Vào giai đoạn trẻ từ 6 đến 7 tháng tuổi các mẹ đã có thể cho trẻ tập ăn dặm. Tuy nhiên, đối với nhiều gia đình việc ăn dặm như một cuộc chiến vậy. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này sẽ được Meiji giải đáp dưới đây. Cùng theo dõi bài viết Thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng ngon miệng, đủ chất, dễ nấu để có thể vượt qua giai đoạn này cùng trẻ một cách dễ dàng nhé!
Dấu hiệu nhận biết trẻ sẵn sàng ăn dặm
Trẻ em khi sinh ra có hệ tiêu hóa rất yếu nên không thể hấp thụ được chất dinh dưỡng như người bình thường. Do đó, sữa mẹ chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho trẻ. Một ngày sữa mẹ cung cấp cho trẻ khoảng 500-600 kcal.
Tuy nhiên đến một tháng tuổi nhất định trẻ sẽ cần nhiều hơn số lượng kcal mà sữa mẹ cung cấp và một số chất khác cụ thể vào giai đoạn 6-7 tháng tuổi. Vào giai đoạn này trẻ hoạt động nhiều hơn kéo theo lượng kcal tiêu thụ cũng sẽ tăng lên. Cũng vì lý do đó, đây chính là giai đoạn thích hợp các mẹ có thể tập cho bé con nhà mình ăn dặm.
Xem thêm: Khi nào mẹ nên thêm muối vào đồ ăn dặm của trẻ là tốt nhất?
Việc cho trẻ ăn dặm không đồng nghĩa với việc các mẹ dừng cho trẻ bú sữa. Ăn dặm chỉ là hình thức bổ sung chất dinh dưỡng ngoài sữa mẹ bằng những thực phẩm rau xanh, thịt, cá,.. được xay nhuyễn cung cấp các loại vitamin, sắt và một số chất khác phục vụ quá trình phát triển cho trẻ.
Vào thời điểm trẻ được 6 tháng tuổi, các bậc cha mẹ có thể thường xuyên theo dõi và quan sát trẻ xem rằng trẻ đã có những dấu hiệu của việc ăn dặm hay chưa. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp:
- Trẻ có dấu hiệu bị đói sau khi đã bú mẹ đủ hoặc sản phẩm dinh dưỡng công thức.
- Trẻ háo hức ngả người về phía trước khi thấy người lớn ăn để nhận thức ăn.
- Trẻ biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi đây là dấu hiệu hệ xương và cơ thể trẻ đã cứng cáp.
- Trẻ biết cách tự lấy thức ăn và đưa vào miệng và nhai như người lớn.
- Lưỡi trẻ không còn phản xạ đẩy khi đưa vật lạ như thìa vào miệng.
- Trẻ thể hiện sự thích thú đối với thức ăn của người lớn, tò mò và muốn thử.
- Cân nặng trẻ gấp đôi so với khi sinh. Điều này cho thấy nhu cầu tiêu thụ chất dinh dưỡng của trẻ đã tăng lên so với lúc mới sinh.
- Trẻ biết ngoảnh đầu đi không muốn bú và ăn thứ gì đó.
Xem thêm: Những điều bố mẹ cần biết để tăng sức đề kháng cho trẻ khi chuyển mùa
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 6 tháng tuổi
Các mẹ luôn đặt ra câu hỏi: Nên cho trẻ ăn dặm như thế nào? Trẻ cần bổ sung những gì? Ở giai đoạn này, trẻ sẽ cần bổ sung những dưỡng chất mà không có trong sữa mẹ hoặc không đủ như:
- Sắt: Sắt giúp trẻ phát triển trí não do đó đây chính là chất mà các mẹ cần bổ sung cho trẻ đầu tiên. Sắt có trong những thực phẩm như: ngũ cốc, khoai tây, cải xanh,..
- Kẽm: Kẽm giúp cơ thể trẻ sản sinh bạch cầu giúp bảo vệ cơ thể trước những tác động từ bên ngoài. Kẽm có trong phô mai, sữa, sữa chua,…
- Canxi: Đây là cấu trúc chủ yếu của xương, do đó các mẹ nếu muốn con trẻ phát triển chiều cao và chắc khỏe thì hãy bổ sung canxi có trong cua, nghêu, sữa,..
- Omega 3: Omega 3 giúp trẻ phát triển thị giác và trí não. Dưỡng chất này thường có trong cá hồi, bơ,..
- Các loại Vitamin: Các loại Vitamin A,B,C,D,.. luôn giúp trẻ phát triển khỏe mạnh từ bên trong lẫn bên ngoài vì thế việc bổ sung vitamin là không thể thiếu. Vitamin thường có trong những thực phẩm thông thường như rau xanh, trái cây,..
Xem thêm: Gợi ý 5 mẹo hay trị táo bón cho trẻ
Thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi cho mẹ tham khảo
Như trên đã phân tích về chế độ dinh dưỡng mà các mẹ cần bổ sung cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm. Sau đây Meiji xin gửi đến các mẹ một số thực đơn ăn dặm cho trẻ trong giai đoạn này:
Bơ
Bơ là loại trái cây giàu chất béo và các chất dinh dưỡng cần thiết để trẻ phát triển. Trong bơ có chứa các loại vitamin A, C, folate, niacin cùng các chất khoáng như sắt, kali, photpho, magie, canxi,… Loại trái cây này khi chín thường mềm và mịn cho nên các mẹ có thể tùy ý chế biến mà không cần lo việc trẻ khó ăn hay cứng.
Công thức món bơ trộn sữa:
Nguyên liệu:
- Bơ chín: một phần tư quả
- Sữa mẹ/ sản phẩm dinh dưỡng công thức: 50-60ml.
Cách làm:
- Bơ bỏ vỏ cắt nhỏ
- Sau đó đem trộn với sữa rồi nghiền nát đến khi bơ mềm mịn.
Chuối
Chuối là loại trái cây tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, chuối còn có vị ngọt nên có thể giúp trẻ dễ làm quen hơn khi lần đầu ăn dặm. Chuối có chứa các loại vitamin A, C, folate và các khoáng chất như kali, phốt pho, selenium, magiê và canxi… rất tốt cho sự phát triển của trẻ.
Xem thêm: Nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn và biện pháp cải thiện
Công thức món chuối trộn sữa:
Nguyên liệu:
- Chuối chín: ½ quả (tùy loại chuối và sức ăn của trẻ).
- Sữa mẹ/ sản phẩm dinh dưỡng công thức: 60ml.
Cách làm:
- Nghiền nhỏ chuối bằng thìa hoặc ray.
- Trộn chuối được xay nhuyễn với sữa mẹ hoặc sản phẩm dinh dưỡng công thức đến khi nào hỗn hợp xệt lại.
Bí đỏ
Trong bí đỏ có chứa chất sắt, vitamin A và muối khoáng, axit hữu cơ giúp cơ thể trẻ phát triển toàn diện.
Công thức món bí đỏ:
Nguyên liệu:
- Bí đỏ: một miếng nhỏ khoảng 20g
- Sữa mẹ/ sản phẩm dinh dưỡng công thức: 60ml.
Cách làm:
- Các mẹ hấp chín bí đỏ sau đó nghiền nhuyễn
- Cho thêm sữa mẹ hoặc sản phẩm dinh dưỡng công thức
- Cho lên bếp đun lửa nhỏ đến khi hỗn hợp sôi
Xem thêm: Top 5 thực phẩm giàu canxi cho trẻ
Rau chân vịt
Rau chân vịt được biết đến là loại thực phẩm tốt cho sự phát triển của não bộ và quá trình tuần hoàn máu. Trong rau chân vịt có chứa sắt, kali, magiê, canxi hỗ trợ bé phát triển xương và hệ thần kinh.
Công thức món rau chân vịt:
Nguyên liệu:
- Gạo: một nhúm nhỏ
- Rau chân vịt: 3-4 lá
Cách thực hiện:
- Ngâm và nấu gạo thành cháo loãng
- Rau chân vịt rửa sạch rồi đem hấp hoặc luộc chín mềm. Sau đó đem nghiền nhỏ.
- Trộn hỗn hợp rau chân vịt xay nhuyễn vào cháo sau đó lọc qua rây. Khi đó có thể cho trẻ dùng.
Câu hỏi liên quan khi cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm
Xoay quanh chủ đề cho trẻ ăn dặm, các bậc phụ huynh cũng có rất nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp:
Trẻ 6 tháng ăn mấy cữ một ngày
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm không có nghĩa bữa ăn dặm đó có thể hoàn toàn thay thế việc bú sữa mẹ. Ban đầu các mẹ nên cho trẻ ăn 1 bữa mỗi ngày và dần dần tăng số lượng thức ăn trong mỗi bữa, sau đó cứ 2 tháng lại tăng thêm một bữa, cho tới khi trẻ ăn được 3 bữa mỗi ngày.
Có nên cho trẻ 6 tháng tuổi uống nước sau khi ăn
Đối với trẻ sơ sinh thì việc uống nước là không cần thiết và đôi khi còn khiến trẻ gặp một số bệnh. Tuy nhiên khi các mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm thì có thể cho trẻ uống thêm chút nước sau bữa ăn.
Nên cho trẻ 6 tháng ăn thô hay ăn loãng
Khi 6 tháng tuổi hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, vì vậy các mẹ nên tập cho trẻ ăn dặm từ loãng rồi mới đến đặc. Tuy nhiên, cần lưu ý và hỏi ý kiến chuyên gia về việc cho trẻ ăn thô vì việc ăn thô có thể khiến trẻ khó tiêu hóa và gặp một số vấn đề đường ruột.
Các bài viết dành cho Mẹ và Bé được quan tâm nhiều nhất:
- Các mốc phát triển chiều cao vượt trội của trẻ
- Giấc ngủ của trẻ trong những tháng đầu đời
- Có cần bổ sung men vi sinh khi trẻ biếng ăn?
- Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt có sao không? Nguyên nhân do đâu?
Trên đây là bài viết Thực
đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng ngon miệng,
đủ chất, dễ nấu mà
Meiji đã tổng hợp và mong muốn
gửi đến các mẹ. Hy vọng sau khi đọc
được bài viết này các mẹ có
thể chuẩn bị cho mình kiến thức để
cùng con trải qua giai đoạn ăn dặm
này!