“Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”
Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Cho trẻ
bú bình hoặc dùng thức ăn, thức uống khác trong 6 tháng đầu là không cần thiết và sẽ có ảnh hưởng
không tốt đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Sau sáu tháng tuổi, trẻ cần được cho ăn thức ăn bổ sung phù
hợp với lứa tuổi kết hợp với bú sữa mẹ cho đến 2 tuổi. Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn trước khi quyết
định dùng sản phẩm dinh dưỡng công thức hoặc nếu bạn gặp vấn đề khi cho con bú.
Nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn và biện pháp cải thiện
Tình trạng biếng ăn của trẻ luôn là một vấn đề gây đau đầu đối
với các bà các mẹ. Tình trạng biếng ăn kéo dài có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển
về thể chất và tư duy của trẻ rất nhiều. Vậy nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn là gì? Làm
cách nào để cải thiện tình trạng này?
Hãy cùng Meiji tìm hiểu những thông tin
dưới đây để giúp trẻ ăn
ngon miệng mỗi ngày, mẹ nhé!
Khi nào trẻ được coi là biếng ăn?
Biếng ăn là một tình trạng khá phổ
biến ở trẻ em, gặp ở tất cả các
lứa tuổi. Biếng ăn có nhiều biểu
hiện khác nhau. Dưới đây là 1 số
biểu hiện điển hình mẹ có thể tham
khảo:
Lượng trẻ ăn ít hơn bình
thường
Trẻ thường ngậm thức ăn trong miệng
lâu mà không nuốt, thời gian bữa ăn
kéo dài trên 30 phút
Không chịu ăn một số loại thức ăn
như thịt, cá, sữa hay nhiều loại
đồ ăn khác
Trẻ có tâm lý trốn tránh, sợ
hãi khi tới bữa ăn
Một số nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn
Thực tế nguyên nhân gây nên tình
trạng biếng ăn rất đa dạng. Để
khắc phục hiệu quả tình trạng này,
các mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên
nhân gây nên:
Biếng ăn sinh lý
Là tình trạng trẻ đột ngột lười
ăn hoặc ăn ít hơn so với thường
ngày. Thường kéo dài từ vài ngày
đến 1, 2 tuần.
Đây là tình trạng thường gặp ở
trẻ khi bước vào các giai đoạn phát
triển khác nhau của cơ thể như: trẻ
mọc răng, tập đi, tập nói…
Biếng ăn sinh lý thường diễn ra trong một
khoảng thời gian ngắn, hầu hết không ảnh
hưởng gì đến sức khỏe của trẻ.
Tuy nhiên, nếu để tình trạng này
kéo dài sẽ rất khó để khắc
phục.
Biếng ăn tâm lý
Một số trẻ có biểu hiện trốn
tránh, sợ hãi khi đến bữa ăn có
thể do đã bị ba mẹ quát mắng,
ép ăn trước đó.
Việc thay đổi môi trường cũng có
thể khiến trẻ biếng ăn: những ngày
đầu trẻ đi lớp, mẹ đi làm
nhờ ông bà trông…
Biếng ăn bệnh lý
Khi có những khó chịu trong người như
trẻ ốm, rối loạn tiêu hóa, nhiễm
khuẩn hay do dùng kháng sinh dài ngày cũng
đều có thể làm mất đi cảm
giác ngon miệng và thèm ăn, từ đó
gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ.
Do những thói quen không tốt
Nhiều gia đình cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi,
điện thoại – dần dần hình thành
thói quen ăn không tốt. Bởi việc này
sẽ khiến trẻ ăn uống một cách thụ
động, không tập trung vào bữa ăn, cơ
thể không kích thích hệ tiêu hóa
sản sinh ra các enzyme giúp tiêu hóa thức
ăn, vì thế mà trẻ không có cảm
giác thèm ăn.
Do thực đơn dinh dưỡng nhàm chán
Trẻ nhỏ luôn thích sự đa dạng và
mới lạ, vì vậy mẹ nên thay đổi
nhiều loại thực phẩm và cách chế
biến khác nhau khi xây dựng thực
đơn giàu chất dinh dưỡng cho
trẻ. Điều này sẽ làm cho món
ăn thơm ngon, kích thích vị giác giúp
trẻ ăn ngon miệng hơn. Ba mẹ cần lưu ý
hạn chế cho trẻ ăn một món lặp lại
trong nhiều ngày vì điều này ảnh
hưởng đến khẩu vị và làm trẻ
trở nên biếng ăn.
Mẹ nên làm gì để hạn chế
biếng ăn
Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm, khi
tròn 6 tháng tuổi. Không nên cho trẻ
ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn.
Hạn chế tối đa sự mất tập trung khi cho
trẻ ăn, không nên cho trẻ vừa ăn
vừa xem tivi, chơi điện thoại, chơi game hay
bế đi rong.
Thay đổi thực đơn cho trẻ hàng
ngày, cho trẻ ăn nhiều món ăn khác
nhau. Thường xuyên nấu các món yêu
thích của trẻ.
Cho trẻ ăn vừa đủ số lượng
và số bữa phù hợp với lứa tuổi
của trẻ. Khẩu phần của trẻ cần
phù hợp với độ tuổi. Tránh cho
trẻ ăn quá no khiến trẻ khó chịu
dẫn đến sợ ăn.
Trang trí, chuẩn bị món ăn thật
đẹp, hấp dẫn. Ví dụ như bát
và thìa cho trẻ ăn có nhiều hình
thù khác nhau giúp trẻ hứng thú khi
ăn.
Ba mẹ không nên gây áp lực trong lúc
trẻ ăn. Điều này sẽ ám ảnh cho
trẻ mỗi khi ăn, làm trẻ không hấp
thụ được dưỡng chất.
Khi trẻ biếng ăn dài ngày dễ dẫn
đến tình
trạng suy dinh dưỡng trầm trọng, thiếu
dưỡng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể
phát triển. Ảnh hưởng đến trí
não cũng như thể chất của trẻ, trẻ
biếng ăn dễ bị bệnh vặt cơ thể
mệt mỏi và càng bệnh bé lại càng
không muốn ăn sẽ làm cho tình trạng
cơ thể ngày càng sa sút hơn.
Trên đây là những chia sẻ về vấn
đề biếng ăn ở trẻ và
một số lưu ý giúp trẻ ăn ngon
miệng, hấp thu tốt dinh dưỡng
để phát triển. Hy vọng bài viết
đã đem lại nhiều thông tin hữu ích
cho các mẹ.
Trẻ sơ sinh nói riêng và trẻ em nói chung đều rất cần
vitamin D để có thể phát triển khung xương một cách toàn diện. Dó cũng chính là
nguyên do vì sao việc tắm nắng cho trẻ là rất trong trọng.
Muối ăn là một loại gia vị quen thuộc đối với mỗi gia đình
Việt. Không chỉ giúp cho món ăn được đậm đà, thơm ngon mà còn góp phần rất lớn
vào việc cân bằng thể dịch trong cơ thể.
Rối loạn tiêu hóa là một vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh và
trẻ nhỏ. Vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, chưa hoàn thiện nên trẻ dễ gặp các
vấn đề rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như nôn trớ, đầy bụng, khó tiêu,
tiêu chảy….
Đối với mỗi mẹ bầu khi
nhìn thấy con mình sinh ra khỏe mạnh và
an toàn chính là điều tuyệt vời
nhất. Tuy nhiên có một nguyên nhân
phổ biến khiến trẻ sơ sinh dễ bị
ngạt khi sinh đó là dây rốn quấn
cổ hay dân gian thường gọi là tràng
hoa quấn […]
Nhiều ông bố bà mẹ thắc
mắc liệu có nên cho trẻ sơ sinh uống
nước ngoài sữa mẹ không? Hay trẻ
có khát nước hay không? Để có
thể giải đáp những thắc mắc này
mời các mẹ tham khảo bài viết Giải
đáp thắc mắc có nên cho trẻ sơ
sinh uống nước […]
Hiện tượng nấc cụt ở
trẻ sơ sinh mặc dù không gây ảnh
hưởng đến sức khỏe của trẻ
nhưng cũng rất thường xuyên xảy ra
gây khó chịu cho trẻ. Bài viết ngày
hôm nay Meiji sẽ gửi đến các bạn
Giải đáp tình trạng nấc cụt ở
trẻ sơ sinh, nguyên nhân và […]
Vào giai đoạn trẻ từ 6
đến 7 tháng tuổi các mẹ đã
có thể cho trẻ tập ăn dặm. Tuy nhiên,
đối với nhiều gia đình việc ăn
dặm như một cuộc chiến vậy. Nguyên
nhân dẫn đến vấn đề này sẽ
được Meiji giải đáp dưới
đây. Cùng theo dõi bài viết Thực
[…]
Khủng hoảng tuổi lên 2 (tiếng
Anh gọi là “Terrible Twos”) là giai
đoạn phát triển tự nhiên và hết
sức bình thường ở trẻ, thuật ngữ
này được dùng để mô tả
những thay đổi trong hành vi và tâm
lý mà cha mẹ thường quan sát
được ở trẻ lên 2. Để hiểu
[…]
Trẻ sơ sinh bị nấc (hay còn
gọi là nấc cụt) là hiện tượng
sinh lý thường gặp và là phản
xạ tự nhiên của trẻ. Mặc dù
không gây nguy hiểm trực tiếp đến
sức khỏe của trẻ nhưng những cơn
nấc kéo dài sẽ làm cho trẻ thấy
khó chịu. Hãy cùng Meiji […]
Khi trẻ bị sốt, ngoài cách
chườm khăn ấm, nới lỏng bỉm, quần
áo để hạ thân nhiệt,… ba mẹ
cũng có thể cho trẻ uống thuốc hạ
sốt. Tuy nhiên ba mẹ hãy tìm hiểu
cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ
sinh sao cho an toàn, hiệu quả nhé vì nếu
sử […]
Bằng mắt thường mọi người có thể dễ dàng thấy dấu hiệu bé
suy dinh dưỡng. Tuy nhiên đó chỉ là những nhận xét khách quan, để chính xác hơn
mọi người nên dựa vào những chỉ số dinh dưỡng theo độ tuổi của trẻ.
Khi được 8 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ đã hoàn thiện hơn
so với thời điểm trước đó. Hơn nữa, nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ giai đoạn này
đã tăng lên đáng kể. Vì thế, việc được cung cấp một chế độ ăn cân đối và đầy đủ
dinh dưỡng sẽ giúp trẻ tăng trưởng và phát triển tốt nhất.
Việc nắm rõ được sự phát triển của trẻ nhũ nhi qua từng
tháng tuổi sẽ giúp ích cho mẹ rất nhiều trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ
trong năm đầu đời.
Canxi là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng đối với
trẻ nhỏ. Canxi tham gia vào sự hình thành và phát triển của xương và răng, giúp
duy trì mật độ và khối lượng xương trong giai đoạn thanh thiếu niên cũng như góp
phần quan trọng đối với hoạt động bình thường của các cơ và dây thần kinh.
Chắc hẳn khi nuôi con, bố mẹ nào cũng mong con luôn khỏe
mạnh và phát triển toàn diện. Đặc biệt, chiều cao và cân nặng của trẻ là 2 vấn
đề được nhiều bố mẹ quan tâm hiện nay.
Bố mẹ có bao giờ băn khoăn tự hỏi quá trình mọc răng sữa của
trẻ diễn ra như thế nào? Những dấu hiệu nào cho thấy những chiếc răng xinh của
con đang nhú lên khỏi lợi? Hay có thể làm gì để giảm bớt những khó chịu của trẻ
trong giai đoạn mọc răng này? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về quá trình mọc
răng của trẻ để giúp bố mẹ có thể hiểu rõ hơn về quá trình này của con mình.
“Tummy time” là gì? Vì sao
nên hướng dẫn “Tummy time” cho bé
“Tummy” trong tiếng anh có nghĩa là
“bụng”. “Tummy time” hay còn
được gọi là thời gian tập cho trẻ
nằm bụng dưới, nằm sấp sự theo
dõi của bố mẹ. Hoạt động này
giúp cho trẻ nằm sấp để phát
triển […]
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thể
chất và tinh thần của trẻ. Khi ngủ đủ giấc tinh thần trẻ luôn phấn khởi, hoạt
bát, giúp trẻ tăng trưởng thể chất tốt hơn đặc biệt là chiều cao vì trong thời
gian ngủ của trẻ, hormone tăng trưởng (GH) được tiết ra nhiều kích thích sự phát
triển của trẻ.
Thói quen đánh răng là một trong những thói quen sinh hoạt
cơ bản hình thành khi trẻ còn nhỏ. Theo Hội nha khoa trẻ em Nhật Bản, “việc tự
đánh răng” có 7 vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Những tháng đầu khi mới tập ăn dặm thì trẻ chỉ chờ ba mẹ
dùng thìa đút cho ăn. Nhưng đến khi được khoảng 9~10 tháng, trẻ đã bắt đầu tự
đưa tay ra lấy thức ăn. Đây là khởi đầu cho thời kỳ “ăn bốc” của trẻ.