“Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”
Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Cho trẻ
bú bình hoặc dùng thức ăn, thức uống khác trong 6 tháng đầu là không cần thiết và sẽ có ảnh hưởng
không tốt đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Sau sáu tháng tuổi, trẻ cần được cho ăn thức ăn bổ sung phù
hợp với lứa tuổi kết hợp với bú sữa mẹ cho đến 2 tuổi. Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn trước khi quyết
định dùng sản phẩm dinh dưỡng công thức hoặc nếu bạn gặp vấn đề khi cho con bú.
Khi mang thai, rất nhiều mẹ bầu thường phàn nàn rằng mình rất
khó ngủ và lo rằng điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Vậy biểu hiện của chứng
mất ngủ như thế nào? Tại sao khi mang thai mẹ bầu lại khó ngủ? Có cách gì để cải thiện
giấc ngủ không? Xin mời mẹ bầu cùng đọc bài viết dưới đây và lựa chọn cho mình biện pháp
phù hợp nhất.
Biểu hiện của chứng mất ngủ khi mang
thai?
Chứng mất ngủ có thể là việc khó
đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu hoặc
cả hai tình trạng này. Chứng mất ngủ
này xảy ra phổ biết nhất ở ba tháng
đầu và ba tháng cuối thai kỳ. Một
số biểu hiện của chứng mất ngủ mẹ
bầu thường gặp phải đó là:
Cảm giác khó đi vào giấc ngủ.
Thường xuyên tỉnh dậy nhiều lần trong
đêm.
Dậy sớm hơn bình thường.
Cảm giác mệt mỏi, không sảng khoái
dù đã ngủ đủ giấc.
Tại sao khi mang thai mẹ bầu lại khó
ngủ?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình
trạng khó ngủ khi mang thai. Và những nguyên
nhân thường gặp nhất có thể kể
đến như là:
Tâm trạng lo lắng, bất an, căng thẳng
hoặc trầm cảm khi mang thai. Khi mang thai, những suy
nghĩ về việc chuẩn bị sinh nở, sức
khỏe của thai nhi, cách nuôi dưỡng và
người chăm sóc trẻ, tài chính sau
sinh, công việc hiện tại và sau nghỉ
sinh… đều có thể làm mẹ bầu lo
lắng. Thêm vào đó, lượng hormon thai
kỳ cũng tăng lên, khiến mẹ bầu
càng nhạy cảm và dễ thấy lo âu
hoặc thay đổi cảm xúc thất thường
hơn. Nếu mẹ bầu không thể tự cân
bằng được hoặc chia sẻ với
người thân để tìm kiếm sự
hỗ trợ thì rất dễ rơi vào trầm
cảm thai kỳ.
Tình trạng tiểu đêm nhiều lần. Khi
mang thai, lượng máu tăng lên để
nuôi dưỡng thai nhi, thận cũng phải làm
việc nhiều hơn dẫn đến bàng quang nhanh
đầy nước tiểu hơn. Không chỉ
vậy, khi tử cung phát triển lớn hơn do thai
nhi lớn lên, gây chèn ép vào bàng
quang, kích thích cảm giác buồn đi
tiểu ở mẹ bầu. Tất cả những yếu
tố này đều làm mẹ bầu phải
đi tiểu nhiều hơn, kể cả là buổi
đêm khiến cho giấc ngủ của mẹ bầu
không được tròn và sâu.
Đau mỏi lưng và chuột rút. Trong những
tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ gặp
tình trạng chuột rút ở đùi,
bắp chân và đau lưng thường xuyên
hơn. Những cơn đau và mỏi mệt này
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến
chất lượng giấc ngủ của mẹ.
Các vấn đề về tiêu hóa như:
khó tiêu, ợ nóng, táo bón,…
Việc thai nhi ngày càng phát triển khiến
dạ dày bị chèn ép, làm cho thức
ăn bị đẩy ngược về phía thực
quản, gây hiện tượng trào ngược
dạ dày, ợ nóng ở mẹ bầu.
Ngoài ra, trong thời gian mang thai, nếu bổ sung
quá nhiều dưỡng chất, hệ tiêu
hóa không hấp thu hết dẫn đến ứ
đọng và có thể gây ra tình
trạng khó tiêu, táo bón. Sự không
thoải mái về hệ tiêu hóa của cơ
thể cũng ảnh hưởng nhất định
đến chất lượng giấc ngủ của
mẹ bầu.
Tình trạng khó thở khi mang thai. Trong những
tháng đầu mang thai, do tác động của
các hormon làm hơi thở chậm và sâu,
thai phụ thường cảm thấy việc hít
thở khó khăn hơn bình thường. Khi thai
nhi ngày càng lớn, tử cung ép lên cơ
hoành, khiến cơ hoành bị hạn chế
cử động, gây khó khăn trong việc
hít thở của mẹ bầu.
Tăng nhịp tim. Khi mang thai, nhịp tim của phụ
nữ tăng lên để tăng bơm máu
nhiều hơn đến tử cung, thai nhi và nhau thai,
do đó tim phải làm việc nhiều hơn so
với bình thường. Điều này cũng
khiến mẹ bầu mệt mỏi và khó đi
vào giấc ngủ hơn.
Khó chịu do kích thước bụng tăng
lên. Bụng càng to, thai phụ càng khó
nằm ngửa và trở mình trong giấc ngủ.
Những tư thế ngủ thoải mái trước
đây giờ khó có thể làm
được. Do vậy mẹ bầu cần tìm cho
mình tư thế ngủ thoải mái với
các công cụ hỗ trợ giấc ngủ
khác để có giấc ngủ ngon và
sâu hơn.
8 bí quyết giúp mẹ bầu ngủ ngon
hơn
Tránh ăn quá no hoặc uống nhiều
nước trước khi đi ngủ. Bữa tối
nên cách thời gian ngủ khoảng 2-3h để
giúp cơ thể kịp tiêu hóa hết
thức ăn.
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B cho cơ
thể như rau lá xanh, ngũ cốc nguyên
cám, sữa, trứng hoặc thịt nạc, cá,
gia cầm (giàu vitamin B6 và B12). Trong đó,
MEIJI MAMA MILK giúp mẹ bầu cung cấp
được một lượng cân đối
các vitamin nhóm B bên cạnh các thực
phẩm thông thường trong bữa ăn hằng
ngày. Mẹ có thể tham khảo thêm thông
tin dinh dưỡng của sản phẩm tại ĐÂY.
Hạn chế các thức uống kích thích
như cà phê, trà, so-co-la,…
Tập thói quen đi ngủ sớm và thức
dậy đúng giờ
Vận động nhẹ nhàng để tránh
chuột rút khi ngủ, tham khảo thêm ý
kiến bác sỹ về việc tập luyện
hằng ngày.
Đi vệ sinh ngay trước khi đi ngủ.
Điều này sẽ giúp mẹ bầu hạn
chế số lần thức giấc giữa đêm
vì cảm giác buồn đi tiểu tiện.
Tránh xem, nghe hoặc đọc những thứ gây
xúc động mạnh trước khi ngủ.
Đảm bảo không gian phòng ngủ mát
mẻ giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Một chiếc gối dành cho mẹ bầu cũng
sẽ là điểm tựa êm ái hơn
giúp mẹ bầu giảm cảm giác mỏi
mệt của đau lưng và chuột rút.
Trên đây là 8 bí quyết cực kỳ
hữu ích giúp mẹ bầu có giấc ngủ
ngon và sâu mỗi đêm. Mẹ hãy lựa
chọn và áp dụng biện pháp cho riêng
mình để có một thai kỳ thật khỏe
mạnh, vui vẻ và thoải mái, mẹ nhé!
Mẹ thông thái Meiji
Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông
thái Meiji
Mọi người mẹ đều mong con mình sinh ra khỏe mạnh, vui vẻ và
thông minh. Để giúp trẻ phát huy được tối ưu tiềm năng trí tuệ của mình thì việc
mẹ tương tác với trẻ trong suốt thai kỳ cũng là một biện pháp hiện nay được khá
nhiều mẹ bầu áp dụng. Và dưới đây là một số phương pháp thai giáo cực kỳ đơn
giản mà mẹ có thể tham khảo để áp dụng trong thời gian mang thai.
Canxi là một chất khoáng vô cùng cần thiết cho quá trình
hình thành xương và răng của trẻ. Do nhu cầu canxi lớn trong giai đoạn mang
thai, mẹ bầu rất dễ bị thiếu canxi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển
của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu.
Tình trạng ốm nghén khi mang thai
Ốm nghén là tình trạng thường
xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ với
những biểu hiện tiêu biểu như buồn
nôn và nôn, mệt mỏi, cảm giác
thèm ăn một món nào đó…
Mẹ bầu có thể cảm nhận được
những biểu hiện này bắt đầu […]
Mức tăng cân thông thường
khi mang thai Tùy vào cơ địa của mỗi
mẹ mà sẽ có sự tăng cân khác
nhau khi mang thai. Mức tăng cân lý tưởng
sẽ được tính dựa trên cân
nặng và chiều cao trước khi mang thai của
mẹ. Để biết mức chuẩn tăng cân
trong thai […]
Làm mẹ là một thiên
chức vô cùng thiêng liêng và cao
quý đối với mỗi người phụ
nữ. Bên cạnh niềm hạnh phúc lớn lao
khi biết mình mang thai thì chắc hẳn mẹ
cũng có những quan tâm và thắc mắc
về thai kỳ của mình. Ba tháng đầu
mang thai là khoảng […]
Trong cuối thời kỳ mang thai, mẹ
bầu cần luôn giữ vững tinh thần thoải
mái để chuẩn bị cho việc chuyển
dạ sắp sinh có thể đến bất kỳ
lúc nào. Nhưng làm thế nào để
mẹ bầu biết về các dấu hiệu sắp
sinh để chuẩn bị tốt, hãy cùng Meiji
theo dõi […]
Hành trình mang thai 9 tháng 10
ngày tuy có khó khăn, vất vả nhưng
cũng đầy hạnh phúc, mong chờ. Cặp ba
mẹ nào cũng đếm thời gian và
ngóng trông giây phút được gặp
con yêu. Chính vì thế mà việc tìm
hiểu cách tính ngày dự sinh để
có thể dự đoán […]
Tình mẫu tử là thứ
tình cảm thiêng liêng nhất, mẹ luôn
mong muốn dành những điều tốt đẹp
nhất cho con. Vì thế ngay trong giai đoạn thai
kì những bà mẹ cũng nên chú ý
đến khẩu phần ăn của mình. Qua
bài viết Khi mang thai bà bầu không nên
ăn gì […]
Táo bón khiến mẹ bầu
khó chịu và mệt mỏi, táo bón
lâu ngày dẫn tới sau khi sinh có thể
mắc bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa
trực tràng… ngoài ra còn tác
động xấu đến quá trình phát
triển của thai nhi. Để giúp giảm bớt
tình trạng táo bón khi mang […]
Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày, ợ nóng là tình trạng khá phổ
biến hiện nay, gây đến nhiều phiền toái, khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe của
cả mẹ và thai nhi.
Làm mẹ là một thiên chức tuyệt vời đối với mỗi người phụ nữ,
mẹ và trẻ được gắn kết với nhau ngay từ khi phôi thai làm tổ, rồi định hình
trong bụng mẹ.
Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều thay
đổi, hệ miễn dịch hoạt động yếu hơn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến
các triệu chứng như sốt.
Ốm nghén là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai 3 tháng
đầu hoặc hơn, bao gồm nhiều triệu chứng như : buồn nôn, nôn, mất ngủ, mệt
mỏi… Các triệu chứng này có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong ngày.
Rỉ ối kết hợp với cơn co tử cung có thể khiến túi ối nhanh
chóng bị cạn kiệt và dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sự phát triển của
thai nhi, thậm chí sẽ dẫn tới tình trạng sinh non hay gây sảy thai.
Ốm nghén là triệu chứng hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải
trong giai đoạn đầu thai kỳ. Các triệu chứng ốm nghén có thể bao gồm: mệt mỏi,
buồn nôn, nôn, dị ứng với một số loại thức ăn, hoặc có cảm giác thèm một số loại
thức ăn.
Việc tiêm phòng trước và trong thai kỳ là cực kỳ quan trọng
đối với mẹ bầu. Do đó tiêm phòng đầy đủ là bước đệm vô cùng quan trọng giúp mẹ
và thai nhi có thêm kháng thể để ngăn ngừa một số vi khuẩn, virus gây bệnh trong
suốt thai kỳ. Đồng thời, giúp bé khỏe mạnh hơn trong những tháng đầu đời khi
chưa kịp tiêm phòng các mũi quan trọng.
Một số cách phòng ngừa
bệnh hậu sản Chăm sóc sức khỏe tinh
thần Bản thân mẹ nên giữ tâm
trạng, tinh thần thoải mái vui vẻ, có
lối sống lạc quan, tích cực và
đừng để những nỗi buồn phiền
làm ảnh hưởng đến cuộc sống.
Thời kỳ hậu sản rất quan trọng vì
[…]
Bên cạnh niềm hạnh phúc vô bờ, việc sinh con cũng mang đến
cho mẹ không ít mệt mỏi trong giai đoạn sau sinh. Vì thế, khoảng thời gian này
mẹ cần được đặc biệt chăm sóc và quan tâm cả về thể chất lẫn tinh thần, nếu
không sẽ rất dễ xảy ra bệnh hậu sản. Vậy bệnh hậu sản là gì, có biểu hiện ra sao
và cần phòng tránh như thế nào?