“Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”
Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Cho trẻ
bú bình hoặc dùng thức ăn, thức uống khác trong 6 tháng đầu là không cần thiết và sẽ có ảnh hưởng
không tốt đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Sau sáu tháng tuổi, trẻ cần được cho ăn thức ăn bổ sung phù
hợp với lứa tuổi kết hợp với bú sữa mẹ cho đến 2 tuổi. Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn trước khi quyết
định dùng sản phẩm dinh dưỡng công thức hoặc nếu bạn gặp vấn đề khi cho con bú.
Sau phẫu thuật sinh mổ, mẹ cần có thời gian nghỉ ngơi, dưỡng sức
khá dài mới có thể hồi phục lại sức khỏe. Vậy sinh mổ bao lâu thì mới nên có thai lại?
Việc mang bầu sớm sau sinh mổ có ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ như thế nào?
Sinh mổ bao lâu thì mới có thai lại
được?
Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa
sản, cơ thể mẹ sau sinh mổ cần ít
nhất 2 năm để hồi phục và sẵn
sàng cho lần mang thai tiếp theo. Điều này
để tránh những rủi
ro khi mang thai và sinh con ở lần kế tiếp.
Bởi sau sinh mổ, vết mổ ở tử cung phải
mất thời gian dài để lành lặn,
đảm bảo không bị bục chỉ, vỡ
vết thương khi tiếp tục mang thai và sinh con.
Việc mang thai và sinh con liên tiếp trong thời gian
ngắn có thể bào mòn sức khỏe mẹ
nhanh chóng và để lại nhiều hậu quả
về sau khi đến tuổi trung niên. Nhiều mẹ
cũng lo lắng việc thuốc
giảm đau sau sinh mổ đi vào sữa mẹ
ảnh hưởng bé yêu. Nhưng mẹ hãy
yên tâm về điều này nha mẹ.
Những nguy cơ có thể gặp phải nếu
mang bầu sớm sau sinh mổ
Bục vết sẹo mổ cũ
Việc bục vết sẹo mổ cũ có thể
nói là một tai biến sản khoa, thường
gặp ở những thai phụ đã từng phẫu
thuật lấy thai. Thực tế, vết sẹo mổ
cũ ở trên tử cung sẽ tiếp tục
được củng cố, ngày một dày lên
và có thể gây ra tình trạng bục
vết mổ trong quá trình chuyển dạ tự
nhiên. Việc này xảy ra khi chuyển dạ sinh,
đặc biệt khi có cơn co mạnh, hoặc
lúc rặn sinh nên thường phải sinh bằng
thủ thuật khi có đủ điều
kiện.
Việc bục vết sẹo mổ cũ
gây nguy hiểm tính mạng cho cả mẹ và
bé, vì thế mẹ cần phải lưu ý
để theo dõi hàng ngày nếu bị
“vỡ kế hoạch”.
Những trường hợp nhau tiền đạo, nhau
bám thấp mặt trước ở những bệnh
nhân có sẹo mổ cũ thường là mổ
đẻ nhiều lần thì nguy cơ bị nhau cài
răng lược là rất cao.
Đối với trường hợp này khi sinh cần
phải mổ. Nguy cơ chảy máu rất nặng
phải cắt tử cung toàn bộ, truyền máu
rất nhiều, đôi khi còn gây tổn
thương cả những cơ quan lân cận, như
bàng quang, ruột,… thậm chí ảnh
hưởng đến cả tính mạng của
người mẹ. Mẹ lưu ý chế
độ dinh dưỡng sau sinh mổ để
dảm bảo sức khoẻ mẹ nhé.
Nguy cơ thai bám vào sẹo mổ cũ
Việc thai bám vào sẹo mổ cũ được
coi là một dạng mang thai ngoài tử cung và
rất nguy hiểm, hiếm gặp, có hai dạng thai
bám vào vết mổ cũ:
Thai làm tổ ở vết mổ cũ và
phát triển ngay trên vết mổ, ở giai
đoạn sớm gây chảy máu nặng và
phải hủy thai, khi thai tiếp tục phát triển
nhau thai có thể gây hiện tượng nhau
bám thấp hoặc nhau cài răng lược do
gai nhau đan xen vào cơ tử cung.
Nhau thai cấy sâu vào cơ và lớp mô
sợi ở tử cung tại vết mổ cũ, khi
đó các gai nhau sẽ ăn sâu vào
tử cung gây tình trạng cài răng
lược, thậm chí xuyên thủng tử cung
xâm lấn vào hố chậu gây
chảy máu nhiều dẫn tới tử vong.
Nhau thai cấy sâu vào
cơ và lớp mô sợi tử cung tại vết
mổ cũ, khi đó các gai nhau sẽ ăn sâu
vào tử
cung gây tình trạng cài răng lược,
thậm chí xuyên thủng tử cung xâm lấn
vào hỗ
chậu gây chảy máu nhiều dẫn tới tử
vong.
Nguy cơ cho con
Do tình trạng nhau tiền đạo cài răng
lược nên sẽ gây nguy cơ thai non tháng,
kém phát triển, thiếu máu, tỉ lệ
tử vong sơ sinh cao.
Khi mẹ “lỡ” mang thai quá sớm sau sinh mổ
điều đầu tiên mẹ nên bình tĩnh,
hãy tìm đến bác sĩ thăm khám
để được tư vấn tốt nhất. Mẹ
không nên tự quyết định để
tránh gặp phải những trường hợp xấu
cho cả mẹ và bé.
Các bài viết dành cho Mẹ và Bé
được quan tâm nhiều nhất:
Hy vọng với những chia sẻ của Meiji xung quanh câu
hỏi này, sẽ giúp mẹ có thêm kiến
thức, kinh nghiệm để bảo vệ sức khỏe
của bản thân và bé yêu. Đồng
thời, các cặp vợ chồng nên chú ý
tránh thai khi người mẹ mới sinh hay có con
nhỏ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ.
Mẹ thông thái Meiji
Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông
thái Meiji
Khi mang thai phụ nữ trải qua rất nhiều sự biến đổi về tâm
lý và cơ thể, gây ra một số các triệu chứng khó chịu. Trong đó, ngứa khi mang
thai cũng là một triệu chứng mà thai phụ hay gặp phải. Tình trạng này thường do
các biến đổi của cơ thể trong thai kỳ, cũng có thể do bệnh lý ngoài da hay tình
trạng ứ mật thai kỳ gây ra. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà
còn tác động không nhỏ tới sự phát triển của thai nhi.
Thai nhi nằm trong tử cung của người mẹ và được bao bọc xung
quanh bởi nước ối. Nước ối là một môi trường giàu chất dinh dưỡng, có khả năng
tái tạo và trao đổi, giữ một vai trò quan trọng đối với sự sống còn và phát
triển của thai nhi nằm trong bụng mẹ.
Sau khi sinh về, mẹ thường phải kiêng khem rất nhiều thứ để
bảo vệ cơ thể vẫn còn yếu ớt của mình. Theo quan niệm dân gian của ta, thai phụ
sau sinh phải kiêng tất cả các hoạt động nặng nhọc, tránh gió, tránh nước và
phải ở trong phòng kín.
Cho con bú là bản năng của
người mẹ, nhưng nó không phải tới
một cách tự nhiên, nếu thiếu kinh
nghiệm dẽ dẫn tới việc cho con bú sai,
có thể mẹ sẽ phải gánh chịu
những hậu quả đau đớn khi nuôi con
bằng sữa mẹ. Vì vậy, mẹ cần
“bỏ túi” những […]
Các mẹ sau sinh đều mong muốn
có nhiều sữa cho bé bú, nhưng
đôi khi sữa không được dồi
dào, dặc biệt sau 6 tháng sữa mẹ ít
dần. Do vậy, nhiều mẹ băn khoăn, không
biết trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là
đủ, sữa mẹ có đủ chất cho
bé không và […]
Đậu đen là loại thực phẩm tốt cho cơ thể của mẹ sau sinh,
ngoài lợi ích đối với sức khỏe thì đậu đen còn có tác dụng làm đẹp da sau sinh.
Việc uống nước đậu đen là cách phổ biến được rất nhiều mẹ bỉm áp dụng. Vậy nước
đậu đen rang có những tác dụng gì và khi sử dụng cần chú ý những điều gì, mời mẹ
cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cực kỳ quan trọng cho trẻ khi mới
sinh, thế nhưng không phải mẹ nào khi sinh xong cũng có lượng sữa dồi dào. Mà có
thể vì lý do nào đó một số mẹ sau khi sinh rơi vào tình trạng mất sữa hoặc ít
sữa không đủ cho trẻ bú. Vậy nếu không may rơi vào trường hợp mất sữa phải làm
thế nào? Dưới đây là cách trị mất sữa sau sinh cho mẹ tham khảo.
Giảm cân khi đang cho trẻ bú là điều tưởng chừng rất khó đối
với phụ nữ sau sinh, vì phải bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo dinh dưỡng cho
trẻ phát triển tốt nhất qua sữa.
Tắm cho trẻ giúp cơ thể bé loại bỏ lớp biểu bì chết trên
người bé hạn chế đi việc bị hăm và khó chịu. Tưởng trừng đây sẽ là công việc dễ
dàng và nhẹ nhàng nhưng thực tế không như vậy. Đối với nhiều người, mỗi lần tắm
cho bé như một cuộc chiến vậy.
Nếu sinh con bằng phương pháp sinh mổ, mẹ nào cũng phải đối
mặt với những cơn đau của vết mổ kéo dài, đồng thời thời gian để phục hồi sức
khỏe cũng lâu hơn so với sinh thường. Để mau hồi phục sau sinh mổ, mẹ hãy tham
khảo một số cách giảm đau dưới đây.
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng
để nuôi con bằng sữa mẹ lại là điều không hề đơn giản, đặc biệt với những ai lần
đầu làm mẹ, bởi không phải mẹ nào cũng có thể trở thành “chuyên gia” ngay trong
những lần đầu tiên. Mẹ hãy theo dõi bài viết này để 5 sai lầm phổ biến sau đây
không gây ảnh hưởng đến việc cho con bú của mình, mẹ nhé!
Việc sinh thường có đau nhiều hay ít, nhanh hay chậm không
chỉ phụ thuộc vào thể trạng của mỗi mẹ mà còn tùy vào kỹ năng thở và rặn khi
chuyển dạ. Nếu biết thở và rặn đúng cách thì quá trình sinh sẽ không còn là cơn
ác mộng nữa và mẹ sẽ bình an vượt cạn thành công.
Trong giai đoạn mang thai, việc cung cấp dinh dưỡng cho cả
bé và mẹ rất quan trọng bởi việc này không chỉ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của
mẹ và còn ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.
Trải qua quá trình sinh nở, sản phụ thường rất mệt mỏi, kiệt
sức. Vì vậy, việc có một chế độ dinh dưỡng tốt sau sinh không những giúp mẹ mau
chóng hồi phục sức khỏe mà còn cải thiện chất lượng sữa cho con bú.
Hiện nay, tùy theo từng điều kiện gia đình, có rất nhiều mẹ
có kế hoạch sinh con khá “dày”, bé trước, bé sau chỉ cách nhau hơn 1 tuổi. Lúc
này, dù mẹ vẫn muốn cho bé đầu tiếp tục bú, thì mẹ cũng không khỏi mệt mỏi, lo
lắng không biết việc “nuôi bú song song” có tốt hay không? Hãy tham khảo bài
viết sau để có thể giải quyết dễ dàng mọi vấn đề nhé.
Nếu như trong giai đoạn mang thai, những bài tập thể dục
dành cho mẹ bầu sẽ giúp mẹ chăm sóc tốt cho tinh thần và thể chất thì sau khi
sinh nở, một trong những việc mẹ nghĩ đến đầu tiên là làm sao để vóc dáng thon
gọn được như trước khi mang thai.
Sau khi chào đời, sức khỏe, sức đề kháng và khả năng miễn
dịch của trẻ sơ sinh còn rất yếu. Hẳn không ít mẹ, đặc biệt là các mẹ lần đầu
sinh con sẽ rất bỡ ngỡ và gặp không ít khó khăn để làm quen cũng như chăm sóc
thật tốt cho trẻ. Một số kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh sau đây sẽ giúp mẹ
thật yên tâm để nuôi dưỡng bé yêu khỏe mạnh.
Sau khi sinh cơ thể phụ nữ rất yếu, đặc biệt là khi sinh mổ.
Bởi vậy cần được bồi bổ nhiều món ăn dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm để
nhanh chóng hồi phục sức khỏe cũng như có nhiều sữa cho con bú.