Nhận biết trẻ ho có đờm và phương pháp giúp trẻ giảm nhẹ cơn ho tại nhà hiệu quả nhất

Ho là tình trạng phổ biến ở trẻ và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thể chất của trẻ. Trẻ ho có đờm có thể gây khó chịu và thậm chí là dấu hiệu tiềm ẩn trong sức khỏe của trẻ. Trong bài viết này, Meiji sẽ cùng mẹ tìm hiểu một số phương pháp giúp trẻ giảm ho tại nhà an toàn và hiệu quả.

Shutterstock 109784702 720x482

Hiện tượng ho có đờm ở trẻ

Ho có đờm là hiện tượng rất phổ biến hiện nay, trẻ ho có đờm là hiện tượng xảy ra khi các dịch của đường hô hấp như: dịch khí quản, phế nang, họng, xoang hàm, xoang trán, hốc mũi hay máu, mủ, giả mạc, bã đậu,… làm cản trở đường hô hấp, khiến bé phải ho để tống chúng ra ngoài.

Ho được xem như một phản xạ sinh lý tốt của cơ thể nhưng nó lại gây không ít khó chịu cho bé khi cơn ho kéo dài. Ho liên tục sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và dẫn đến các bệnh lý hô hấp khác nếu không chữa trị kịp thời.

Một số nguyên nhân khiến trẻ ho có đờm

Bản chất đờm là phản ứng có lợi của cơ thể. Tuy nhiên, khi đờm quá nhiều sẽ gây ho dữ dội và kéo dài. Thêm vào đó, đờm tích tụ cũng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển, gây bội nhiễm đường hô hấp.

Khi lượng đờm nhầy tăng nhanh và quá mức thì lúc này cơ thể sẽ có những phản ứng như ho để đẩy một lượng đờm nhầy ra khỏi đường hô hấp. Và những nguyên nhân làm tăng tiết chất nhầy trong đường hô hấp như:

  • Thay đổi thời tiết, nhất là khi trời chuyển lạnh: Phế quản và phổi có thể bị tổn thương khi nhiễm virus – vi khuẩn từ môi trường vào phổi. Lúc này, cổ họng sẽ có cảm giác rát và gây ra hiện tượng ho khan, đôi khi xuất hiện cả đờm trắng.
  • Các bệnh lý về đường hô hấp: hoạt động của các cơ quan trong đường hô hấp có thể bị ảnh hưởng khi có sự xâm nhập của vi khuẩn, virus vào cơ thể và khiến trẻ sơ sinh bị ho.
  • Do ăn uống: ăn đồ lạnh hoặc uống nhiều nước lạnh làm cho cổ họng bị sưng, viêm.
  • Dị ứng với phấn hoa, nước hoa, khói bụi.
  • Hít phải khói thuốc lá.

bệnh lý về đường hô hấp có thể là nguyên nhân gây ho có đờm ở trẻ

Một số bệnh lý về đường hô hấp có thể là nguyên nhân gây ho có đờm ở trẻ

Cách giúp trẻ giảm nhẹ cơn ho có đờm tại nhà hiệu quả

Sử dụng thuốc giảm ho cho trẻ ho có đờm

Bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và chỉ định phương pháp điều trị. Bố mẹ chỉ sử dụng thuốc khi trẻ ho khan, ho do kích ứng, bé sốt cao khó hạ, trẻ nôn ói, bỏ ăn,… khi trẻ ho nhiều quá, mất sức thì hãy cho bé uống thuốc.

Với những trẻ có tình trạng sức khỏe nặng, bác sĩ sẽ đề nghị trẻ điều trị nội trú để dễ dàng theo dõi và kịp thời phát hiện biến chứng.

Với cách sử dụng thuốc, bố mẹ tuyệt đối phải tuân theo chỉ định của bác sĩ nhé!

Sử dụng các biện pháp không dùng thuốc cho trẻ ho có đờm

Vỗ rung long đờm:

Mẹ thường xuyên vỗ lưng cho trẻ ho có đờm sẽ thúc đẩy quá trình lưu thông máu ở phổi, giúp chất nhầy trong phế quản được bài tiết ra ngoài lâu và dễ dàng. Mỗi lần vỗ khoảng vài phút và vỗ 2-3 lần một ngày.

Nếu thấy trong họng con có đờm, mẹ hãy quấn một miếng vải sữa sạch quanh ngón tay nhẹ nhàng lấy đờm ra cho con. Đờm có thể không được làm loãng  ngay lập tức và mẹ có thể không nhìn thấy. Những biện pháp này giúp làm sạch phổi, giảm khò khè và cải thiện hô hấp, đặc biệt ở trẻ ho có đờm.

Vỗ lưng long đờm cho bé

Vỗ lưng long đờm cho bé
Dùng hơi ấm trong phòng tắm:

Hãy để vòi nước nóng chảy trong phòng tắm khoảng vài phút sau đó ôm bé vào để hít thở khoảng từ 15 – 20 phút. Với phương pháp làm ấm và ẩm không khí này thì khi hít những luồng không khí ấm niêm mạc mũi sẽ ngừng bị kích thích và dừng việc sản sinh ra chất nhầy bên trong mũi từ đó giúp giảm đờm cho trẻ ho có đờm.

Vệ sinh mũi:

Một cách tiêu đờm cho trẻ ho có đờm hiệu quả, cha mẹ không nên bỏ qua đó là vệ sinh mũi cho bé. Thực hiện làm sạch mũi sẽ giúp cho trẻ dễ chịu hơn và phần nào thải trừ được lượng chất nhầy làm nghẹt mũi của bé.

Sử dụng các bài thuốc dân gian

Tắc chưng đường phèn trị ho
  • Trị ho bằng tắc (quất) chưng đường phèn là một trong những bài thuốc trị ho an toàn, cực kỳ đơn giản và được sử dụng phổ biến.
  • Tắc có vị chua, chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt tinh dầu trong vỏ tắc có tác dụng giảm ho, tiêu đàm, thông phổi, trị viêm họng và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe hệ hô hấp. Tắc kết hợp với đường phèn có vị ngọt dịu tự nhiên giúp giảm cơn ho.
  • Dùng tắc chưng đường phèn đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày, bạn sẽ nhận thấy triệu chứng ho của bé giảm dần. Bài thuốc này dùng được với mọi đối tượng.
  • Cách thực hiện: Bổ đôi quả tắc bỏ hạt và cho vào chén cùng với đường phèn, đem hấp cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm khoảng 15 – 20’. Có thể kết hợp thêm mật ong để tăng hiệu quả trị ho tốt hơn..

Sử dụng phương pháp dân gian để trị ho

Sử dụng phương pháp dân gian để trị ho

Chanh đào:
  • Chanh đào rất có ích trong việc điều trị tình trạng ho khan, ho có đờm ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, mẹ có thể hấp cách thủy đường phèn và chanh đào để cho trẻ uống. Đối với trẻ trên 1 tuổi có thể sử dụng mật ong.
  • Cách thực hiện: Cắt lát mỏng chanh đào và cho vào bát, thêm một ít đường phèn và đem hấp cách thủy từ 15 – 20 phút. Mỗi ngày chia thành 3 lần cho trẻ uống, mỗi lần 1 thìa cà phê.
Chữa ho cho trẻ ho có đờm với gừng:
  • Nhờ vào đặc tính kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên mà gừng có mặt trong rất nhiều bài thuốc trị bệnh đường hô hấp như ho khan kéo dài, ho có đờm, viêm họng, viêm thanh quản.
  • Cách thực hiện: Cho 1/2 thìa nước cốt gừng vào trong ly sữa ấm cho bé uống. Ngoài ra, mẹ có thể cho con uống trà gừng mật ong hoặc nấu nước gừng để bé tắm và ngâm chân vào buổi tối giúp trẻ giữ ấm cơ thể, giảm ho vào ban đêm.
Giảm ho cho bé với tỏi:
  • Tỏi có tính kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt, thích hợp chữa trị các bệnh liên quan do nhiễm khuẩn, đến đường hô hấp. Đặc biệt trong tỏi có chứa hàm lượng germanium rất cao. Tỏi giúp nâng cao sức khoẻ và phòng tránh bệnh tật.
  • Cách thực hiện: Lấy 2-3 tép tỏi, đập dập, cho vào bát và thêm một nửa bát nước. Sau đó lấy 1 viên đường phèn, hấp cách thuỷ 15 phút. Để ấm, mẹ cho bé uống nước tỏi 2-3 lần mỗi ngày.
Lá hẹ:
  • Được biết là vị thuốc có tác dụng làm ấm gối, bổ can thận, lá hẹ được sử dụng để chữa nhiều loại bệnh trong đó có tình trạng ho có đờm.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch lá hẹ. Cho lá hẹ và đường phèn vào 1 chiếc chén, đem hấp cách thủy. Sau khoảng 15 – 20 phút thì bỏ ra và chắt lấy nước. Mỗi ngày cho bé uống 2 lần, mỗi lần từ 2 – 3 thìa cà phê.

Hi vọng với một số phương pháp trị ho ở trẻ ho có đờm trên đây sẽ phần nào giúp cho bố mẹ trong việc chăm sóc bé. Ho là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh nên bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp trên để giảm ho cho trẻ ho có đờm. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng với những trường hợp ho nhẹ. Nếu áp dụng các cách trên mà tình trạng ho của trẻ vẫn không thuyên giảm và ho kèm theo các triệu chứng khác như đờm có màu vàng đục và đặc, có mùi hôi và sốt nhẹ. Bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị nhé.

 

 

 

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn nhất năm 2023

Top 08 những thực phẩm tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ

Có thể bạn muốn xem

MEIJI EZCUBE CÓ DIỆN MẠO MỚI!

Các “Mom” ơi! Sản phẩm dinh dưỡng công thức dạng viên Meiji EZcube nay đã có diện mạo mới độc đáo! Cùng chào đón “dáng vẻ” mới từ Meiji EZcube! Meiji mang đến những cải tiến mới từ thiết kế sản phẩm tới bao bì giúp tăng sự tiện lợi khi sử dụng, hỗ trợ […]

Xem chi tiết

Top 5 thực phẩm giàu canxi cho trẻ

Canxi là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ nhỏ. Canxi tham gia vào sự hình thành và phát triển của xương và răng, giúp duy trì mật độ và khối lượng xương trong giai đoạn thanh thiếu niên cũng như góp phần quan trọng đối với hoạt động bình thường của các cơ và dây thần kinh.

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji