“Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”
Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Cho trẻ bú bình hoặc dùng thức ăn, thức uống khác trong 6 tháng đầu là không cần thiết và sẽ có ảnh hưởng không tốt đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Sau sáu tháng tuổi, trẻ cần được cho ăn thức ăn bổ sung phù hợp với lứa tuổi kết hợp với bú sữa mẹ cho đến 2 tuổi. Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn trước khi quyết định dùng sản phẩm dinh dưỡng công thức hoặc nếu bạn gặp vấn đề khi cho con bú.
Sắt là thành phần cực kỳ quan trọng cho mẹ bầu và thai nhi không chỉ trong thời kỳ mang thai mà cả giai đoạn sau sinh. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, chán ăn, tăng nguy cơ sinh non… Tuy nhiên, nếu bổ sung sắt quá mức sẽ dẫn tới thừa sắt, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho mẹ bầu và cả thai nhi.
Thiếu sắt sẽ dẫn tới thiếu máu, đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm cho mẹ và bé, vì vậy khiến cho tâm lý của các mẹ bầu luôn sợ mình bị thiếu sắt và bổ sung một cách không phù hợp dẫn tới tình trạng thừa sắt. Vậy thừa sắt khi mang thai có sao không? Bên cạnh đó việc bổ sung các dưỡng chất khác như DHA, Axit Folic …cũng là điều cần thiết, mẹ hãy cùng Meiji tìm hiểu về vấn đề bổ sung dư sắt khi mang thai mẹ nhé!
Nhu cầu sắt của phụ nữ mang thai
Chất sắt đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể đặc biệt là phụ nữ mang thai. Sắt có nhiệm vụ tạo huyết sắc tố, vận chuyển O2 và CO2 trong cơ thể. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai cần bổ sung ít nhất 27mg mỗi ngày và lưu ý không vượt quá 45mg mỗi ngày dùng trong suốt thai kỳ. Lượng sắt bổ sung ở mẹ bầu được tính toán dựa trên cân nặng và sự thay đổi của cơ thể khi mang thai.
Triệu chứng thừa sắt ở mẹ bầu
Mẹ bầu cần lưu ý các dấu hiệu cảnh báo thừa sắt như sau:
Có nhiều nguyên nhân để dẫn tới tình trạng cơ thể thừa, không hấp thụ sắt, tuy nhiên có hai nguyên nhân sau là chủ yếu:
Mẹ bầu bổ sung quá liều: việc thừa sắt của mẹ bầu thường là kết quả của việc uống quá liều lượng sắt cho phép. Tình trạng này diễn ra do kê đơn tùy tiện của bác sĩ và bổ sung sắt tùy tiện của mẹ bầu. Theo giám đốc bệnh viện phụ sản Hà Nội, hiện nay tình trạng bác sĩ kê đơn cho tất cả các thai phụ, từ người mới có thai hay đã mang thai ở cuối thai kỳ, thậm chí cả ở phụ nữ sau sinh đều được kê đơn thuốc giống hệt nhau đang khá phổ biến. Đơn thuốc thông thường được kê gồm 1 viên sắt/ngày, việc kê này rất tùy tiện, vì ở mỗi giai đoạn của thai kỳ, cũng như trước và sau sinh mẹ bầu cần lượng dinh dưỡng cũng như hàm lượng sắt là khác nhau.
Ở một số trường hợp, việc quá tải sắt cũng do nguyên nhân yếu tố di truyền, hay được truyền máu với số lượng lớn.
Hậu quả của việc bổ sung thừa sắt khi mang thai
Sắt cũng giống như chì, thủy ngân, nhôm, mangan nếu bị tích lũy sẽ không thể bài tiết. Vì thế, khi sắt được bổ sung nhiều hơn lượng cần thiết, rất khó để loại bỏ ra khỏi cơ thể. Phần lớn lượng sắt dư thừa được dự trữ trong gan ở dạng phức hợp sắt protein là ferritin, gây nên những hậu quả như:
Ảnh hưởng tới em bé: Hậu quả đầu tiên nếu mẹ để tình trạng dư thừa sắt diễn ra đó là ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Khiến cho thai nhi phát triển khó khăn do quá trình tạo máu bị cản trở, bởi lượng sắt tự do trong máu nhiều. Bé dễ bị sinh non và khi sinh thì dễ gặp nhiều trường hợp nguy hiểm phát sinh.
Tiểu đường thai kỳ: lượng sắt dư thừa tích trong tuyến tụy và gây nên tình trạng rối loạn tiến trình sản xuất insulin, khiến lượng đường trong máu của mẹ bầu tăng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Căn bệnh này khiến cho thai nhi khi sinh ra hay bị vàng da, hệ hô hấp khó hoàn thiện, chưa kể tới việc bà bầu sẽ có nguy cơ sinh non.
Gây nên tình trạng ngộ độc: khi mẹ bầu bổ sung quá nhiều sắt không cần thiết sẽ đối mặt với nguy cơ bị ngộ độc. Nếu gặp những triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, người xanh xao, tim đập nhanh, mẹ bầu bị sốt ,… mẹ cần lập tức tới bệnh viện để kiểm tra, vì rất có thể mẹ đang có nguy cơ bị ngộ độc sắt vì bổ sung quá liều lượng cho phép.
Ảnh hưởng gan: sắt dư thừa trong cơ thể tạo áp lực đến gan, làm thúc đẩy quá trình oxy hóa mô gan, tổn thương nội tạng và tạo sẹo tại gan. Đây là yếu tố tăng nguy cơ ung thư gan hoặc suy gan.
Sức khỏe kém, ảnh hưởng tâm lý: việc thừa sắt sẽ khiến cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, suy nhược, từ đó ảnh hưởng tới tâm lý khiến mẹ bầu lúc nào cũng thấy căng thẳng, ức chế, uể oải, chán nản, chán ăn, tâm lý thất thường,…
Nguy cơ mắc viêm khớp tăng: mẹ bầu thừa sắt cũng sẽ dẫn tới bệnh viêm khớp do chất này làm tổn thương các mô, phá hủy lớp bao phủ xương nên dẫn tới tình trạng đau lưng, nhức mỏi chân,… trong thời gian mang thai.
Ảnh hưởng tới đường tiêu hóa: nếu bổ sung sắt quá nhiều, mẹ bầu dễ bị bệnh liên quan tới tiêu hóa, đầu tiên là táo bón thai kỳ , điều này không chỉ là vấn đề khó chịu khi sinh hoạt, mà còn làm tăng nguy cơ dọa sảy thai, dọa đẻ non với những bà bầu mắc bệnh lý.
Bổ
sung thừa sắt bà bầu phải làm sao?
Nếu phát hiện mình có dấu hiệu bị dư thừa sắt lập tức mẹ phải:
Ngưng uống viên sắt ngay.
Ăn nhiều chất xơ, rau củ quả vì chất xơ trong rau củ quả sẽ giúp giảm hấp thụ sắt.
Sử dụng các thực phẩm có tác dụng lợi tiểu như rau má, nước râu ngô để nhanh chóng đào thải sắt ra ngoài.
Nếu có các triệu chứng nghiêm trọng cần tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để có thể xét nghiệm chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Các bài viết dành cho Mẹ và Bé được quan tâm nhiều nhất:
Những tác hại trên đã trả lời cho câu hỏi “Thừa sắt khi mang thai có sao không?”. Chính vì thế mẹ cần phải thận trọng trong giai đoạn thai kỳ, không đượctự ý uống thuốc và bổ sung sắt. Việc bổ sung sắt là rất cần thiết, nhưng cần phải hợp lý và theo đơn của bác sĩ chuyên khoa sản. Bên cạnh đó, mẹ cần để ý tới các dấu hiệu khi thừa sắt để kịp thời thăm khám và chủ động kiểm soát.
Chúc mẹ và bé có một thai kỳ phát triển thuận lợi!
Mẹ thông thái Meiji
Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji
Bà bầu thèm ăn khi mang thai là chuyện bình thường trong thai kỳ. Mẹ bầu có thể thèm món mặn, ngọt, những món mà trước đây mình không hề thích và cả những món thật kỳ lạ. Hầu hết các mẹ đều thèm ăn một món “điên dại” đến vậy. Tuy nhiên, dù thèm ăn nhưng mẹ bầu cũng nên chú trọng đến các cột mốc dinh dưỡng, những món nên hoặc không nên ăn trong thời kỳ mang thai.
Khi mang thai, cơ thể mẹ phải hoạt động nhiều hơn để vừa duy trì sức khỏe, vừa cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Do vậy, việc mang thai thực sự tiêu tốn nhiều sức lực. Đặc biệt, trong những ngày mùa hè nắng nóng, mẹ bầu sẽ càng cảm thấy rõ hơn sự nặng nề, mệt mỏi. Thêm vào đó, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng thân nhiệt của phụ nữ khi mang thai thường cao hơn so với người bình thường. Và vì vậy, những ly đồ uống mát lành và bổ dưỡng thực sự là một biện pháp tuyệt vời và cần thiết để giúp mẹ bầu thư giãn và thoải mái hơn trong những ngày hè oi bức. Mời mẹ cùng Meiji tìm hiểu top 5 đồ uống ngon tuyệt ngay sau đây để mẹ bầu có những lựa chọn phù hợp nhất!
Mang thai 9 tháng 10 ngày chẳng dễ dàng gì đối với mỗi mẹ bầu, đặc biệt là những ai phải trải qua những ngày tháng bầu bí trong cái nắng oi bức của mùa hè. Vậy có những cách nào giúp mẹ bầu “hạ hỏa” đây? Bài viết sau sẽ bật mí cho mẹ những loại trái cây vừa giúp giải nhiệt trong ngày hè, vừa cung cấp vitamin và chất xơ rất tốt cho cả mẹ và bé.
Mang thai vừa là một nghĩa vụ thiêng liêng, vừa là những giây phút trải nghiệm hạnh phúc của người mẹ. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, một cuộc chuyển dạ và sinh nở thuận lợi, yếu tố dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng cũng đóng góp một vai trò nhất định. Vậy mẹ bầu cần bổ sung những chất dinh dưỡng gì để tốt cho cả mẹ và thai nhi?
Bên cạnh nguồn dinh dưỡng thiết yếu, được cung cấp qua những bữa ăn cho mẹ bầu. Thì sữa bầu cũng đóng một vai trò quan trọng, trong việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển. Nhưng có những mẹ bầu không uống được sữa bầu thì phải làm sao?
Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể người mẹ có thể tăng lên đến 50% để vừa nuôi dưỡng cơ thể, vừa cung cấp dinh dưỡng và oxy cho thai nhi. Do đó, nhu cầu sắt của mẹ cũng tăng lên để tạo đủ máu đáp ứng nhu cầu của cơ thể và thai nhi.
Tại sao cần bổ sung canxi trong 3 tháng cuối thai kỳ? Bước sang giai đoạn 3 tháng giữa và đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi có sự phát triển nhanh chóng và vượt trội. Thai nhi cần nhiều canxi hơn để tạo xương và răng, tham gia vào hoạt động […]
Ba tháng cuối của thai kỳ là thời gian đặc biệt quan trọng khi mà thai nhi phát triển nhanh nhất cả về cân nặng và trí não. Do vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ bầu ở giai đoạn này sẽ giúp thai nhi phát triển tối ưu. Đồng thời, mẹ bầu cũng có đủ sức khỏe để nuôi dưỡng và chuẩn bị cho quá trình vượt cạn.
Trong ba tháng giữa thai kỳ từ tuần 14 đến tuần 27 là giai đoạn phát triển mạnh của bé về hình dạng cơ thể cũng như các cấu trúc não bộ, vì thế việc ăn uống của mẹ bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ cực kỳ quan trọng để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
Trong 3 tháng đầu, cơ thể của mẹ bầu sẽ diễn ra nhiều sự thay đổi từ các quá trình sinh lý, nội tiết tố và thể trạng kèm theo đó là những cơn ốm nghén khiến mẹ khó chịu, không thể ăn uống. Vậy ăn gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu để có thể cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng cho thai nhi phát triển tốt mà vẫn không gây ngán cho mẹ?
Hiện nay, các mẹ đang khá thắc mắc về việc ăn rau diếp cá khi cho con bú có lợi gì không? Nhiều người biết là nó tốt nhưng lại lo ngại có thể ảnh hưởng tới chất lượng sữa cho trẻ bú, vậy chuyện thực hư thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua giải đáp của các chuyên gia.
Với nhịp sống hối hả ngày nay, các mẹ bầu thường không có nhiều thời gian để chăm chút cho bữa ăn của mình. Tình trạng chung trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu Việt đó là thiếu hoặc thừa một dưỡng chất nào đó dẫn đến sự mất cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.
Trong giai đoạn mang thai, việc cung cấp dinh dưỡng cho cả bé và mẹ rất quan trọng bởi việc này không chỉ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và còn ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.
DHA là một loại axit béo không no thuộc nhóm Omega-3 mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp, cần được bổ sung từ nguồn thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Chế độ ăn cho mẹ bầu trong quá trình mang thai có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, tạo nguồn sữa mẹ và sự phát triển của trẻ sau này. Tuy nhiên, làm sao để vừa ăn đủ chất dinh dưỡng lại vừa không bị tăng cân quá nhiều luôn là nỗi băn khoăn của hầu hết các mẹ bầu.
Hiện nay, đái tháo đường (ĐTĐ) thai kỳ là một vấn đề phổ biến và dễ mắc phải. Đó là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kì mức độ nào và chỉ xuất hiện trong quá trình mang thai.
Việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng rất cần thiết cho các mẹ bầu. Hãy thật sáng suốt trong việc lựa chọn thực phẩm để có một thai kỳ khỏe mạnh mẹ nhé!