẹ bất ngờ đấy!

Tuần thứ 5 – “Thế giới của sự thay đổi cảm nhận ở các giác quan”

Ngay sau khi đầy tháng trẻ sẽ bắt đầu “khó chiều” hơn nhưng mẹ đừng lo. Sau wonder week 1, trẻ sẽ bắt đầu biết nhìn mọi vật chăm chú hơn, muốn chạm vào mọi vật, cảm nhận được mùi hương…, đó là vì giác quan của trẻ đã đạt được một mốc phát triển mới rồi.

Tuần thứ 8 – “Thế giới của sự khám phá”

Trẻ sẽ có thể giữ đầu ổn định hơn, quay đầu về phía âm thanh, bắt đầu có dấu hiệu quan tâm đến đồ chơi, khám phá và quan sát những bộ phận cơ thể của mình. Trẻ còn có thể phát ra những âm thanh gầm gừ nho nhỏ nghe rất thú vị đấy.

Tuần thứ 12 – “Thế giới của sự biến đổi vận động”

Đây chính là mốc thời gian đánh dấu sự chuyển biến lớn đầu tiên của trẻ. Con sẽ bắt đầu biết lẫy, lật sấp, lật ngửa, ngóc đầu, cười nhiều hơn và thích nghe những âm thanh với tần số khác nhau.

Tuần thứ 19 – “Thế giới của những sự kiện”

Mẹ sẽ bắt đầu thấy trẻ biết cho tay vào miệng mút hoặc cầm nắm để bỏ tất cả mọi đồ vật trong tầm với nhét vào miệng, biết nhìn theo mẹ hoặc bố, đẩy núm ti ra khi đã no.

Tuần thứ 26 – “Thế giới của các mối quan hệ”

Sau khi hết giai đoạn “khó chịu” này, trẻ sẽ bắt đầu biết cầm nắm, biết ngồi dậy, nhổm người, bắt đầu biết hét và cười rất to.

Tuần thứ 37 – “Thế giới của các phạm trù”

Giai đoạn này, trẻ có thể nhận ra rằng một số đối tượng, cảm giác, động vật và con người thuộc các nhóm khác nhau. Sau khi hết quấy khóc, bỏ ăn, trẻ sẽ có dấu hiệu biết bắt chước người khác, muốn chơi trò chơi và đung đưa theo những bài nhạc quảng cáo và bắt đầu tập bò.

Tuần thứ 46 – “Thế giới của các trình tự”

Con sẽ bắt đầu nói những từ đơn, biết trả lời câu hỏi ngắn, biết chỉ vào đồ vật mà mình muốn, thích chơi xếp chồng đồ vật.

Tuần thứ 55 – “Thế giới của các chương trình”

Trẻ có khả năng đi vịn hoặc có thể đi vững, thích cầm đồ vật đưa ra xa, thích vẽ, tự mặc hoặc cởi quần áo.

Tuần thứ 64 – “Thế giới của các nguyên tắc”

Trẻ bắt đầu biết pha trò, biết nũng nịu, biết nịnh mẹ, biết bắt chước biểu cảm và hành động của người lớn.

Tuần thứ 75 – “Thế giới của các hệ thống”

Trẻ đã biết xâu chuỗi sự kiện thành hệ thống và có thể thay đổi hành vi cho phù hợp với hoàn cảnh. Khi gần 20 tháng tuổi, trẻ đã có thể hoàn toàn đi vững và chạy nhảy.

Bất cứ đứa trẻ nào cũng trải qua những giai đoạn khó khăn trong những năm đầu đời. Hãy đồng hành cùng trẻ và biến những ngày khủng hoảng thành những kỷ niệm khó quên của cả nhà, mẹ nhé!

Mẹ cần biết

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Có cần bổ sung men vi sinh khi trẻ biếng ăn?

Giải đáp các thắc mắc của mẹ khi bé uống sản phẩm dinh dưỡng Meiji

Có thể bạn muốn xem

Theo dõi và nhận biết phân khi trẻ đi ngoài để đảm bảo trẻ luôn khỏe mạnh

Phân của trẻ sẽ nói lên rất nhiều điều về tình trạng sức khoẻ của trẻ nói chung, và hệ tiêu hoá nói riêng. Bằng cách theo dõi tình trạng đi ngoài của trẻ, mẹ có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của phân như trẻ đi ngoài quá nhiều hoặc quá ít, màu sắc, độ đặc… để có những xử trí tiếp theo một cách phù hợp nhất.

Xem chi tiết

4 dấu hiệu cho mẹ biết trẻ sắp mọc răng

Mọc răng là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của trẻ, đây là mốc đánh dấu việc trẻ bước sang giai đoạn làm quen với các thực phẩm khác ngoài sữa. Khi trẻ bước vào giai đoạn mọc răng, nướu sưng to và đỏ có thể khiến cho nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng cao hơn bình thường, trẻ có thể sẽ khó chịu trong vài ngày. Do vậy, mẹ có thể tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết trẻ nhà mình sắp mọc răng dưới đây để có những cách chăm sóc tốt nhất nhé.

Xem chi tiết

Thực đơn cho bé 1 tuổi đầy đủ dinh dưỡng, phát triển tốt thể chất và trí não

Trong giai đoạn 1 tuổi, bé sẽ có những thay đổi về mặt thể chất lẫn nhận thức một cách rõ nét, từ cân nặng đến chiều cao hay tính cách. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng trong quãng thời gian này rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ cần được các mẹ quan tâm nhiều hơn.

Xem chi tiết

Giải đáp ý nghĩa tiếng khóc của trẻ nhỏ

Trong những năm tháng đầu đời, tiếng khóc được coi là cách để trẻ giao tiếp với bố mẹ của mình khi chưa biết nói. Thế nhưng để đoán ý trẻ qua tiếng khóc thì không phải bố mẹ nào cũng biết, đặc biệt là với các cặp bố mẹ lần đầu.

Xem chi tiết

Giấc ngủ của trẻ trong những tháng đầu đời

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Khi ngủ đủ giấc tinh thần trẻ luôn phấn khởi, hoạt bát, giúp trẻ tăng trưởng thể chất tốt hơn đặc biệt là chiều cao vì trong thời gian ngủ của trẻ, hormone tăng trưởng (GH) được tiết ra nhiều kích thích sự phát triển của trẻ.

Xem chi tiết

Mách mẹ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ (phần 1)

Có thể nói những năm đầu đời là thời kỳ vàng cho sự phát triển trí não của trẻ. Khi được 3 tuổi, kích thước não của trẻ đã bằng khoảng 80-90% so với não của người trưởng thành. Do vậy, việc được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ các loại thực phẩm tốt cho não là vô cùng quan trọng trong giai đoạn này đối với trẻ.

Xem chi tiết

Top 5 thực phẩm giàu canxi cho trẻ

Canxi là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ nhỏ. Canxi tham gia vào sự hình thành và phát triển của xương và răng, giúp duy trì mật độ và khối lượng xương trong giai đoạn thanh thiếu niên cũng như góp phần quan trọng đối với hoạt động bình thường của các cơ và dây thần kinh.

Xem chi tiết

Thực đơn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng tuổi

Khi được 8 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ đã hoàn thiện hơn so với thời điểm trước đó. Hơn nữa, nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ giai đoạn này đã tăng lên đáng kể. Vì thế, việc được cung cấp một chế độ ăn cân đối và đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp trẻ tăng trưởng và phát triển tốt nhất.

Xem chi tiết

Nhật Ký Nuôi Con

Chào mừng bạn đến với Nhật ký nuôi con của Meijimom.vn – Ngôi nhà chung của các mẹ thông thái. Chúng tôi biết rằng khi bạn tìm hiểu và tham khảo những thông tin ở Nhật ký nuôi con thì có thể bạn đã có ít nhất một đứa con bé bỏng hay cũng có thể bạn là một người giữ trẻ hoặc một thành viên của gia đình rất quan tâm đến cháu yêu của mình. Nhật ký nuôi con là nơi chúng tôi chia sẻ những kiến thức và những kinh nghiệm trong suốt quá trình chăm sóc và nuôi dạy con trẻ của bố và mẹ. Mong rằng thông qua những câu chuyện mà chúng tôi chia sẻ trong Nhật ký nuôi con, bạn sẽ có thêm hành trang kiến thức hữu ích để có thể chăm sóc và nuôi dạy trẻ tốt hơn.

Xem chi tiết

Q&A Về Nuôi Con

Con là tất cả của mẹ và mẹ chỉ mong muốn đem lại những điều tốt đẹp nhất cho con. Tuy nhiên nhiều mẹ trẻ lần đầu có con nhỏ sẽ khá bỡ ngỡ và lo lắng khi chăm sóc trẻ. Làm thế nào để mẹ có thể hiểu và chăm sóc trẻ thật tốt từ lúc lọt lòng mẹ? Mẹ hãy tham khảo những tình huống xử lý sau đây nhé!

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Logo Messenger - Meiji Vietnam
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji