Tiểu đường thai kỳ không chỉ ảnh
hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ
bầu, mà nó còn có thể gây nguy
hiểm tới sự phát triển của thai nhi. Vậy
tiểu đường thai kỳ có dấu
hiệu gì, và nó có những
ảnh hưởng như thế nào, chúng ta
cùng tìm hiểu bài viết dưới
đây.
Tìm
hiểu về tiểu đường thai kỳ
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế
giới (WHO), đái tháo đường thai kỳ
(hay tiểu đường thai kỳ) “là tình
trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ
mức độ nào, khởi phát hoặc
được phát hiện lần đầu tiên
trong lúc mang thai”. Tình trạng này
thường không có triệu chứng nên khó
phát hiện và thường sẽ biến mất sau
6 tuần kể từ khi sinh.
Dấu
hiệu tiểu đường thai kỳ
Đa số các trường hợp tiểu
đường thai kỳ không có dấu
hiệu nào đặc biệt, và thường
được phát hiện nhờ việc đi khám
định kỳ và mẹ cần phải cảnh
giác với nồng độ đường trong
máu. Với một số trường
hợp lượng đường tăng quá cao sẽ
xảy ra một số dấu hiệu sau đây:
- Thường xuyên đi tiểu: Khi mang
thai, do sự gia tăng của hooc môn HCG và áp
lực lên bàng quang tăng, mẹ bầu có
thể sẽ cảm thấy buồn tiểu hơn
bình thường. Đây là hiện
tượng bình thường xảy ra ở hầu
hết các mẹ bầu. Tiểu đường thai
kỳ cũng có thể gây nên tình
trạng đi tiểu thường xuyên, vì khi
glucose không được chuyển hóa hết
và tồn đọng trong máu, kéo theo thận
phải làm việc bằng cách xả vào
nước tiểu.
- Mẹ cảm thấy khô miệng và
khát nước: Việc đi tiểu
nhiều sẽ khiến cơ thể mất nước,
cần bổ sung thêm nước. Những mẹ
bầu có dấu hiệu tiểu đường thai
kỳ thường có cảm giác khô miệng
và muốn uống nước nhiều hơn bình
thường.
- Ăn nhiều: Những mẹ bị tiểu
đường thai kỳ sẽ thường xuyên
cảm thấy đói.
- Nấm âm đạo: Lượng
đường trong cơ thể tăng khiến những
vi khuẩn và các loại nấm men trong âm
đạo có nguy cơ nhiễm cao. Nếu có
dấu hiệu ngứa ngáy, rát buốt khi đi
tiểu, dịch tiết âm đạo có mùi
hôi thì mẹ nên tới bác sĩ nhé.
- Mắt mờ: Khi lượng đường
trong máu tăng lên đột ngột và cơ
thể chưa thích nghi kịp với sự thay
đổi này dẫn tới tình trạng mờ
mắt trong thời gian ngắn.
Tiểu đường thai kỳ có
nguy hiểm không?
- Đối với mẹ: làm tăng
tỷ lệ sảy thai, thai lưu, sinh non, tăng huyết
áp trong thai kỳ, đa ối, nhiễm trùng
tiết niệu, viêm đài bể thận và
phải mổ lấy thai. Về lâu dài, các
thai phụ mắc đái tháo đường thai
kỳ tăng nguy cơ tiến triển thành
đái tháo đường typ 2 và các
biến chứng liên quan đến tim mạch. Vì
thế, mẹ
bầu nên cân đối bữa ăn phù
hợp để hạn chế tiểu
đường thai kỳ.
- Đối với thai nhi: Giai đoạn 3
tháng đầu, thai có thể không phát
triển, sảy thai tự nhiên, dị tật bẩm
sinh, những thay đổi này thường xảy ra
vào tuần thứ 6 đến tuần thứ 7
của thai kỳ. Giai đoạn 3 tháng giữa,
đặc biệt 3 tháng cuối thai kỳ có
hiện tượng tăng tiết insulin của thai nhi,
làm thai nhi tăng trưởng quá mức, trẻ
sinh ra có nguy cơ vàng da sơ sinh và mắc
bệnh chuyển hóa, nguy cơ tụt đường
huyết sơ sinh.
Mẹ cần biết
Mặc dù vậy, nếu bệnh tiểu đường
thai kỳ được kiểm soát thì rủi ro
sẽ được giảm rất nhiều. Vì thế,
mẹ nên tìm hiểu trước dấu
hiệu tiểu đường thai kỳ để
có thể phát hiện sớm và có
phương pháp điều trị thích hợp.
Việc theo dõi và khám thai định kỳ
cũng là điều cần thiết giúp quá
trình mang thai của mẹ an toàn hơn, khỏe
mạnh hơn cho cả mẹ và bé.