Quá trình mọc răng sữa của trẻ

Bố mẹ có bao giờ băn khoăn tự hỏi quá trình mọc răng sữa của trẻ diễn ra như thế nào? Những dấu hiệu nào cho thấy những chiếc răng xinh của con đang nhú lên khỏi lợi? Hay có thể làm gì để giảm bớt những khó chịu của trẻ trong giai đoạn mọc răng này? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về quá trình mọc răng của trẻ để giúp bố mẹ có thể hiểu rõ hơn về quá trình này của con mình.

Bé bao nhiêu tháng tuổi bắt đầu mọc răng sữa

Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên của bé được trồi lên khỏi nướu khi đến tuổi mọc răng. Những chiếc răng sữa đánh dấu bước phát triển mới của bé, bé có thể ăn được nhiều món hơn, thú vị hơn trong quá trình khám phá thức ăn.

Thứ tự mọc răng của các trẻ thường có điểm chung về mặt thời gian. Các báo cáo gần đây cho thấy rằng răng của trẻ thường mọc khi trẻ được khoảng 7 tháng tuổi. Trên thực tế, có sự khác biệt lớn giữa các trẻ trong khoảng từ 4 tháng tuổi đến gần 1 tuổi. Quá trình mọc răng sữa của bé kết thúc khi bé 3 tuổi hoặc có thể trễ hơn tuỳ vào cơ địa mỗi bé. Sau đó, những chiếc răng sữa bắt đầu rụng dần đi để thay thế bằng răng vĩnh viễn

Thứ tự mọc răng cơ bản của trẻ:

Thu Tu Moc Rang Cua Tre

Đa số các trẻ sẽ mọc răng sữa khi được khoảng 4-7 tháng tuổi và mọc đủ 20 chiếc răng sữa trong khoảng từ 2 tuổi rưỡi đến 3 tuổi. Cụ thể:

  • 2 răng cửa giữa ở hàm dưới và 2 răng cửa giữa ở hàm trên sẽ lần lượt bắt đầu mọc khi trẻ được khoảng 5-8 tháng tuổi.
  • 4 răng cửa bên ở cả 2 hàm: 7-10 tháng tuổi
  • Răng hàm đầu tiên (4 chiếc ở cả 2 hàm): 12-16 tháng tuổi
  • 4 cái răng nanh: 14-20 tháng tuổi
  • Răng hàm thứ 2 (4 chiếc ở cả 2 hàm): 20-32 tháng tuổi

Dấu hiệu khi sắp mọc răng sữa của trẻ

Tre Hay Chay Nuoc Mieng Khi Moc Rang

Khi chuẩn bị mọc răng sữa, trẻ thường có những biểu hiện dưới đây:

  • Ngứa lợi (nướu): Trẻ thường xuyên nghiến lợi để làm giảm áp lực đang tăng lên từ phía bên trong. Trẻ rất muốn cho tay vào miệng để ngậm, mút hoặc cầm bất cứ vật gì cho vào miệng để nhai, cắn. Tại chỗ răng đang nhú lên có thể sưng đỏ và bắt đầu nứt khiến trẻ rất khó chịu.
  • Chảy dãi nhiều: việc nghiến lợi, nhai, cắn….thường xuyên sẽ kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn, khiến trẻ chảy dãi nhiều hơn bình thường.
  • Khó chịu: trẻ quấy khóc nhiều hơn bình thường, đặc biệt vào ban đêm
  • Giảm cảm giác ngon miệng: trẻ sẽ bú hoặc ăn ít đi do không cảm thấy sữa hay đồ ăn ngon miệng như mọi khi.

Mặc dù mỗi lần mọc răng, các triệu chứng trên của trẻ chỉ kéo dài khoảng 2-3 ngày là hết, nhưng quá trình mọc răng của trẻ thực sự đã bắt đầu từ trước đó rất lâu.

Trẻ bắt đầu mọc răng từ khi còn trong bụng mẹ

Trong khoảng tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ, mầm răng của trẻ đã bắt đầu hình thành và nằm ẩn dưới lớp nướu của thai nhi. Kể từ đó, mầm răng cứ thế phát triển và đến một thời điểm nhất định nó sẽ trồi lên trên hẳn lớp nướu.

Mẹ có biết “Quá trình mọc răng hàm thường đau hơn răng cửa”

Thường 2 răng cửa giữa hàm dưới của trẻ sẽ mọc trước, tiếp đến là 4 răng cửa phía trên. Những chiếc răng này thường có thân mảnh và trượt qua lại giữa hàm trên và hàm dưới khá dễ dàng, giúp trẻ cắt nhỏ thức ăn một phần. Những triệu chứng mọc răng cửa nói chung sẽ diễn ra nhanh và dễ chịu hơn là khi trẻ mọc răng hàm.

Trong khoảng thời gian xung quanh 1 tuổi, những chiếc răng hàm đầu tiên sẽ mọc lên bên cạnh những chiếc răng sữa. Do kích thước răng hàm thường to, rộng nên sẽ gây nhiều đau đớn hơn cho trẻ khi mọc.

Cách chăm sóc trẻ khi mọc răng sữa

Mọc răng sữa sẽ có thể khiến trẻ gặp một vài dấu hiệu khó chịu ở trên, gây nên một vài xáo trộn nhỏ trong sinh hoạt là điều bình thường. Dưới đây là một vài lưu ý cho mẹ khi chăm sóc trẻ giai đoạn này để trẻ thoải mái, dễ chịu hơn:

  • Chuẩn bị những đồ ăn lỏng, mềm, dễ tiêu cho trẻ, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Nếu trẻ không thích thì không nên cố ép trẻ ăn. Dùng tay mát xa nhẹ nướu răng của trẻ để giảm đau nhức. Tuy nhiên, mẹ nên rửa sạch tay trước khi làm để tránh nhiễm khuẩn cho con.
  • Giảm nhẹ cơn đau của trẻ bằng việc khiến trẻ thu hút vào những hoạt động khác mà trẻ thường hứng thú hàng ngày.
  • Khi trẻ không vui hoặc không thể ngừng khóc, có thể đưa cho trẻ gặm nướu để giúp trẻ bình tĩnh hơn. Nếu nướu bị sưng, hãy làm mát gặm nướu, lau bằng gạc hoặc khăn lạnh. Có một cách nữa là nhẹ nhàng chải nướu cho trẻ.

Bí quyết để trẻ có một hàm răng sạch đẹp

Bi Quyet Cham Soc Rang Tre

Hãy chăm sóc nướu của con kể từ khi con chưa mọc răng. Ngay cả khi trẻ chưa mọc răng, mẹ hãy làm sạch nướu cho con sau khi ăn bằng việc thấm chút nước vòi sạch hoặc nước muối sinh lý vào miếng gạc bọc quanh ngón trỏ và nhẹ nhàng vệ sinh cho trẻ.

Khi trẻ được 1 tuổi rưỡi đến 2 tuổi, mẹ hãy dùng kem đánh răng có chứa floride để vệ sinh răng miệng cho con.

Hãy chăm sóc ngay từ bây giờ để con yêu có được một hàm răng đẹp và nụ cười xinh mẹ nhé!.

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

“Tummy time” cho bé, bố mẹ cần lưu ý những gì

Mách mẹ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ (phần 1)

Có thể bạn muốn xem

Top 5 thực phẩm giàu canxi cho trẻ

Canxi là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ nhỏ. Canxi tham gia vào sự hình thành và phát triển của xương và răng, giúp duy trì mật độ và khối lượng xương trong giai đoạn thanh thiếu niên cũng như góp phần quan trọng đối với hoạt động bình thường của các cơ và dây thần kinh.

Xem chi tiết

Thực đơn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng tuổi

Khi được 8 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ đã hoàn thiện hơn so với thời điểm trước đó. Hơn nữa, nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ giai đoạn này đã tăng lên đáng kể. Vì thế, việc được cung cấp một chế độ ăn cân đối và đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp trẻ tăng trưởng và phát triển tốt nhất.

Xem chi tiết

Nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn và biện pháp cải thiện

Tình trạng biếng ăn của trẻ luôn là một vấn đề gây đau đầu đối với các bà các mẹ. Tình trạng biếng ăn kéo dài có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển về thể chất và tư duy của trẻ rất nhiều. Vậy nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn là gì? Làm cách nào để cải thiện tình trạng này?

Xem chi tiết

“Tummy time” cho bé, bố mẹ cần lưu ý những gì

“Tummy time” là gì? Vì sao nên hướng dẫn “Tummy time” cho bé “Tummy” trong tiếng anh có nghĩa là “bụng”. “Tummy time” hay còn được gọi là thời gian tập cho trẻ nằm bụng dưới, nằm sấp sự theo dõi của bố mẹ. Hoạt động này giúp cho trẻ nằm sấp để phát triển […]

Xem chi tiết

Giấc ngủ của trẻ trong những tháng đầu đời

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Khi ngủ đủ giấc tinh thần trẻ luôn phấn khởi, hoạt bát, giúp trẻ tăng trưởng thể chất tốt hơn đặc biệt là chiều cao vì trong thời gian ngủ của trẻ, hormone tăng trưởng (GH) được tiết ra nhiều kích thích sự phát triển của trẻ.

Xem chi tiết

Những trò chơi thú vị dành cho trẻ 1-3 tuổi giúp phát triển trí não và thể chất

Trong giai đoạn này, bé rất thích và cũng rất cần có một người chơi cùng. Có những bạn cùng tuổi chơi cùng thì sẽ rất vui, tuy nhiên các bé chưa thể tự chơi cùng nhau. Do đó, vai trò dẫn dắt và chơi cùng của cha mẹ là rất quan trọng. Hãy cùng Meiji tìm hiểu những trò chơi mẹ và bé có thể chơi cùng nhau để vừa chơi vừa phát triển kỹ năng cho bé, mẹ nhé!

Xem chi tiết

Trẻ sơ sinh nằm sấp ngủ có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh nằm sấp khi ngủ có sao không? Đây là câu hỏi được nhiều bố mẹ thắc mắc khi chăm sóc trẻ do có nhiều trẻ không chịu nằm ngửa khi ngủ. Và dù bố mẹ có lật trẻ lại thì chỉ một lúc sau trẻ vẫn chuyển từ tư thế nằm ngửa sang tư thế nằm sấp xuống giường.

Xem chi tiết

Thực đơn cho bé 1 tuổi đầy đủ dinh dưỡng, phát triển tốt thể chất và trí não

Trong giai đoạn 1 tuổi, bé sẽ có những thay đổi về mặt thể chất lẫn nhận thức một cách rõ nét, từ cân nặng đến chiều cao hay tính cách. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng trong quãng thời gian này rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ cần được các mẹ quan tâm nhiều hơn.

Xem chi tiết

4 dấu hiệu cho mẹ biết trẻ sắp mọc răng

Mọc răng là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của trẻ, đây là mốc đánh dấu việc trẻ bước sang giai đoạn làm quen với các thực phẩm khác ngoài sữa. Khi trẻ bước vào giai đoạn mọc răng, nướu sưng to và đỏ có thể khiến cho nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng cao hơn bình thường, trẻ có thể sẽ khó chịu trong vài ngày. Do vậy, mẹ có thể tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết trẻ nhà mình sắp mọc răng dưới đây để có những cách chăm sóc tốt nhất nhé.

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Logo Messenger - Meiji Vietnam
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji