“Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”
Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Cho trẻ
bú bình hoặc dùng thức ăn, thức uống khác trong 6 tháng đầu là không cần thiết và sẽ có ảnh hưởng
không tốt đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Sau sáu tháng tuổi, trẻ cần được cho ăn thức ăn bổ sung phù
hợp với lứa tuổi kết hợp với bú sữa mẹ cho đến 2 tuổi. Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn trước khi quyết
định dùng sản phẩm dinh dưỡng công thức hoặc nếu bạn gặp vấn đề khi cho con bú.
Mọc răng là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của trẻ,
đây là mốc đánh dấu việc trẻ bước sang giai đoạn làm quen với các thực phẩm khác ngoài
sữa. Khi trẻ bước vào giai đoạn mọc răng, nướu sưng to và đỏ có thể khiến cho nhiệt độ
cơ thể của trẻ tăng cao hơn bình thường, trẻ có thể sẽ khó chịu trong vài ngày. Do vậy,
mẹ có thể tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết trẻ nhà mình sắp mọc răng dưới đây để có
những cách chăm sóc tốt nhất nhé.
Trẻ bắt đầu
mọc răng khi nào?
Thông thường, giai đoạn từ 7 – 8
tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu mọc
chiếc răng đầu tiên. Một số trẻ
có thể mọc răng
sớm hơn một chút khi mới khoảng 3 – 4
tháng tuổi. Nhưng cũng có những trẻ
trên
một tuổi mới bắt đầu mọc răng.
Chiếc răng mọc đầu tiên thường
là hai răng cửa
dưới, tiếp đó là hai răng cửa
hàm trên. Rồi lần lượt đến các
răng cửa khác.
Sau một thời gian, những chiếc răng hàm
xuất hiện, các răng nanh hàm trên sẽ
mọc sau cùng, đa phần các trẻ sẽ
có khoảng 20 răng sữa trước 3 tuổi. Do
vậy, nếu trẻ trên 3 tuổi mà chưa mọc
đủ răng thì cha mẹ có thể đưa
trẻ đi khám để tìm nguyên nhân
và cách xử trí sớm nhất có thể.
Những biểu
hiện giúp mẹ nhận biết trẻ sắp
mọc răng
Trẻ chảy
nước dãi
Nước bọt tiết ra do cơ chế chỉ huy
của hệ thống thần kinh trung ương, khi trẻ
bước vào giai đoạn mọc răng, các
tín
hiệu sẽ kích thích dây thần kinh thứ 5
khiến trẻ chảy nước dãi. Do khả năng
nuốt nước bọt của trẻ chưa
được hoàn thiện đồng thời khoang
miệng của trẻ lúc
này đang còn hẹp và nông dẫn
đến việc nước dãi chảy ra bên
ngoài khá
nhiều. Mẹ có thể đeo yếm bằng
vải mỏng và mềm mại cho trẻ để
thấm bớt nước
dãi khi bị chảy ra ngoài quá nhiều,
tránh trẻ cảm thấy không thoải mái
vì bị
ướt áo.
Chảy
nước dãi là dấu hiệu nhận biết
dễ nhất, tuy nhiên chỉ áp dụng khi trẻ
còn trẻ
và khi mọc những chiếc răng đầu tiên,
đến khi trẻ lớn và các răng mọc
đầy đủ
hơn thì hiện tượng này cũng sẽ
giảm dần.
Trẻ thích
cắn
Một biểu hiện nữa của trẻ khi sắp mọc
răng đó là trẻ thích cắn mọi
thứ, bất kỳ thứ nào gần quanh trẻ
thì trẻ đều muốn gặm cắn. Áp
lực khi một mầm răng chuẩn bị chồi
lên khỏi lợi khiến trẻ vô cùng bứt
rứt, khó chịu, khi đó, trẻ sẽ tìm
mọi cách để giảm thiểu sự khó
chịu thông qua việc gặm cắn. Lúc này,
mẹ có thể chuẩn bị cho trẻ 1 -2 món
đồ gặm nướu để giúp trẻ
đỡ bứt rứt hơn. Đồng thời, mẹ
hãy đảm bảo những món đồ này
luôn được vệ sinh thường xuyên
để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Trẻ quấy khóc
Đối với một số trẻ, mọc răng gây
ra đau
đớn, khó chịu nên có thể trẻ
sẽ rên rỉ hoặc quấy khóc. Điều
này không phải lúc
nào cũng xảy ra với tất cả các trẻ.
Tuy nhiên, nếu thấy trẻ quấy khóc thì
cha
mẹ hãy kiên nhẫn dỗ dành, cho trẻ
chơi với những đồ chơi trẻ thích
để xoa dịu
trẻ quên đi cảm giác ngứa ngáy,
khó chịu. Khi trẻ mọc răng có thể
sốt hoặc
không sốt, vì thế bố mẹ cần theo
dõi nhiệt độ và thay đổi của cơ
thể để nhận
biết trẻ sốt do mọc răng hay sốt do nhiễm
virus, vi khuẩn…
Trẻ biếng ăn
Giai đoạn mọc răng trẻ thường có
biểu
hiện bỏ bú hoặc chán ăn, do việc
mọc răng gây khó chịu cho trẻ. Khi trẻ
có dấu
hiệu mọc răng, lợi của trẻ sẽ trở
nên đỏ và sưng tấy. Bố mẹ sẽ
nhìn thấy ở chỗ
lợi sưng to đó có điểm màu
trắng trắng nhỏ bằng nửa hạt đỗ
nhú lên – đó chính
là răng của trẻ. Điều này khiến cho
trẻ cảm thấy thực sự khó chịu và
trở nên
lười ăn.
Trẻ lười ăn do đang mọc răng thì sau
thời gian vài ngày lợi của trẻ đỡ
đau, sẽ ăn trở lại bình thường.
Nếu việc bỏ
bú, chán ăn xảy ra trong thời gian dài,
trẻ không chịu ti mẹ hay ăn thức ăn
dặm
khiến sức khỏe và cân nặng của trẻ
giảm sút đáng kể, bố mẹ cần
đưa trẻ đi khám
để được tư vấn cách xử trí
và chăm sóc phù hợp.
Cách chăm sóc
khi trẻ mọc răng
Không ép trẻ ăn, thay vào đó cho
trẻ bú
nhiều hơn, bổ sung thêm nước ép
trái cây để tăng đề kháng cho
trẻ.
Thường xuyên vệ sinh rơ nướu bằng
khăn
sạch mềm, có thể nhúng nước
mát rơ cho trẻ thoải mái hơn.
Có thể cho trẻ dùng các dụng cụ
hỗ trợ
nhai.
Nếu trẻ sốt bố mẹ lau người cho
trẻ
bằng nước ấm, massage nhẹ nhàng cho
trẻ dễ chịu hơn. Nếu trẻ sốt cao
và lâu nên
đưa trẻ đến bệnh viện để
thăm khám.
Giai đoạn trẻ
mọc răng là khoảng thời gian khá khó
khăn cho cả cha mẹ và trẻ. Đây là
giai
đoạn tất yếu mà đứa trẻ nào
cũng phải trải qua trong quá trình trưởng
thành. Do
đó, cha mẹ nên chú ý những biểu
hiện nhận biết trẻ mọc răng ở trên
để có phương
pháp chăm sóc trẻ hợp lý. Chúc cả
gia đình sớm vượt qua những thử
thách trên
con đường khôn lớn của trẻ!
Mẹ thông thái Meiji
Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông
thái Meiji
Trong giai đoạn 1 tuổi, bé sẽ có những thay đổi về mặt thể
chất lẫn nhận thức một cách rõ nét, từ cân nặng đến chiều cao hay tính cách. Vì
vậy, chế độ dinh dưỡng trong quãng thời gian này rất quan trọng và ảnh hưởng
trực tiếp đến sự phát triển của trẻ cần được các mẹ quan tâm nhiều hơn.
Trong những năm tháng đầu đời, tiếng khóc được coi là cách
để trẻ giao tiếp với bố mẹ của mình khi chưa biết nói. Thế nhưng để đoán ý trẻ
qua tiếng khóc thì không phải bố mẹ nào cũng biết, đặc biệt là với các cặp bố mẹ
lần đầu.
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thể
chất và tinh thần của trẻ. Khi ngủ đủ giấc tinh thần trẻ luôn phấn khởi, hoạt
bát, giúp trẻ tăng trưởng thể chất tốt hơn đặc biệt là chiều cao vì trong thời
gian ngủ của trẻ, hormone tăng trưởng (GH) được tiết ra nhiều kích thích sự phát
triển của trẻ.
Có thể nói những năm đầu đời là thời kỳ vàng cho sự phát
triển trí não của trẻ. Khi được 3 tuổi, kích thước não của trẻ đã bằng khoảng
80-90% so với não của người trưởng thành. Do vậy, việc được bổ sung đầy đủ dinh
dưỡng từ các loại thực phẩm tốt cho não là vô cùng quan trọng trong giai đoạn
này đối với trẻ.
Chắc hẳn khi nuôi con, bố mẹ nào cũng mong con luôn khỏe
mạnh và phát triển toàn diện. Đặc biệt, chiều cao và cân nặng của trẻ là 2 vấn
đề được nhiều bố mẹ quan tâm hiện nay.
Canxi là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng đối với
trẻ nhỏ. Canxi tham gia vào sự hình thành và phát triển của xương và răng, giúp
duy trì mật độ và khối lượng xương trong giai đoạn thanh thiếu niên cũng như góp
phần quan trọng đối với hoạt động bình thường của các cơ và dây thần kinh.
Khi được 8 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ đã hoàn thiện hơn
so với thời điểm trước đó. Hơn nữa, nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ giai đoạn này
đã tăng lên đáng kể. Vì thế, việc được cung cấp một chế độ ăn cân đối và đầy đủ
dinh dưỡng sẽ giúp trẻ tăng trưởng và phát triển tốt nhất.
Bằng mắt thường mọi người có thể dễ dàng thấy dấu hiệu bé
suy dinh dưỡng. Tuy nhiên đó chỉ là những nhận xét khách quan, để chính xác hơn
mọi người nên dựa vào những chỉ số dinh dưỡng theo độ tuổi của trẻ.
Phương pháp ăn dặm kiểu
Nhật hiện nay đang là một phương
pháp ăn dặm được rất nhiều
mẹ Việt ưa chuộng, tìm hiểu và
áp dụng cho con yêu của mình. Với
phương pháp này, trẻ sẽ có khả
năng ăn thô tốt hơn. Không những
vậy, còn giúp trẻ học cách tự
lập […]
Để chăm sóc trẻ sơ sinh
một cách toàn diện và tốt nhất,
các bà mẹ cần trang bị kiến thức
đầy đủ về cách chăm sóc cho
trẻ sơ sinh phù hợp theo từng tháng
tuổi. Vậy đối với trẻ dưới 1
tháng tuổi, từ 2-6 tháng tuổi và kể
cả trẻ sơ sinh […]
Phân của trẻ sẽ nói lên rất nhiều điều về tình trạng sức
khoẻ của trẻ nói chung, và hệ tiêu hoá nói riêng. Bằng cách theo dõi tình trạng
đi ngoài của trẻ, mẹ có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của phân như
trẻ đi ngoài quá nhiều hoặc quá ít, màu sắc, độ đặc… để có những xử trí
tiếp theo một cách phù hợp nhất.
(*) Sữa mẹ là thức ăn
tốt nhất cho sức khỏe và sự phát
triển toàn diện của trẻ sơ sinh và
trẻ nhỏ. Chỉ sử dụng sản phẩm
này theo chỉ dẫn của bác sĩ. Pha chế
theo đúng hướng dẫn, cho trẻ ăn
bằng cốc, thìa hợp vệ sinh. (*) Thông tin
này […]
Wonder week hay còn được gọi là tuần khủng hoảng của trẻ.
Đây là những tuần trẻ đột nhiên thay đổi tính nết do quá trình phát triển tự
nhiên. Trẻ sẽ tập trung tập phát triển các kỹ năng vận động và trí não, do đó sẽ
lơ là trong việc ăn và ngủ (biếng ăn, gắt ngủ…).
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy
nhiên, có rất nhiều mẹ thắc mắc tại sao cho con bú mẹ đầy đủ mà trẻ vẫn tăng cân
chậm. Vậy nguyên nhân do đâu và biện pháp xử lý như thế nào?
Chào mừng bạn đến với Nhật ký nuôi con của Meijimom.vn
– Ngôi nhà chung của các mẹ thông thái. Chúng tôi biết rằng khi bạn tìm
hiểu và tham khảo những thông tin ở Nhật ký nuôi con thì có thể bạn đã có ít
nhất một đứa con bé bỏng hay cũng có thể bạn là một người giữ trẻ hoặc một thành
viên của gia đình rất quan tâm đến cháu yêu của mình. Nhật ký nuôi con là nơi
chúng tôi chia sẻ những kiến thức và những kinh nghiệm trong suốt quá trình chăm
sóc và nuôi dạy con trẻ của bố và mẹ. Mong rằng thông qua những câu chuyện mà
chúng tôi chia sẻ trong Nhật ký nuôi con, bạn sẽ có thêm hành trang kiến thức
hữu ích để có thể chăm sóc và nuôi dạy trẻ tốt hơn.
Con là tất cả của mẹ và mẹ chỉ mong muốn đem lại những điều
tốt đẹp nhất cho con. Tuy nhiên nhiều mẹ trẻ lần đầu có con nhỏ sẽ khá bỡ ngỡ và
lo lắng khi chăm sóc trẻ. Làm thế nào để mẹ có thể hiểu và chăm sóc trẻ thật tốt
từ lúc lọt lòng mẹ? Mẹ hãy tham khảo những tình huống xử lý sau đây nhé!
Khi được 11 – 12 tháng tuổi, trẻ đã có thể đi những bước đầu
tiên, nhịp sinh hoạt của trẻ cũng dần ổn định. Răng cửa của trẻ cũng sẽ mọc đủ
trong giai đoạn này nên mẹ cũng cần chú ý vệ sinh răng cho trẻ thường xuyên.
Khi trẻ được 10 tháng tuổi, trẻ đã có thể đứng nhưng chưa
được vững vàng, do đó mẹ cũng cần chú ý không rời mắt khỏi trẻ. Hãy tiếp tục duy
trì khẩu phần ăn và lượng ăn trong ngày của trẻ.
Đến giai đoạn 9 tháng tuổi, mẹ có thể tăng từ 2 bữa lên 3
bữa ăn trong ngày cho trẻ. Trẻ sẽ chuyển sang giai đoạn đứng vịn và có thể nhặt
được những đồ vật trong tầm tay.
Khi trẻ được 8 – 9 tháng tuổi, trẻ sẽ cử động nhiều,
mạnh hơn và hiếu động hơn. Mẹ nên quan sát trẻ nhiều hơn để giúp trẻ luôn an
toàn trong phạm vi hoạt động của trẻ.
Vận động tay của trẻ trở nên linh hoạt khi trẻ được 6 – 7
tháng tuổi. Hãy bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm ngay khi tròn 6 tháng tuổi. Về thức
ăn của trẻ trong giai đoạn này, mẹ nên nghiền mịn và hạn chế các gia vị nêm nếm.