Thai 31 tuần: Những điều cần biết mẹ và bé đều khỏe mạnh trong giai đoạn này

Có rất nhiều câu hỏi mà mẹ thường thắc mắc trong giai đoạn này như cân nặng của bé ra sao, có dấu hiệu nào đặc biệt của bé trong giai đoạn này hay không. Nếu mẹ đang không biết điểm khác biệt của bé 31 tuần tuổi với bé 30 tuần tuổi thì thì cùng Meiji tìm hiểu ngay những thay đổi của bé trong giai đoạn 31 tuần nhé!

Sự phát triển và lưu ý với thai 31 tuần tuổi

Nếu bạn cũng có những thắc mắc như ở trên thì cùng tìm hiểu với Meiji ngay trong bài viết này nhé! 

Trọng lượng và kích thước khi thai được 31 tuần tuổi

1 Me Bau 31 Tuan
Trọng lượng và kích thước của bé 31 tuần tuổi

Khi bé bước vào tuần 31, trọng lượng của bé sẽ gần 1.5 kg và chiều dài khoảng 41 cm.  

Một số sự thay đổi khác của bé:

  • Bé có thể nuốt dịch ối trong cơ thể mẹ nhưng mẹ đừng lo vì lượng dịch ối này sẽ được thay liên tục. 
  • Lông, tóc của bé phát triển mạnh mẽ hơn. Mẹ có thể nhìn thấy những sợi lông tóc, lông mi rất rõ. 
  • Nếp nhăn trên da mờ đi vì lượng mỡ bé tích trữ trong những tuần qua đã đạt đến mức cố định. 
  • Lông nhung đã rụng bớt dần để lại lớp da mịn màng hơn. 
  • Bộ não và hệ thần kinh phát triển với tốc độ chóng mặt. 
  • Thường xuyên có sự tương tác giữa bé và mẹ bằng những cú đạp, cú huých vào bụng mẹ. 

Xem thêm: Giai đoạn thai 32 tuần mẹ bầu và bé sẽ phát triển ra sao?

Hình ảnh thai 31 tuần tuổi

20190530 091251 729427 144975 Nuoc Oi.max 1800x1800
Hình ảnh mô phỏng thai nhi được 31 tuần tuổi

Thai 31 tuần tuổi tim thai bao nhiêu?

Nhịp thai của bé ở tuần thứ 31 đã dần ổn định với nhịp đập 120 – 160 lần/phút nếu không có bất kỳ vấn đề gì xảy ra. Nếu muốn biết được nhịp đập của bé, mẹ có thể đo được chỉ số này tại những lần kiểm tra định kỳ với bác sĩ. 

Thai 31 tuần tuổi cần xét nghiệm những gì?

Mẹ cần thực hiện các xét nghiệm cơ bản sau để đảm bảo sức khỏe thai kỳ cho mẹ và bé:

  • Kiểm tra độ giãn tĩnh mạch chân, độ sưng bàn tay và bàn chân.
  • Kiểm tra lượng đường glucose.
  • Xét nghiệm máu.
  • Tiêm vắc xin bạch hầu.
  • Kiểm tra cân nặng và huyết áp của mẹ và bé. Đo chiều cao của đỉnh tử cung.
  • Kiểm tra nước tiểu.
  • Kiểm tra nhịp tim của thai nhi.

Những bài kiểm tra này sẽ giúp mẹ và bác sĩ nắm bắt được tình hình của bé và cơ thể mẹ trong giai đoạn thai kỳ. Do đó, cần thực hiện thăm khám thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ. 

Những thay đổi trên cơ thể người mẹ khi mang thai 31 tuần

Những chuyển biến trong cơ thể mẹ bầu 31 tuần:

  • Tình trạng són tiểu khi mang thai tuần thứ 31 diễn ra thường xuyên vì áp lực tăng trong bụng liên tục. Kích thước của bé liên tục tăng trưởng nên điều này là khó tránh khỏi. Mẹ có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để nhận lời khuyên. 
  • Tuyến vú tiết sữa non. Đây là dòng sữa chứa nhiều dinh dưỡng, kháng thể rất tốt cho trẻ sơ sinh.
  • Vì kích thước của bé càng lúc càng lớn, áp lực không chỉ xuất hiện ở phần dưới mà còn cả phần phổi ở trên nên mẹ thường xuyên thấy khó thở, thở dốc. 
  • Táo bón là hiện tượng khó tránh khỏi trong giai đoạn này nếu mẹ không cung cấp đủ chất xơ và nước cho cơ thể. 

Xem thêm: Mang thai 33 tuần – những điều lưu ý mẹ bầu cần phải biết

Chăm sóc mẹ và thai nhi 31 tuần tuổi

Nen Va Khong Nen An Gi 3 Thang Giua Mang Thai
Cần lưu ý chế độ dinh dưỡng và chế độ tập luyện cho thai 31 tuần

Trong giai đoạn 31 tuần tuổi, để mẹ và bé đều khỏe, cần lưu ý một số điểm sau:

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng. Không sử dụng chất kích thích, chất có cồn, đồ ăn chứa nhiều muối, đường xấu như đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn…
  • Lưu ý chế độ luyện tập vừa phải, hợp lý để chuẩn bị cho việc sinh em bé dễ dàng hơn. 
  • Không sử dụng giày cao gót, vận động mạnh vì rất dễ ảnh hưởng đến mẹ và bé.

Bài viết được xem nhiều nhất:

Hy vọng với những thông tin mà Meiji cung cấp, bạn đã hiểu hơn về thai nhi 31 tuần. Mẹ hãy chăm sóc sức khỏe kỹ càng trong giai đoạn này bằng việc lưu ý đến chế độ dinh dưỡng, chế độ luyện tập và thăm khám bác sĩ theo định kỳ. Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của Meiji về thai kỳ trong thời gian sắp tới mẹ nhé.

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Thai 30 tuần và những điều mẹ cần lưu ý để thai phát triển khỏe mạnh

Giai đoạn thai 32 tuần mẹ bầu và bé sẽ phát triển ra sao?

Có thể bạn muốn xem

Nhắn tin cho Meiji
Logo Messenger - Meiji Vietnam
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji