Những điều mẹ cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh

Khi trẻ bị sốt, ngoài cách chườm khăn ấm, nới lỏng bỉm, quần áo để hạ thân nhiệt,… ba mẹ cũng có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên ba mẹ hãy tìm hiểu cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh sao cho an toàn, hiệu quả nhé vì nếu sử dụng thuốc sai cách có thể gây ra những hậu quả khó lường.

Thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh

Sốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Sốt không phải bệnh mà sốt là một triệu chứng, nghĩa là rất nhiều bệnh lý khác nhau đều có thể có biểu hiện chung là sốt. Sốt là một trong những phản ứng của hệ miễn dịch trước sự xâm nhập của vi khuẩn, virus nhằm loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể.

Bình thường nhiệt độ cơ thể của trẻ sẽ dao động trong khoảng từ 36.5 – 37.5 độ C. Khi trẻ bị sốt, nhiệt độ cơ thể của trẻ sẽ tăng lên trên 38 độ C. Trẻ nhỏ, nhất là các trẻ dưới 3 tuổi, ở tuổi này sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ còn yếu. Do đó, ba mẹ sẽ thường bắt gặp những cơn sốt bất ngờ từ trẻ.

Những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị sốt

Vào những thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột, từ lạnh chuyển sang nóng hoặc từ nóng chuyển sang lạnh đều khiến cho virus hoạt động thuận lợi, sinh sôi phát triển.

Trong khi đó, hệ miễn dịch của trẻ lại chưa hoàn thiện. Do đó, khi sống trong môi trường khí hậu thường xuyên thay đổi như vậy sẽ khiến trẻ dễ bị virus tấn công và gây sốt.

Bên cạnh đó, sốt ở trẻ sơ sinh có thể do tình trạng viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não, rối loạn tiêu hóa (viêm ruột)… Đây đều là những căn bệnh vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa tính mạng của trẻ.

Sốt do tiêm vắc xin: đây là phản ứng sau tiêm của trẻ. Trẻ nhỏ cần phải tiêm chủng đầy đủ theo lịch tiêm của Bộ Y tế để có hệ miễn dịch tốt nhất, phòng tránh được một số loại bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, mỗi lần đi tiêm, bố mẹ thường rất lo lắng vì phản ứng sau tiêm của trẻ. Sau khi tiêm, phản ứng phổ biến nhất chính là trẻ có thể bị sốt, tùy mỗi trường hợp, trẻ có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao.

Trẻ cũng có thể sốt do mọc răng, đối với những trường hợp sốt do mọc răng, trẻ thường sốt nhẹ nên mẹ không cần lo lắng quá.

Trẻ mặc quần áo quá nhiều trong ngày nắng nóng cũng khiến cho thân nhiệt của trẻ tăng cao dễ bị sốt vì chức năng điều nhiệt của trẻ vẫn chưa hoàn chỉnh.

Những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị sốt

Cảm cúm – đây là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất ở trẻ em, ngoài sốt trẻ còn có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng và ho.

Trẻ bị nhiễm trùng bên ngoài da, tai, viêm họng.

Một số cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh mà không cần dùng thuốc

Việc sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh còn tùy thuộc vào mức nhiệt độ cơ thể và biểu hiện của trẻ, ba mẹ hãy theo dõi để xác định có nên cho trẻ uống thuốc hay sử dụng các biện pháp khác.

Việc sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh còn tùy thuộc vào mức nhiệt độ cơ thể và biểu hiện của trẻ, ba mẹ hãy theo dõi để xác định có nên cho trẻ uống thuốc hay sử dụng các biện pháp khác.

Một số bố mẹ thấy con sốt chân tay lạnh nên mặc nhiều quần áo, đắp chăn ủ ấm cho con. Như thế không những không giúp con hạ sốt mà còn ngăn chặn cơ chế thải nhiệt tự nhiên của cơ thể. Do đó, khi trẻ sốt ba mẹ nên cho bé mặc quần áo mỏng, rộng rãi, thoáng mát, bỏ bỉm hoặc nới lỏng bỉm để cơ thể tỏa bớt nhiệt giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn.

Sốt khiến cơ thể mất nước do đó ba mẹ cần chú ý bổ sung nhiều nước cho trẻ. Đối với trẻ sơ sinh mẹ hãy tăng cữ bú, cho bé bú lượng nhiều hơn để cung cấp thêm nước giải nhiệt cơ thể.

Ha sốt cho trẻ sơ sinh mà không cần dùng thuốc

Chườm khăn ấm là một trong những cách hạ sốt cho bé tại nhà khá hiệu quả. Khi trẻ sốt, ba mẹ chuẩn bị 5 chiếc khăn nhỏ nhúng vào nước ấm, vắt ráo nước, một khăn chườm toàn thân, các khăn còn lại đặt 2 bên nách, 2 bên bẹn cho con. Thay khăn và tiếp tục chườm như vậy cho đến khi thân nhiệt của trẻ hạ xuống mức bình thường.

Các mẹ nên cho bé nằm ở trong phòng mát, có thể dùng điều hòa hoặc quạt để hạ nhiệt cho bé nhưng tránh gió nhiều. Trong thời gian này, bố mẹ nên để bé nghỉ ngơi để bé giảm cơn sốt.

Khi nào nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trường hợp trẻ sốt dưới 38.5, thời điểm này mẹ chưa cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt mà nên sử dụng một số cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh đã kể đến ở bên trên.

Nếu trẻ sốt từ 38.5 trở lên, mẹ nên tiến hành chườm khăn, lau mát vùng cổ, bẹn cho bé kết hợp uống thuốc hạ số theo đúng liều lượng.

Còn trường hợp trên 39 độ trẻ sốt rất cao, ba mẹ cho trẻ uống thuốc để hạ sốt và liên hệ ngay với bác sĩ nhé.

Khi nào nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Cách sử dụng và Liều dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sợ sinh Paracetamol:

                    Đường dùng

Tuổi

Đường uống

 

Đường đặt trực tràng

 

Sơ sinh 28 – 32 tuần
(chỉnh theo tuổi thai)
20mg/kg một liều duy nhất

Sau đó 10 – 15mg/kg mỗi 8-12 giờ

Tối đa 30mg/kg/ngày

20mg/kg

Sau đó 10 – 15mg/kg mỗi 12 giờ nếu cần

Tối đa 30mg/kg/ngày

Sơ sinh trên 32 tuần
(chỉnh theo tuổi thai)
20mg/kg một liều duy nhất

Sau đó 10-15mg/kg mỗi 8-12 giờ nếu cần

Tối đa 60mg/kg/ngày

30mg/kg liều ban đầu

Sau đó 15 – 20mg/kg mỗi 8 giờ

Tối đa 60mg/kg/ngày

Trẻ 1 – 3 tháng tuổi 30 – 60mg nhắc lại sau mỗi 8 giờ 30 – 60mg nhắc lại sau mỗi 8 giờ
Trẻ 3 – 6 tháng tuổi 60mg* 60 – 125 mg*
Trẻ 6 tháng – 1 tuổi 120mg*
Trẻ 1 tuổi – 2 tuổi 125 – 250 mg*
Trẻ 2 – 4 tuổi 180mg*
Trẻ 4 – 5 tuổi 240mg*
Trẻ 5 – 6 tuổi 250 – 500 mg*
Trẻ 6 – 8 tuổi 240mg – 250mg*
Trẻ 8 – 10 tuổi 360 – 375mg*
Trẻ 10 – 12 tuổi 480 – 500mg*
Trẻ 12 – 16 tuổi 480 – 750mg* 500mg*
Trẻ 16 – 18 tuổi 500mg – 1g*

* Có thể uống nhắc lại sau 4 – 6 giờ nếu cần, tối đa 4 liều/24 giờ

Một số tác dụng phụ của thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh:

  • Mẹ không nên phối hợp nhiều loại thuốc hạ sốt cho trẻ vì sẽ làm tăng nguy cơ kích ứng dạ dày, xuất huyết tiêu hoá.
  • Nếu mẹ lạm dụng thuốc hạ sốt trong một thời gian dài gây độc tính cho thận.
  • Trẻ có thể bị ngứa vùng hậu môn, són phân.

Những điều mẹ cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh

  • Đối với trẻ dưới 3 tháng, mẹ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc hạ sốt mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ nhé.
  • Mẹ cần xem xét kỹ càng liều lượng thuốc cho trẻ để đảm bảo trẻ hạ sốt nhanh và an toàn. Mẹ nên dựa vào cân nặng của trẻ chứ không phải theo tuổi.
  • Mẹ phải tuân thủ khoảng cách giữa các lần uống của bé. Trước khi cho trẻ sử dụng những thuốc mẹ phải đảm bảo hạn sử dụng và chất lượng thuốc.
  • Mẹ không nên tự ý sử dụng chung các loại thuốc hạ sốt (Ví dụ Paracetamol và Ibuprofen).

Hy vọng Meiji đã cung cấp cho bố mẹ các thông tin cơ bản để chăm sóc tốt cho bé yêu khi bé bị sốt. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thuốc hạ sốt là một loại thuốc thường sử dụng đến, vì thế bố mẹ nên tìm hiểu để biết cách sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh được an toàn, hiệu quả, đồng thời tránh nguy cơ rủi ro về sức khỏe cho bé nhé.

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Top những loại thực phẩm giàu chất xơ nhất giúp mẹ bầu ngừa táo bón hiệu quả

Những điều mẹ Nhật sẽ làm khi trẻ sơ sinh bị ho, ho có đờm và sổ mũi

Có thể bạn muốn xem

MEIJI EZCUBE CÓ DIỆN MẠO MỚI!

Các “Mom” ơi! Sản phẩm dinh dưỡng công thức dạng viên Meiji EZcube nay đã có diện mạo mới độc đáo! Cùng chào đón “dáng vẻ” mới từ Meiji EZcube! Meiji mang đến những cải tiến mới từ thiết kế sản phẩm tới bao bì giúp tăng sự tiện lợi khi sử dụng, hỗ trợ […]

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji