Hướng dẫn cách rặn và thở cho mẹ sinh thường an toàn
Việc sinh thường có đau nhiều hay ít, nhanh hay chậm không chỉ
phụ thuộc vào thể trạng của mỗi mẹ mà còn tùy vào kỹ năng thở và rặn khi chuyển dạ. Nếu
biết thở và rặn đúng cách thì quá trình sinh sẽ không còn là cơn ác mộng nữa và mẹ sẽ
bình an vượt cạn thành công.
Trải qua thời gian thai kỳ cũng đến lúc mẹ chuẩn bị cho ngày lâm bồn chào đón bé yêu.
Ngoài việc chuẩn bị các vật dụng cần thiết cho bé yêu mẹ cũng cần tìm hiểu thêm kinh
nghiệm khi lên bàn đẻ.
Trước khi tìm hiểu rặn đẻ đúng cách thì mẹ cần hiểu về các cơn co
tử cung, cơn co này có tính chất chu kỳ và bao gồm 3 thì:
Thì co: Khi đó bụng của mẹ thường có cảm giác gò cứng lên và
cơn đau tăng dần.
Thì kéo dài: Lúc này, cảm giác đau đạt đỉnh điểm.
Thì nghỉ: Cơn đau bụng sẽ giảm dần và có thể mẹ không còn cảm
giác đau nữa. Mẹ nên biết, đây chính là khoảng cách giữa các cơn gò tử cung và
là thời điểm để mẹ phục hổi sức lực chuẩn bị trước cho cơn đau tiếp theo.
Vì vậy, rặn đẻ quan trọng nhất là mẹ cần phải xác định được các cơn gò tử cung, thời
điểm rặn hợp lý đồng thời có cách điều hòa nhịp thở phù hợp:
Lúc cảm thấy cơn đau, tức là có cơn co bắt đầu xuất hiện, nên thở nhanh dần, hít
bằng mũi và thở ra bằng miệng. Khi cơn đau tăng dần, cần thở nhanh và nông hơn,
thở làm sao để tạo được tiếng rít như tiếng huýt sáo nhỏ là được.
Khi cơn đau giảm dần thì nên thở chậm lại, sâu hơn, vừa thở vừa thư giãn để lấy
lại năng lượng chuẩn bị cho cơn co tử cung kế tiếp.
Hướng dẫn rặn đẻ và lấy nhịp thở đúng cách
Để rặn đẻ hiệu quả, mẹ nên lưu ý theo các hướng dẫn sau:
Tư thế nằm khi sinh: Nằm cao đầu góc 45 độ, hơi nâng mông một chút, tay nắm chặt
2 càng của bàn sinh, 2 chân đạp mạnh vào giá đỡ chân, lưng thẳng áp sát vào bàn
sinh.
Để giữ sức và bình tĩnh trước khi chính thức được rặn, mẹ cần chú ý thở đúng
không kêu gào, la hét hay thở gấp, lúc đó rất dễ làm mất nhịp thở, và sẽ rất
nhanh mất sức.
Khi cảm nhận cơn đau xuất hiện, bụng gò cứng dần thì mẹ hãy hít một hơi thật
sâu, ngậm chặt miệng, cằm chạm ngực, dồn hơi và rặn thật mạnh để dồn không khí
xuống vùng bụng dưới giúp đẩy thai nhi ra ngoài.
Nếu mẹ cảm thấy sắp hết hơi nhưng vẫn đau thì hãy hít tiếp một hơi khác, rồi rặn
cho tới khi cơn đau ngừng hẳn thì thở đều và sâu để lấy sức cho lần rặn sau.
Cứ thế cho đến khi em bé chui ra, hoàn thành việc sổ nhau là coi như quá trình sinh
thường của mẹ đã hoàn thành tốt đẹp. Trong quá trình mang thai, mẹ lưu ý
bổ sung dinh dưỡng cho nước ối dồi dào cũng là cách giúp mẹ và thai nhi phát
triển tốt hơn.
Mẹ thông thái Meiji
Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông
thái Meiji
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng
để nuôi con bằng sữa mẹ lại là điều không hề đơn giản, đặc biệt với những ai lần
đầu làm mẹ, bởi không phải mẹ nào cũng có thể trở thành “chuyên gia” ngay trong
những lần đầu tiên. Mẹ hãy theo dõi bài viết này để 5 sai lầm phổ biến sau đây
không gây ảnh hưởng đến việc cho con bú của mình, mẹ nhé!
Nếu sinh con bằng phương pháp sinh mổ, mẹ nào cũng phải đối
mặt với những cơn đau của vết mổ kéo dài, đồng thời thời gian để phục hồi sức
khỏe cũng lâu hơn so với sinh thường. Để mau hồi phục sau sinh mổ, mẹ hãy tham
khảo một số cách giảm đau dưới đây.
Sau phẫu thuật sinh mổ, mẹ cần có thời gian nghỉ ngơi, dưỡng
sức khá dài mới có thể hồi phục lại sức khỏe. Vậy sinh mổ bao lâu thì mới nên có
thai lại? Việc mang bầu sớm sau sinh mổ có ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ như thế
nào?
Khi mang thai phụ nữ trải qua rất nhiều sự biến đổi về tâm
lý và cơ thể, gây ra một số các triệu chứng khó chịu. Trong đó, ngứa khi mang
thai cũng là một triệu chứng mà thai phụ hay gặp phải. Tình trạng này thường do
các biến đổi của cơ thể trong thai kỳ, cũng có thể do bệnh lý ngoài da hay tình
trạng ứ mật thai kỳ gây ra. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà
còn tác động không nhỏ tới sự phát triển của thai nhi.
Thai nhi nằm trong tử cung của người mẹ và được bao bọc xung
quanh bởi nước ối. Nước ối là một môi trường giàu chất dinh dưỡng, có khả năng
tái tạo và trao đổi, giữ một vai trò quan trọng đối với sự sống còn và phát
triển của thai nhi nằm trong bụng mẹ.
Sau khi sinh về, mẹ thường phải kiêng khem rất nhiều thứ để
bảo vệ cơ thể vẫn còn yếu ớt của mình. Theo quan niệm dân gian của ta, thai phụ
sau sinh phải kiêng tất cả các hoạt động nặng nhọc, tránh gió, tránh nước và
phải ở trong phòng kín.
Cho con bú là bản năng của
người mẹ, nhưng nó không phải tới
một cách tự nhiên, nếu thiếu kinh
nghiệm dẽ dẫn tới việc cho con bú sai,
có thể mẹ sẽ phải gánh chịu
những hậu quả đau đớn khi nuôi con
bằng sữa mẹ. Vì vậy, mẹ cần
“bỏ túi” những […]
Các mẹ sau sinh đều mong muốn
có nhiều sữa cho bé bú, nhưng
đôi khi sữa không được dồi
dào, dặc biệt sau 6 tháng sữa mẹ ít
dần. Do vậy, nhiều mẹ băn khoăn, không
biết trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là
đủ, sữa mẹ có đủ chất cho
bé không và […]
Đậu đen là loại thực phẩm tốt cho cơ thể của mẹ sau sinh,
ngoài lợi ích đối với sức khỏe thì đậu đen còn có tác dụng làm đẹp da sau sinh.
Việc uống nước đậu đen là cách phổ biến được rất nhiều mẹ bỉm áp dụng. Vậy nước
đậu đen rang có những tác dụng gì và khi sử dụng cần chú ý những điều gì, mời mẹ
cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Trong giai đoạn mang thai, việc cung cấp dinh dưỡng cho cả
bé và mẹ rất quan trọng bởi việc này không chỉ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của
mẹ và còn ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.
Trải qua quá trình sinh nở, sản phụ thường rất mệt mỏi, kiệt
sức. Vì vậy, việc có một chế độ dinh dưỡng tốt sau sinh không những giúp mẹ mau
chóng hồi phục sức khỏe mà còn cải thiện chất lượng sữa cho con bú.
Hiện nay, tùy theo từng điều kiện gia đình, có rất nhiều mẹ
có kế hoạch sinh con khá “dày”, bé trước, bé sau chỉ cách nhau hơn 1 tuổi. Lúc
này, dù mẹ vẫn muốn cho bé đầu tiếp tục bú, thì mẹ cũng không khỏi mệt mỏi, lo
lắng không biết việc “nuôi bú song song” có tốt hay không? Hãy tham khảo bài
viết sau để có thể giải quyết dễ dàng mọi vấn đề nhé.
Nếu như trong giai đoạn mang thai, những bài tập thể dục
dành cho mẹ bầu sẽ giúp mẹ chăm sóc tốt cho tinh thần và thể chất thì sau khi
sinh nở, một trong những việc mẹ nghĩ đến đầu tiên là làm sao để vóc dáng thon
gọn được như trước khi mang thai.
Sau khi chào đời, sức khỏe, sức đề kháng và khả năng miễn
dịch của trẻ sơ sinh còn rất yếu. Hẳn không ít mẹ, đặc biệt là các mẹ lần đầu
sinh con sẽ rất bỡ ngỡ và gặp không ít khó khăn để làm quen cũng như chăm sóc
thật tốt cho trẻ. Một số kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh sau đây sẽ giúp mẹ
thật yên tâm để nuôi dưỡng bé yêu khỏe mạnh.
Sau khi sinh cơ thể phụ nữ rất yếu, đặc biệt là khi sinh mổ.
Bởi vậy cần được bồi bổ nhiều món ăn dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm để
nhanh chóng hồi phục sức khỏe cũng như có nhiều sữa cho con bú.
Như các mẹ đều biết, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá cho
trẻ trong giai đoạn đầu đời. Theo các chuyên gia dinh dưỡng chế độ ăn uống hàng
ngày của mẹ cũng có thể góp phần cải thiện một cách hiệu quả chất lượng sữa mẹ.