Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn nhất năm 2023

Cân nặng thai nhi là một trong những chỉ số phản ánh rõ nét nhất tình trạng sức khỏe của bé. Vậy làm cách nào để có thể theo dõi và nhận biết con có phát triển khỏe mạnh, toàn diện trong bụng mẹ? Đừng lo lắng quá, ba mẹ có thể dựa vào bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi mà Meiji chia sẻ dưới đây để nắm rõ một cách tổng quan về sự phát triển của bé yêu của mình nhé.

Cân nặng thai nhi theo tuần

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn năm 2023

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn được đưa ra để mẹ bầu có thể theo dõi sát sao nhất sự phát triển của thai nhi qua từng tuần. Các chỉ số cân nặng thai nhi được đưa ra theo từng tuần thai và bắt đầu từ tuần thai thứ 8 cho đến hết tuần thứ 40 của thai kỳ.

Sau khi thăm khám mẹ bầu có thể biết con mình có đang phát triển tốt hay không? Thai nhi có bị nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với cân nặng tiêu chuẩn hay không? Từ đó mẹ bầu sẽ có sự thay đổi về chế độ dinh dưỡng, tập luyện cho phù hợp.

Tuổi thai nhi theo tuần tuổi

Chiều dài thai nhi (cm)

Cân nặng thai nhi (gam)

8 tuần 1,6 1
9 tuần 2,3 2
10 tuần 3,1 4
11 tuần 4,1 45
12 tuần 5,4 58
13 tuần 6,7 73
14 tuần 14,7 93
15 tuần 16,7 117
16 tuần 18,6 146
17 tuần 20,4 181
18 tuần 23,2 222
19 tuần 24 272
20 tuần 25,7 330
21 tuần 27,4 400
22 tuần 29 467
23 tuần 30,6 565
24 tuần 32,2 665
25 tuần 33,7 756
26 tuần 35,1 900
27 tuần 36,6 1000
28 tuần 37,6 1100
29 tuần 39,3 1239
30 tuần 40,5 1396
31 tuần 41,8 1568
32 tuần 43 1755
33 tuần 44,1 2000
34 tuần 45,3 2200
35 tuần 46,3 2378
36 tuần 47,3 2600
37 tuần 48,3 2800
38 tuần 49,3 3000
39 tuần 50,1 3186
40 tuần 51 3338
41 tuần 51,5 3600
42 tuần 51,7 3700

 *Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi tiêu chuẩn

Chiều dài và cân nặng thai nhi theo tuần tuổi được đo như thế nào?

Để kiểm tra theo dõi xem bé có đang phát triển tốt hay không, mẹ bầu hãy đối chiếu các chỉ số của bé ghi trên phiếu siêu âm với bảng cân nặng thai nhi theo tuần trên.

Sự phát triển của thai nhi theo tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi theo tuần tuổi

Thai nhi 8 – 13 tuần tuổi: Trong giai đoạn này và suốt nửa đầu thai kỳ, bé ở tư thế uốn cong trong bào thai nên rất khó để xác định chính xác chiều dài và cân nặng thai nhi. Lúc này, chiều dài đo được gọi là chiều dài đầu mông.

Thai nhi 14 – 27 tuần: Lúc này, mẹ sẽ quan sát thấy sự tăng dần đều về kích thước và cân nặng thai nhi, chiều dài thai được đo từ đầu đến gót chân.

Thai nhi 28 – 42 tuần trở đi: Đây là giai đoạn mà cân nặng thai nhi phát triển tối đa và những đường nét cuối cùng đến giai đoạn hoàn thiện.

Mẹ đừng lo lắng quá nhiều nếu kết quả cho thấy bé yêu của bạn nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với bảng này nhé.

Vì đây là con số trung bình, còn có con số giới hạn trên và dưới nữa, nếu thấp hơn giới hạn dưới hoặc lớn hơn giới hạn trên thì mới có vấn đề. Bác sĩ sẽ cho bạn biết đâu là lúc nên bận tâm về cân nặng của bé yêu bởi sự phát triển của thai nhi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Theo dõi sự phát triển của thai nhi thông qua chỉ số cân nặng thai nhi theo tuần

Thai nhi phát triển vượt mức hay nhẹ cân đều ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của thai nhi. Ba mẹ cần chú ý theo dõi cân nặng thai nhi theo tuần để có thể nắm được các nguy cơ có thể xảy ra nhé:

Theo dõi cân nặng của thai nhi

Theo dõi cân nặng của thai nhi

Thai nhi bị thừa cân:

Trường hợp này không chỉ khiến ca sinh của mẹ trở nên khó khăn hơn mà còn gây tổn thương với các cơ quan sinh sản của mẹ, bé có thể gặp phải các vấn đề từ khi mới sinh ra như hạ đường huyết dẫn đến suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, hạ thân nhiệt…

Thai nhi nhẹ cân:

Do mẹ không nạp đủ dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày khiến cho bánh nhau nhỏ hơn bình thường, điều này khiến cho lượng máu tới nhau thai giảm, thai nhi sẽ không lấy được dinh dưỡng cũng như các chất cần thiết khác.

Vì vậy thai nhi sẽ có nguy cơ thiếu oxy, khi sinh ra các bé có thể mắc phải các bệnh viêm phổi, hạ đường huyết, đa hồng cầu,… Các bé nhẹ cân còn có nguy cơ trí tuệ của bé chậm phát triển chỉ số IQ kém hơn hẳn các bé khác.

Dù thừa cân hay thiếu cân thì bé cũng có thể gặp những biến chứng nguy hiểm ngay từ trong bụng mẹ cho tới khi chào đời.

Chính vì vậy, để đảm bảo trẻ không bị thừa cân hoặc thiếu cân mẹ cần ăn uống những thực phẩm tốt cho bà bầu và thai nhi, không nên ăn những món ăn nhiều tinh bột, đường và chất béo. Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây vào các bữa ăn hàng ngày nhé.

Mẹ bầu nên làm gì khi cân nặng theo tuần tuổi của thai nhi không đảm bảo

Nếu thai nhi nhẹ cân:

  • Mẹ bầu cần xây dựng một thực đơn ăn uống đủ chất, hợp lý bằng cách ăn đa dạng các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa…; chất béo tốt từ các loại hạt; tinh bột từ các loại ngũ cốc, gạo, khoai, mì…; vitamin và khoáng chất từ rau xanh, quả chín…
  • Ăn thêm các bữa phụ từ trái cây, bánh hay sữa bầu để đảm bảo năng lượng và chất dinh dưỡng trong ngày.
  • Mẹ cũng nên bổ sung đầy đủ các loại khoáng chất như canxi, sắt, axit folic, kẽm, các loại vitamin… theo đúng liều lượng, nên bổ sung hợp lý theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích không tốt trong quá trình mang thai như bia, thuốc lá, rượu, cà phê…
  • Mẹ hãy điều chỉnh chế độ sinh hoạt, làm việc hợp lý để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
  • Giữ tinh thần thoải mái và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Mẹ nên chọn những phòng khám chuyên khoa đáng tin cậy để đi kiểm tra thai định kỳ.

Nếu thai nhi thừa cân

  • Mẹ cũng cần điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, nên bổ sung các thực phẩm có hàm lượng calo, chất béo thấp như rau củ, trái cây tươi.
  • Hạn chế ăn quá nhiều các loại tinh bột,. đường hay chất béo.
  • Mẹ có thể chia nhỏ nhiều bữa ăn để giúp hệ tiêu hóa tốt hơn, giúp hạn chế việc hấp thụ các chất dư thừa.
  • Chú ý mẹ nên tập thể dục bằng những bài tập phù hợp để tăng cường sức khỏe, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất.
  • Kiểm soát cân nặng của bản thân một cách phù hợp.

Có thể thấy, chỉ số cân nặng là một yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn thai kỳ, vì vậy bảng cân nặng thai nhi theo tuần là rất cần thiết cho các mẹ bầu.

Hy vọng qua bài viết này của Meiji có thể giúp mẹ bầu biết được cân nặng của bé yêu có đạt chuẩn không và có biện pháp điều chỉnh hợp lý. Bên cạnh đó mẹ bầu cần chú ý khám thai định kỳ, tiêm chủng vacxin, có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để thai nhi được phát triển một cách tốt nhất.

Các mẹ nếu cần thiết thì vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho bé nhé.

 

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Trễ kinh bao lâu thì có thai? Sự khác nhau giữa trễ kinh và mang thai phái nữ cần biết

Nhận biết trẻ ho có đờm và phương pháp giúp trẻ giảm nhẹ cơn ho tại nhà hiệu quả nhất

Có thể bạn muốn xem

Cơn gò tử cung là gì và cách đọc chỉ số cơn gò

Cơn gò tử cung là một trong những dấu hiệu đặc trưng giúp mẹ bầu nhận biết quá trình chuyển dạ chuẩn bị diễn ra. Tuy nhiên không phải cơn gò nào cũng báo hiệu sắp chuyển dạ, sinh non hay dọa sảy. Dưới đây Meiji sẽ mang đến cho mẹ bầu kiến thức về […]

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji