Hé lộ về thai 34 tuần – Sự phát triển của bé và mẹ ra sao

Bước đến thai 34 tuần, chắc có lẽ các mẹ vừa háo hức vừa hồi hộp lo lắng vì ngày sinh đã gần kề. Giai đoạn này cả bạn và bé cưng đang phát triển với tốc độ rất nhanh để sẵn sàng cho cuộc gặp gỡ giữa mẹ và bé đối với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Cùng theo dõi bài viết để biết thêm chi tiết về thai 34 tuần phát triển như thế nào nhé.

me-bau-tuan-34
Thai 34 tuần

Sự phát triển của thai nhi tuần 34 và lưu ý cho mẹ bầu

Cân nặng của thai nhi 34 tuần tuổi

Mang thai 34 tuần tương đương với tháng thứ 8 của thai kỳ, đồng nghĩa với việc mẹ bầu chỉ còn khoảng 4 – 6 tuần nữa là đến ngày dự sinh. Ở giai đoạn này, em bé có kích thước tương đương một quả bí đao, với các chỉ số phát triển trung bình như sau:

  • Cân nặng: Khoảng 1,985 – 2,659kg
  • Chiều dài: Gần 45cm (tính từ đầu đến gót chân)

Dưới đây là một số chỉ số thai 34 tuần tuổi mà mẹ bầu có thể tham khảo:

  • Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 77 – 92mm
  • Chu vi vòng đầu (HC): 285 – 332mm
  • Chu vi vòng bụng (AC): 265 – 330mm
  • Chiều dài xương đùi (FL): 59 – 70mm

Xem thêm: Khi nào thai đạp và cách theo dõi cử động thai nhi

Sự phát triển của bé

Hầu hết các bé sẽ bắt đầu quay đầu về ngôi thuận (đầu hướng về phía âm hộ) để sẵn sàng cho việc chào đời khi chạm mốc 32 – 36 tuần.

  • Hệ thần kinh trung ương: Đây là giai đoạn hệ thần kinh phát triển mạnh mẽ. Não bé đã gần hoàn thiện, bắt đầu điều khiển các chức năng cơ bản và sẽ tiếp tục phát triển đến khi bé 3 tuổi.
  • Hệ hô hấp: Phổi bé đang hoàn thiện và đã sản xuất đủ hoạt chất cần thiết cho các hoạt động của phổi ở trẻ, giúp phế nang không bị xẹp khi bé bắt đầu thở.
  • Thị giác: Mắt thai nhi có thể mở, nhạy cảm với ánh sáng hơn. Mẹ nên hạn chế chiếu ánh sáng trực tiếp vào bụng.
  • Hệ xương và cơ bắp: Xương bé trở nên chắc chắn hơn, các khớp như khớp đầu gối, háng đã phát triển hoàn chỉnh. Cơ bắp phát triển giúp bé có thể cử động tay chân và thay đổi tư thế.
  • Hệ tiêu hóa: Đã hoàn thiện, chuẩn bị sẵn sàng tiêu hóa sữa mẹ sau khi chào đời. Bé hiện vẫn chủ yếu nuốt nước ối để nhận dưỡng chất.
  • Tinh hoàn di chuyển xuống bìu: Ở bé trai, tinh hoàn đang trong quá trình di chuyển, dù vẫn có thể chậm đến khi tròn 1 tuổi.
  • Hormone giới tính: Cơ quan sinh dục của bé sưng và phù hơn do hormone giới tính bắt đầu sản xuất.
  • Nhận thức giọng nói: Thai nhi có thể nhận diện và phản ứng với giọng nói thân quen.

Xem thêm: Bật mí thú vị về cơ chế tiết sữa sau sinh mẹ cần biết

Hình ảnh thai nhi 34 tuần tuổi

thai-nhi-34-tuan
Hình ảnh thai nhi vào tuần thứ 34

Những xét nghiệm mà bạn cần biết khi mang thai tuần 34

Khi chạm mốc thai nhi tuần 34, mẹ có thể sẽ dành hết thời gian tại phòng khám bác sĩ để quan sát sự phát triển của thai nhi vào thời gian này. Những lần khám trong thời gian này sẽ thú vị hơn, bác sĩ sẽ ước tính kích thước của bé và có thể dự đoán thời gian mà bé ra đời. Cũng còn tùy vào cách khám của bác sĩ và yêu cầu của bạn, có thể thực hiện những xét nghiệm như sau:

  • Đo cân nặng
  • Đo huyết áp
  • Đo đường và đạm trong nước tiểu
  • Kiểm tra bàn tay và chân cho các dấu hiệu giãn tĩnh mạch
  • Tử cung bằng cách kiểm tra bên trong, để xem sự lu mờ và sự giãn nở tử cung bắt đầu
  • Đo chiều cao của đáy tử cung
  • Đo nhịp tim của thai nhi
  • Đo kích thước của thai nhi bằng cách nắn bụng từ bên ngoài. Qua xét nghiệm này bạn có thể biết được tương đối chính xác, kích thước, hướng và vị trí của thai nhi.

Xem thêm: Thai 35 tuần bé phát triển ra sao cùng những lưu ý cho mẹ bầu

health
Những xét nghiệm mẹ bầu nên làm khi mang thai tuần 34

Thay đổi cơ thể mẹ khi mang thai tuần 34

Mất ngủ

Chiếc bụng ngày một to dần, mẹ bầu khó lòng tìm cho mình một tư thế ngủ thoải mái thật sự. Vì thế mà nó ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Thời gian này, bạn có thể gặp phải tình trạng mất ngủ dài dài. Tuy nhiên nhiều chuyên gia khoa sản khuyên rằng, các mẹ bầu nên nằm nghiêng về phía bên trái, có thể kê thêm gối để đỡ bụng bầu và lưng, như vậy sẽ dễ chịu hơn.

Xem thêm: Làm sao để cải thiện giấc ngủ cho mẹ bầu?

Đau bụng dưới

Mẹ bầu 34 tuần có thể bị đau bụng dưới do tử cung giãn nở, cơn gò Braxton-Hicks hoặc áp lực từ thai nhi lên vùng xương chậu. Đây là dấu hiệu bình thường khi cơ thể chuẩn bị cho sinh nở, nhưng mẹ vẫn cần theo dõi cơn đau. Nếu đau kéo dài, dữ dội hoặc kèm theo chảy máu, mẹ nên đi khám ngay để đảm bảo an toàn

me-baudau-bung-duoi
Thai 34 tuần bạn sẽ cảm thấy đau bụng dưới nhiều hơn

Thay đổi tâm lý

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở tuần thai 34, mẹ bầu có thể trải qua nhiều thay đổi tâm lý do hormone thai kỳ và áp lực khi ngày sinh cận kề. Mẹ dễ cảm thấy lo lắng, hồi hộp về quá trình sinh nở và sức khỏe của em bé, đôi khi kèm theo tâm trạng dễ cáu gắt, nhạy cảm hoặc mệt mỏi. Bên cạnh đó, cảm giác mong chờ, háo hức gặp con cũng khiến mẹ có những cung bậc cảm xúc đan xen. Để giữ tinh thần thoải mái, mẹ nên chia sẻ cảm xúc với người thân, nghỉ ngơi hợp lý và thực hiện các bài tập thư giãn như yoga hoặc thiền.

Xem thêm: Hướng dẫn cách rặn và thở cho mẹ sinh thường an toàn

Phù nề răng miệng

Các vết bầm, vết đỏ hoặc tình trạng phù nề cũng có thể xuất hiện khi mẹ bầu bước sang tuần thứ 34. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên massage thường xuyên hơn và vận động nhẹ nhàng.

Đi tiểu nhiều lần trong ngày

Giai đoạn cuối thai kỳ bạn sẽ cảm thấy phiền phức khi liên tục đi tiểu dù bạn ngày hay ban đêm. Nguyên nhân do tử cung đã bị giãn nở gần như tối đa và gây áp lực lên bàng quang. Điều này khiến cho các chị em thường xuyên muốn đi tiểu.

Dễ thở

Ở giai đoạn này bạn sẽ không còn cảm giác khó thở, hụt hơi như trước nữa vì sự phát triển của thai nhi đã quay đầu xuống dưới. Đồng nghĩa với việc phổi và cơ hoành dịch dần về vị trí cũ.

de-tho-hon
Tuần 34 trở đi mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ thở hơn nhiều

Xem thêm: Theo dõi sự phát triển của thai 36 tuần, góc những điều mẹ bầu nên biết

Ở tuần thai 34, mẹ bầu không chỉ trải qua những thay đổi về thể chất mà còn có sự biến động lớn về tâm lý. Cảm giác mệt mỏi, nặng nề, cùng những lo lắng trước ngày sinh có thể khiến mẹ dễ căng thẳng. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn mẹ cần giữ tinh thần lạc quan, chăm sóc bản thân và chuẩn bị sẵn sàng cho hành trình đón bé yêu. Hãy lắng nghe cơ thể, nghỉ ngơi hợp lý và tận hưởng những khoảnh khắc ý nghĩa trong những tuần cuối của thai kỳ.

Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu

Khi thai 34 tuần, giai đoạn này bạn sẽ thường xuyên cảm thấy đói, vì vậy hãy dự trữ sẵn đồ ăn trong nhà để có thể ăn bất cứ khi nào muốn. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý ăn lượng vừa phải, không ăn quá nhiều. Bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất để tránh bị táo bón.

Ngoài ra để não bộ thai nhi phát triển mạnh mẽ nên cần nhiều protein và thực phẩm giàu omega 3. Canxi cũng đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của bạn, nên hãy dung nạp nó thường xuyên nhé.

Vào thời kỳ này bạn cần uống nhiều nước như nước lọc, nước ép hoa quả,.. nó sẽ có rất nhiều lợi ích cho thai kỳ.

Xem thêm: Thực phẩm ăn uống khi mang thai ở 3 tháng cuối cần chú ý!!!

Ngoài ra, sữa bầu MAMA Milk của Meiji là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Không chỉ vậy những chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, axit folic, DHA….được bổ sung vào sản phẩm với hàm lượng cao hỗ trợ cho mẹ có một thai kỳ vững chắc. Đặc biệt, sản phẩm có vị ngọt thanh tự nhiên của đường sữa, không bổ sung thêm đường sucrose. Mẹ hãy cân nhắc sử dụng MAMA Milk cho sự phát triển tối ưu của bé yêu nhé.

Nguồn tham khảo:

  • 1. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về nuôi con bằng sữa mẹ.
  • 2. Nghiên cứu từ bệnh viện Từ Dũ Thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết được xem nhiều nhất:

Mong rằng qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn và có được nhiều kiến thức bổ ích cho mình. Cám ơn bạn đã quan tâm theo dõi.

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Mang thai 33 tuần – những điều lưu ý mẹ bầu cần phải biết

Thai 35 tuần bé phát triển ra sao cùng những lưu ý cho mẹ bầu

Có thể bạn muốn xem

Cơn gò tử cung là gì và cách đọc chỉ số cơn gò

Cơn gò tử cung là một trong những dấu hiệu đặc trưng giúp mẹ bầu nhận biết quá trình chuyển dạ chuẩn bị diễn ra. Tuy nhiên không phải cơn gò nào cũng báo hiệu sắp chuyển dạ, sinh non hay dọa sảy. Dưới đây Meiji sẽ mang đến cho mẹ bầu kiến thức về […]

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Logo Messenger - Meiji Vietnam
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji