Khi nào mẹ nên thêm muối vào đồ ăn dặm của trẻ là tốt nhất?
Muối ăn là một loại gia vị quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt. Không chỉ giúp cho món ăn được đậm đà, thơm ngon mà còn góp phần rất lớn vào việc cân bằng thể dịch trong cơ thể.
Muối ăn là một loại gia vị quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt. Không chỉ giúp cho món ăn được đậm đà, thơm ngon mà còn góp phần rất lớn vào việc cân bằng thể dịch trong cơ thể.
Giai đoạn ăn dặm được coi là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ vì vậy được các mẹ vô cùng quan tâm.
Nhiều mẹ đã đặt câu hỏi cho Meiji rằng “Khi nào nên thêm muối vào đồ ăn dặm của trẻ” ?
Để giải đáp cho thắc mắc này, mời ba mẹ cùng tham khảo thông tin dưới đây
Xem thêm: Trẻ mấy tháng ăn dặm tốt nhất? Những lưu ý khi cho bé ăn dặm
Ăn dặm là thời kỳ chuyển từ chế độ ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ, sản phẩm dinh dưỡng công thức sang chế độ ăn đặc hơn như bột, cháo, cơm, rau củ… Bởi lẽ theo các chuyên gia đến từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, từ khi tròn 6 tháng tuổi (180 ngày sau sinh), sữa mẹ không thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Do đó, cần cho trẻ ăn bổ sung ngoài sữa mẹ. Từ 6 tháng tuổi trở đi có sự thiếu hụt giữa mức tổng năng lượng cần cho trẻ và mức năng lượng do sữa mẹ cung cấp. Quá trình này tuy đầy thú vị nhưng cũng không ít thử thách đối với cả mẹ và bé. Đây là giai đoạn chuyển đổi từ chế độ ăn lỏng sang đặc hơn, tiếp đến là dạng lợn cợn và cuối cùng là thức ăn dạng miếng. Chính vì thế mà chúng ta không thể vội vã, phải từ từ thực hiện để bé làm quen và thích ứng dần
Xem thêm: Thực đơn ăn dặm ngon miệng kiểu Nhật cho trẻ 6-7 tháng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng đến từ bệnh viện Nhi đồng 1, thực phẩm ăn dặm cho trẻ cần đảm bảo giàu dinh dưỡng cả về chất lượng và số lượng để hỗ trợ quá trình phát triển. Ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ đã đủ trưởng thành để hấp thu hầu hết các loại thực phẩm.
Tuy nhiên, việc ăn dặm cũng tiềm ẩn một số rủi ro, chẳng hạn như trẻ có thể không nhận đủ dưỡng chất từ thức ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng hoặc thiếu vi chất. Điều này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như còi xương do thiếu canxi hay thiếu máu do thiếu sắt. Ngoài ra, trong bữa ăn dặm, trẻ có thể tiếp xúc với các gia vị mặn như muối hoặc nước chấm. Do đó, chế độ ăn dặm không chỉ cần đa dạng và đầy đủ dinh dưỡng mà còn phải kiểm soát hợp lý lượng gia vị sử dụng. Việc bổ sung quá ít hoặc quá nhiều muối (natri) đều có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ.
Theo Bộ Y tế, thành phần của muối bao gồm Na và Cl, là hai nguyên tố có vai trò quan trọng trong việc cân bằng thể dịch trong cơ thể, sự tồn tại và hoạt động bình thường của tất cả các tế bào, hoạt động chức năng của tất cả các cơ quan và bộ phận trong cơ thể. Do đó, ở bất cứ độ tuổi nào, con người cũng cần cung cấp một lượng muối nhất định cho sức khoẻ, kể cả trẻ nhỏ.
Để biết được khi nào nên thêm muối vào đồ ăn dặm của trẻ, mời ba mẹ hãy cùng tìm hiểu nhu cầu muối hàng ngày của trẻ dưới đây
Như vậy, tất cả các trẻ đều cần muối cho các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Tuy nhiên, ở mỗi độ tuổi trẻ lại cần lượng muối khác nhau.
Ngoài ra, mẹ có thể cho phô mai vào món ăn dặm của trẻ thay thế cho nước mắm hoặc muối. Nên cho phomai vào sau khi cho dầu ăn, như vậy, đồ ăn của trẻ cũng sẽ thơm, ngon, ngậy và không quá nhạt.
Mẹ cần biết:
• Chức năng thận của trẻ dưới một tuổi còn rất non nớt. Hơn nữa, vị giác của trẻ rất nhạy, khác với người trưởng thành. Cho nên việc mẹ nêm quá nhiều muối/mắm khi nấu đồ ăn dặm sẽ tập cho trẻ thói quen ăn nhiều muối khi lớn lên, khiến thận phải làm việc nhiều, lâu dài dễ dẫn đến tổn hại chức năng thận. Hậu quả là trẻ sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch, thiếu hụt canxi dẫn đến còi xương trong tương lai.…
• Hơn nữa, đã có những bằng chứng cho thấy ăn nhiều muối trong giai đoạn ăn dặm có thể gây tổn thương não bộ của trẻ.
Vì vậy, các mẹ nên tìm hiểu về lượng muối có trong các thực phẩm trẻ ăn hàng ngày. Khi bắt đầu ăn dặm, không nên thêm muối vào thức ăn hoặc cho trẻ ăn các thực phẩm chế biến sẵn không dành riêng cho trẻ nhỏ vì có thể chứa nồng độ muối cao.
Theo Bộ Y tế, trong thời gian đầu tập cho trẻ ăn dặm, có thể thay thế muối hoặc nước mắm bằng một lượng phô mai thích hợp, vì phô mai cũng có vị mặn tự nhiên. Nên cho phô mai vào sau khi đã thêm dầu ăn để món cháo hoặc bột có hương vị thơm ngon, béo ngậy mà không bị quá nhạt.
Việc nêm gia vị hợp lý trong chế độ ăn của trẻ rất quan trọng. Trong giai đoạn ăn dặm đến 12 tháng tuổi, mẹ không cần thêm muối hay nước mắm vào bột/cháo của bé. Khi trẻ từ 1 đến 2 tuổi, nên nêm nhạt hơn so với khẩu vị của người lớn, vì nhu cầu muối của bé chỉ khoảng 2,3g/ngày. Điều này giúp hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, phòng ngừa tăng huyết áp và các bệnh tim mạch trong tương lai.
Hy vọng qua bài viết trên, mẹ sẽ có được câu trả lời cho câu hỏi “Khi nào nên thêm gia vị mặn vào đồ ăn dặm của trẻ?” cũng như chia sẻ thêm về việc chăm sóc dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ an toàn và hiệu quả, không bị thiếu hụt hay dư thừa lượng muối.
Nguồn tham khảo:
Nguồn: http://viendinhduong.vn/
Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji