“Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”
Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Cho trẻ
bú bình hoặc dùng thức ăn, thức uống khác trong 6 tháng đầu là không cần thiết và sẽ có ảnh hưởng
không tốt đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Sau sáu tháng tuổi, trẻ cần được cho ăn thức ăn bổ sung phù
hợp với lứa tuổi kết hợp với bú sữa mẹ cho đến 2 tuổi. Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn trước khi quyết
định dùng sản phẩm dinh dưỡng công thức hoặc nếu bạn gặp vấn đề khi cho con bú.
Sau khi sinh cơ thể phụ nữ rất yếu, đặc biệt là khi sinh mổ. Bởi
vậy cần được bồi bổ nhiều món ăn dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm để nhanh chóng
hồi phục sức khỏe cũng như có nhiều sữa cho con bú.
Sau khi sinh
mổ không phải món ăn nào mẹ
cũng có thể ăn được. Một số
loại thực phẩm nên hạn chế để
tránh ảnh hưởng xấu đến quá
trình hồi phục sức khỏe của mình.
Sau ca sinh mổ, ruột của sản phụ bị kích
ứng, khả năng tiêu hóa kém do hoạt
động của ruột và dạ dày suy giảm.
Vì thế, nếu ăn các loại thức ăn
khó tiêu sẽ khiến sản phụ bị
đầy bụng, táo bón, gây khó khăn cho
việc hồi phục sức khỏe sau sinh. Hãy
cùng Meiji theo dõi
bài viết dưới đây để nắm
rõ các thực phẩm nên kiêng sau sinh mổ.
Lợi ích của việc ăn uống đúng
cách sau sinh mổ giúp gì cho mẹ
Sau khi sinh mổ cơ thể mẹ rất
yếu, vì thế việc quan tâm đến vấn
đề dinh dưỡng sẽ giúp mẹ mau chóng
hồi phục sức khoẻ hơn.
Sữa mẹ về nhanh, nhiều và chất
lượng hơn: khi mẹ dung nạp
đủ chất dinh dưỡng thì dòng sữa
mẹ sẽ trở nên dồi dào hơn, tốt
hơn cho bé yêu.
Vết mổ mau lành và chóng hồi
phục: vitamin, khoáng chất, protein, các
yếu tố vi lượng sẽ giúp vết
thương cầm máu, giảm nhiễm trùng
vết mổ, mau tái tạo da non làm lành
vết thương.
Kiểm soát cân nặng sau sinh mổ:
khi mẹ lên chế độ dưỡng đúng
cách ngoài việc giúp cơ thể khoẻ
mạnh nhanh phục hồi và nhiều sữa,
còn giúp mẹ kiểm soát tốt cân
nặng của cơ thể vô cùng hiệu
quả.
Những thực phẩm nên kiêng sau sinh mổ mà
mẹ cần chú ý
Thức ăn nhiều dầu mỡ: móng giò, da
gà, da vịt, thịt mỡ, các loại
đồ ăn chiên rán, xào nhiều
dầu…
Các loại đồ ăn cay, nóng như: ớt,
hạt tiêu, mù tạt…
Các loại đồ ăn, thức uống có
tính kích thích như: cà phê,
rượu, bia…
Các thực phẩm tái, sống như: gỏi, rau
sống…
Các đồ ăn có tính hàn như: cua,
ốc, rau đay… Cơ thể sản phụ sau sinh
mổ rất dễ bị lạnh. Các loại
đồ ăn có tính hàn sẽ ức
chế sự ngưng tụ của máu khiến
vết mổ lâu lành.
Các đồ ăn không tốt cho quá
trình lành sẹo, làm tăng quá trình
tạo mủ, gây viêm vết mổ như: gạo
nếp, rau muống, lòng trắng trứng…
Một số sản phụ bị di chứng cao huyết
áp cần hạn chế ăn muối.
Mẹ sinh mổ nên lựa chọn những thực
phẩm tươi, sạch và phải được
nấu chín kỹ.
Những thực phẩm chứa nhiều hàn the,
chất bảo quản như miến, bún, phở,
bánh ướt… cũng không nên sử
dụng.
Sau khi chào đời, sức khỏe, sức đề kháng và khả năng miễn
dịch của trẻ sơ sinh còn rất yếu. Hẳn không ít mẹ, đặc biệt là các mẹ lần đầu
sinh con sẽ rất bỡ ngỡ và gặp không ít khó khăn để làm quen cũng như chăm sóc
thật tốt cho trẻ. Một số kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh sau đây sẽ giúp mẹ
thật yên tâm để nuôi dưỡng bé yêu khỏe mạnh.
Nếu như trong giai đoạn mang thai, những bài tập thể dục
dành cho mẹ bầu sẽ giúp mẹ chăm sóc tốt cho tinh thần và thể chất thì sau khi
sinh nở, một trong những việc mẹ nghĩ đến đầu tiên là làm sao để vóc dáng thon
gọn được như trước khi mang thai.
Hiện nay, tùy theo từng điều kiện gia đình, có rất nhiều mẹ
có kế hoạch sinh con khá “dày”, bé trước, bé sau chỉ cách nhau hơn 1 tuổi. Lúc
này, dù mẹ vẫn muốn cho bé đầu tiếp tục bú, thì mẹ cũng không khỏi mệt mỏi, lo
lắng không biết việc “nuôi bú song song” có tốt hay không? Hãy tham khảo bài
viết sau để có thể giải quyết dễ dàng mọi vấn đề nhé.
Trải qua quá trình sinh nở, sản phụ thường rất mệt mỏi, kiệt
sức. Vì vậy, việc có một chế độ dinh dưỡng tốt sau sinh không những giúp mẹ mau
chóng hồi phục sức khỏe mà còn cải thiện chất lượng sữa cho con bú.
Trong giai đoạn mang thai, việc cung cấp dinh dưỡng cho cả
bé và mẹ rất quan trọng bởi việc này không chỉ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của
mẹ và còn ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.
Việc sinh thường có đau nhiều hay ít, nhanh hay chậm không
chỉ phụ thuộc vào thể trạng của mỗi mẹ mà còn tùy vào kỹ năng thở và rặn khi
chuyển dạ. Nếu biết thở và rặn đúng cách thì quá trình sinh sẽ không còn là cơn
ác mộng nữa và mẹ sẽ bình an vượt cạn thành công.
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng
để nuôi con bằng sữa mẹ lại là điều không hề đơn giản, đặc biệt với những ai lần
đầu làm mẹ, bởi không phải mẹ nào cũng có thể trở thành “chuyên gia” ngay trong
những lần đầu tiên. Mẹ hãy theo dõi bài viết này để 5 sai lầm phổ biến sau đây
không gây ảnh hưởng đến việc cho con bú của mình, mẹ nhé!
Nếu sinh con bằng phương pháp sinh mổ, mẹ nào cũng phải đối
mặt với những cơn đau của vết mổ kéo dài, đồng thời thời gian để phục hồi sức
khỏe cũng lâu hơn so với sinh thường. Để mau hồi phục sau sinh mổ, mẹ hãy tham
khảo một số cách giảm đau dưới đây.
Như các mẹ đều biết, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá cho
trẻ trong giai đoạn đầu đời. Theo các chuyên gia dinh dưỡng chế độ ăn uống hàng
ngày của mẹ cũng có thể góp phần cải thiện một cách hiệu quả chất lượng sữa mẹ.