Nên và không nên ăn gì khi mang thai 3 tháng giữa giúp mẹ bầu an thai

Trong ba tháng giữa thai kỳ từ tuần 14 đến tuần 27 là giai đoạn phát triển mạnh của bé về hình dạng cơ thể cũng như các cấu trúc não bộ, vì thế việc ăn uống của mẹ bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ cực kỳ quan trọng để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Trong bài viết này, hãy cùng Meiji tìm hiểu xem mẹ bầu nên ăn gì khi mang thai 3 tháng giữa giúp mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển nhé!

Nhu cầu dinh dưỡng của bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ

Để biết được mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ nên ăn gì, cần hiểu rõ về nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai trong tam cá nguyệt thứ hai.

Ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, việc tăng cân là hoàn toàn tự nhiên và lành mạnh. Mẹ bầu tăng cân là do tăng thể tích tuần hoàn, tăng khối cơ và mỡ trên cơ thể, sự hiện diện của nước ối và cân nặng của em bé. Dựa trên khuyến nghị của Viện Y học Hoa Kỳ (IOM), mức tăng cân phù hợp trong tam cá nguyệt thứ hai như sau:

  • Nếu mẹ bầu thiếu cân (chỉ số BMI trước khi mang thai từ 18,5 trở xuống): Tăng từ 12,70 – 18,14 kg.
  • Nếu mẹ bầu có cân nặng bình thường (chỉ số BMI trước khi mang thai từ 18,5 đến 24,9): Tăng từ 11,34 – 15,87 kg.
  • Nếu mẹ bầu thừa cân (chỉ số BMI trước khi mang thai từ 25,0 đến 29,9): Tăng từ 6,80 – 11,34 kg.
  • Nếu mẹ bầu béo phì (chỉ số BMI trước khi mang thai từ 30,0 trở lên): Tăng từ 4,99 – 9,07 kg.

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sự tăng cân trong tam cá nguyệt thứ hai là một trong những yếu tố khiến nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu gia tăng. Trung bình, mẹ bầu cần bổ sung thêm khoảng 340 calo/ngày so với lượng calo mỗi ngày trong tam cá nguyệt đầu tiên. Như vậy, đối với hầu hết phụ nữ mang thai có cân nặng bình thường, tổng lượng calo phù hợp là khoảng 2.200 calo/ngày trong 3 tháng giữa thai kỳ.

Xem thêm: 4 mẹo giúp mẹ giảm cân nhanh mà vẫn nhiều sữa

Ăn gì tốt cho mẹ bầu 3 tháng giữa?

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, bên cạnh các mũi tiêm ngừa quan trọng trong thai kỳ, một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dưỡng chất là điều mà mẹ bầu cần duy trì trong suốt tam cá nguyệt thứ hai. Trong đó, những chất dinh dưỡng sau đây là quan trọng nhất đối với các chị em bầu bí trong 3 tháng giữa thai kỳ:

Sữa và phô mai

Sữa, phô mai và các sản phẩm từ sữa là những loại thực phẩm có chứa nhiều Canxi, vitamin D giúp phát triển hệ xương cho bé. Hơn nữa, trong sữa chua có rất nhiều lợi khuẩn giúp cho hệ tiêu hóa của mẹ ở 3 tháng giữa thai kỳ tốt hơn. Nhờ có vitamin D, cơ thể có thể dễ dàng hấp thụ và duy trì mức độ canxi, phốt pho, giúp phát triển răng và xương cho bé. Thiếu vitamin D là nguyên nhân dẫn đến dị dạng xương ở thai nhi và tiền sản giật ở mẹ, mẹ cũng nên biết việc cung cấp đầy đủ vitamin D khi mang thai cũng có thể làm giảm nguy cơ trẻ gặp các vấn đề về ngôn ngữ sau này.

Tham khảo: Meiji Mama Milk - Thực phẩm bổ sung dành cho bà mẹ mang thai và cho con bú với hàm lượng Canxi đủ lượng khuyến nghị.

Sua Va Pho Mai 3 Thang Giua Thai Ki 1200x883
Sữa và phô mai giàu vitamin D, canxi tốt cho sự phát triển hệ xương

Các loại hạt

Theo các nghiên cứu khoa học, các loại hạt giàu axit béo Omega 3 giúp thúc đẩy sự hoạt động của các tế bào não nhằm cải thiện trí tuệ của trẻ sơ sinh. Óc chó, hạnh nhân,… là món ăn vặt vui miệng nhưng đầy lợi ích cho mẹ bầu, các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên dùng 3-6 quả óc chó một ngày là tốt nhất. Đây là liều lượng hợp lý để mẹ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé phát triển trí não.

Cac Loai Hat Giau Omega 3 1200x795
Mẹ bầu ở giai đoạn 3 tháng giữa nên bổ sung các loại hạt giàu omega-3

Rau củ quả

Rau củ quả là thực phẩm tốt cho mẹ bầu 3 tháng giữa, vì đây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể mẹ khi mang thai. Rau lá xanh là thực phẩm giàu sắt có lợi cho mẹ bầu, mẹ chớ nên bỏ qua những thực phẩm này để ngăn ngừa thiếu sắt. Để cơ thể dễ hấp thụ sắt, mẹ nên uống thêm hoặc sử dụng những thực phẩm giàu vitamin C. Bên cạnh đó rau củ cũng cung cấp vitamin A cần thiết cho mẹ và bé.

Xem thêm: Lưu ý 6 loại rau mà mẹ bầu nên hạn chế ăn khi mang thai

Rau Cu Qua 3 Thang Giua Thai Ki 1200x800
Rau củ nhiều vitamin và khoáng chất, chất xơ giúp hạn chế tình trạng táo bón

Cũng giống như các loại rau củ, bơ luôn có mặt trong thực phẩm tốt cho các bà bầu 3 tháng giữa, không chỉ được biết đến là loại trái cây giảm nghén hiệu quả ở ba tháng đầu, bơ còn là một thực phẩm rất tốt cho sự phát triển của bé ở 3 tháng giữa. Vì chúng chứa lượng lớn omega-3, vitamin K, folate, vitamin C, kali và Vitamin B6.

Trứng gà

Là một trong số ít những nguồn cung cấp vitamin D từ thực phẩm tự nhiên, mẹ nên nhớ, lòng đỏ trứng gà còn chứa choline một chất quan trọng trong sự phát triển trí não của bé.Theo các chuyên gia đến từ Bệnh viện Đại học Y dược, nếu cholesterol ở mức bình thường, mẹ bầu có thể ăn từ 3-4 quả trứng một tuần. Để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như em bé trong bụng, bạn nên:

  • Luôn bảo quản trứng trong tủ lạnh
  • Chọn mua trứng từ những nơi uy tín
  • Ăn trứng gà đã được luộc hoặc rán chín kỹ
  • Không để trứng chung với các thực phẩm tươi sống khác
  • Sau khi chế biến, nên ăn trứng ngay, hạn chế để qua đêm
  • Hạn chế ăn trứng dùng kèm với nước trà bởi có thể gây đầy bụng khó tiêu
  • Trong quá trình chế biến, nếu thấy trứng bốc mùi lạ, phải loại bỏ chúng ngay.

Cá hồi

Cá hồi là thực phẩm nên ăn trong 3 tháng giữa thai kì, vì không chỉ chứa vitamin D, canxi mà cá hồi còn là một trong những nguồn cung cấp DHA dồi dào cho bé, muốn con thông minh ngay từ khi chưa sinh ra, mẹ không được bỏ lỡ vi chất dinh dưỡng này trong thực đơn của mình đâu đấy.

Ca Hoi 3 Thang Giua Thai Ki 1200x800
Thực phẩm giàu DHA tốt cho sự phát triển trí não của bé

Những thực phẩm mẹ không nên ăn khi mang thai 3 tháng giữa

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, mẹ cũng cần phải tránh ăn một số loại thực phẩm để tốt cho mẹ và bé:

Gia vị mang tính nóng và cay: Những gia vị có tính nóng và cay như ớt tiêu, hoa hồi, ngũ vị hương, quế,… không chỉ dễ làm mất nước mà còn khiến sự bài tiết của mẹ kém đi, khiến mẹ rất dễ mắc các bệnh như đau dạ dày, trĩ, táo bón…mà mẹ bầu cũng không thể dùng thuốc bừa bãi để điều trị. Trong khi, với mẹ bầu nếu phải rặn nhiều vì bị táo bón, khiến cho bụng bị nén xuống, thai nhi trong tử cung cũng bị ép theo, sẽ dễ tạo nên những hậu quả xấu như động thai hay sinh sớm.

Những đồ uống kích thích và đồ ngọt: Khi mẹ dùng lượng thức ăn và nước uống có chứa chất caffein, đồ uống có cồn có thể dẫn đến các tình trạng như tim đập nhanh, đau đầu, buồn nôn,… các chất caffein có thể thông qua cuống rốn vào thai nhi làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển của bé. Đối với nước ngọt, cà phê sữa chứa lượng đường lớn sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cho mẹ.

Bột ngọt: Bột ngọt là gia vị khá phổ biến, nhưng đối với mẹ bầu thì cần phải chú ý không nên ăn hoặc cần hạn chế. Thành phần chủ yếu của bột ngọt là muối sodiumglutamate, do đó nếu mẹ ăn nhiều bột ngọt cũng chính là nạp vào cơ thể nhiều muối, làm tăng nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp, tiền sản giật cho mẹ bầu.

Các bệnh khác thường gặp khi mang thai 3 tháng giữa

Ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ ngoài chế độ dinh dưỡng phù hợp để đáp ứng đủ dưỡng chất cho mẹ và bé. Mẹ cũng nên lưu ý những bệnh vặt thường gặp phải trong giai đoạn này và có cách xử lý tốt nhất.

  • Táo bón: hormone progesterone trong cơ thể mẹ bầu làm giảm nhu động ruột dẫn đến tình trạng táo bón. Vì thế mẹ cần bổ sung thêm chất xơ, khoai lang, trái cây, dầu cọ, cung cấp đủ nước cho cơ thể.
  • Chảy máu nướu răng: do sự thay đổi của hormone khiến tăng cường máu vùng lợi dẫn đến tình trạng đau, sưng đỏ, chảy máu vùng nướu. Mẹ lưu ý vệ sinh răng miệng, nướu, hạn chế ăn nhiều đường, sử dụng chỉ nha khoa làm sạch răng lợi.
  • Thiếu máu: khi mang thai mẹ bầu thường bị thiếu máu vì thế cần bổ sung thực phẩm như thịt đỏ, cá, đậu, ngũ cốc…hoặc viên bổ sung sắt.
  • Sưng phù: ở thời điểm này mẹ bầu cũng dễ bị sưng phù vì thế lưu ý giảm muối mặn trong khẩu phần ăn, để tránh tích trữ nước trong cơ thể dẫn đến phù nề. Mẹ cũng lưu ý đến cân nặng phù hợp trong giai đoạn này.

Mẹ cần biết

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng giữa. Một thực đơn khoa học, đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp mẹ khỏe mạnh và hỗ trợ sự phát triển tối ưu của thai nhi. Đừng quên theo dõi Meiji để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích về dinh dưỡng và sức khỏe mẹ bầu nhé!

Nguồn tham khảo:

  • 1. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về nuôi con bằng sữa mẹ.
  • 2. Viện Y học Hoa Kỳ (IOM) về bổ sung dinh dưỡng cho mẹ trong thai kỳ.
  • 3. Nghiên cứu từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (National Institutes of Health).

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Thực đơn ăn uống khi mang thai tốt nhất cho thai nhi trong 3 tháng đầu

Thực phẩm ăn uống khi mang thai ở 3 tháng cuối cần chú ý!!!

Có thể bạn muốn xem

Thực phẩm ăn uống khi mang thai ở 3 tháng cuối cần chú ý!!!

Ba tháng cuối của thai kỳ là thời gian đặc biệt quan trọng khi mà thai nhi phát triển nhanh nhất cả về cân nặng và trí não. Do vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ bầu ở giai đoạn này sẽ giúp thai nhi phát triển tối ưu. Đồng thời, mẹ bầu cũng có đủ sức khỏe để nuôi dưỡng và chuẩn bị cho quá trình vượt cạn.

Xem chi tiết

Bổ sung thừa sắt khi mang thai mẹ bầu gặp hậu quả khôn lường

Sắt là thành phần cực kỳ quan trọng cho mẹ bầu và thai nhi không chỉ trong thời kỳ mang thai mà cả giai đoạn sau sinh. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, chán ăn, tăng nguy cơ sinh non… Tuy nhiên, nếu bổ sung sắt quá mức sẽ dẫn tới thừa sắt, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho mẹ bầu và cả thai nhi.

Xem chi tiết

Thực phẩm và đồ uống nên hạn chế ăn khi mang thai

Bà bầu thèm ăn khi mang thai là chuyện bình thường trong thai kỳ. Mẹ bầu có thể thèm món mặn, ngọt, những món mà trước đây mình không hề thích và cả những món thật kỳ lạ. Hầu hết các mẹ đều thèm ăn một món “điên dại” đến vậy. Tuy nhiên, dù thèm ăn nhưng mẹ bầu cũng nên chú trọng đến các cột mốc dinh dưỡng, những món nên hoặc không nên ăn trong thời kỳ mang thai.

Xem chi tiết

Top 5 đồ uống mát lành và bổ dưỡng cho mẹ bầu ngày hè

Khi mang thai, cơ thể mẹ phải hoạt động nhiều hơn để vừa duy trì sức khỏe, vừa cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Do vậy, việc mang thai thực sự tiêu tốn nhiều sức lực. Đặc biệt, trong những ngày mùa hè nắng nóng, mẹ bầu sẽ càng cảm thấy rõ hơn sự nặng nề, mệt mỏi. Thêm vào đó, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng thân nhiệt của phụ nữ khi mang thai thường cao hơn so với người bình thường. Và vì vậy, những ly đồ uống mát lành và bổ dưỡng thực sự là một biện pháp tuyệt vời và cần thiết để giúp mẹ bầu thư giãn và thoải mái hơn trong những ngày hè oi bức. Mời mẹ cùng Meiji tìm hiểu top 5 đồ uống ngon tuyệt ngay sau đây để mẹ bầu có những lựa chọn phù hợp nhất!

Xem chi tiết

Top 9 trái cây mùa hè cực tốt cho mẹ bầu

Mang thai 9 tháng 10 ngày chẳng dễ dàng gì đối với mỗi mẹ bầu, đặc biệt là những ai phải trải qua những ngày tháng bầu bí trong cái nắng oi bức của mùa hè. Vậy có những cách nào giúp mẹ bầu “hạ hỏa” đây? Bài viết sau sẽ bật mí cho mẹ những loại trái cây vừa giúp giải nhiệt trong ngày hè, vừa cung cấp vitamin và chất xơ rất tốt cho cả mẹ và bé.

Xem chi tiết

5 chất dinh dưỡng mẹ bầu cần chú ý bổ sung trong thời kỳ mang thai

Mang thai vừa là một nghĩa vụ thiêng liêng, vừa là những giây phút trải nghiệm hạnh phúc của người mẹ. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, một cuộc chuyển dạ và sinh nở thuận lợi, yếu tố dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng cũng đóng góp một vai trò nhất định. Vậy mẹ bầu cần bổ sung những chất dinh dưỡng gì để tốt cho cả mẹ và thai nhi?

Xem chi tiết

Hướng dẫn mẹ bầu bổ sung sắt khi mang thai

Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể người mẹ có thể tăng lên đến 50% để vừa nuôi dưỡng cơ thể, vừa cung cấp dinh dưỡng và oxy cho thai nhi. Do đó, nhu cầu sắt của mẹ cũng tăng lên để tạo đủ máu đáp ứng nhu cầu của cơ thể và thai nhi.

Xem chi tiết

Thực đơn ăn uống khi mang thai tốt nhất cho thai nhi trong 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu, cơ thể của mẹ bầu sẽ diễn ra nhiều sự thay đổi từ các quá trình sinh lý, nội tiết tố và thể trạng kèm theo đó là những cơn ốm nghén khiến mẹ khó chịu, không thể ăn uống. Vậy ăn gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu để có thể cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng cho thai nhi phát triển tốt mà vẫn không gây ngán cho mẹ?

Xem chi tiết

Tác dụng của rau diếp cá khi nuôi con bằng sữa mẹ?

Hiện nay, các mẹ đang khá thắc mắc về việc ăn rau diếp cá khi cho con bú có lợi gì không? Nhiều người biết là nó tốt nhưng lại lo ngại có thể ảnh hưởng tới chất lượng sữa cho trẻ bú, vậy chuyện thực hư thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua giải đáp của các chuyên gia.

Xem chi tiết

Uống sữa bầu khi nào là đúng và tốt cho thai nhi?

Với nhịp sống hối hả ngày nay, các mẹ bầu thường không có nhiều thời gian để chăm chút cho bữa ăn của mình. Tình trạng chung trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu Việt đó là thiếu hoặc thừa một dưỡng chất nào đó dẫn đến sự mất cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.

Xem chi tiết

Tuyệt chiêu vàng giúp ăn “vào con không vào mẹ”

Chế độ ăn cho mẹ bầu trong quá trình mang thai có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, tạo nguồn sữa mẹ và sự phát triển của trẻ sau này. Tuy nhiên, làm sao để vừa ăn đủ chất dinh dưỡng lại vừa không bị tăng cân quá nhiều luôn là nỗi băn khoăn của hầu hết các mẹ bầu.

Xem chi tiết

Để tiền sản giật không còn là nỗi lo của mẹ

Tiền sản giật là gì? Tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý thai nghén toàn thân do thai nghén gây ra trong 3 tháng cuối thai kỳ (từ tuần thứ 20) với 3 triệu chứng chính: tăng huyết áp, protein niệu và phù. Các triệu chứng này sẽ mất dần sau 6 tuần […]

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Logo Messenger - Meiji Vietnam
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji