Sẽ không còn quá nhiều thời gian nữa là bạn có thể gặp mặt bé yêu của mình. Tuy nhiên đây là khoảng thời điểm nhạy cảm, thai 36 tuần là lúc các mẹ bầu cảm thấy dễ căng thẳng cùng vô số thắc mắc trong giai đoạn này. Để biết thêm chi tiết, hãy cùng theo dõi thông tin tại bài viết sau đây nhé.
Sự phát triển của bé và những lưu ý dành cho mẹ bầu
Phát triển của thai nhi tuần 36
Khi bạn mang thai ở tuần 36, bé bây giờ đã có kích thước tương đương một quả đu đủ, bé sẽ có chiều dài khoảng 47cm tính từ đầu đến gót chân và có thể nặng đến 2,6kg.
Xem thêm: Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn nhất
Bởi vì kích thước của bé tương đối lớn, chiếm gần hết khoảng trống trong túi ối nên các bé không thường xuyên đạp bụng mẹ như trước nữa. Nhưng bạn vẫn sẽ cảm nhận được các chuyển động của thai nhi chẳng hạn như lúc bé giãn người, cuộn mình hoặc ngọ nguậy,..
Giai đoạn này bé phát triển mạnh mẽ hơn hẳn những tuần trước:
- Phát triển da và xương: Khi bạn siêu âm ở thai 36 tuần sẽ nhìn thấy được bé dần phát triển đầy đặn, phần má lúc này hình thành lớp mỡ và cơ, góp phần tạo nên khuôn mặt phúng phính vô cùng đáng yêu. Phần xương cấu tạo nên hộp sọ giờ đây đang di chuyển và chồng chéo lên nhau, trong lúc đó thì đầu bé được bảo vệ trong xương chậu của mẹ.
- Phát triển hệ tiêu hóa: Chạm mốc thai 36 tuần, nhiều cơ quan và hệ thống của bé đã trưởng thành, chẳng hạn như hệ tuần hoàn, miễn dịch. Tuy nhiên ở hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện cho đến giai đoạn sau sinh.
- Em bé tăng trưởng chậm lại: Thai nhi gần như đã sẵn sàng cho việc chui qua đường sinh để chào đời, bé nằm yên để dự trữ nguồn năng lượng chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh nở sắp tới.
Hình ảnh thai 36 tuần
Lưu ý cho mẹ bầu mang thai tuần 36
Bạn có thể trải qua các cơn thắt giả thường xuyên hơn từ bây giờ nên hãy tìm hiểu kỹ dấu hiệu sắp sinh. Nếu xuất hiện các cơn co thắt kéo dài mỗi năm phút một lần trong suốt một giờ. Mỗi lần thường kéo dài khoảng một phút thì bạn nên đến bệnh viện ngay.
Thai 36 tuần lúc này thai nhi khá lớn và có thể làm ảnh hưởng đến việc ăn uống của bạn. Nên giải pháp cho vấn đề này là bạn nên chia nhỏ bữa ăn thường xuyên thay vì chỉ ăn ba bữa chính.
Giai đoạn này thai nhi đạp nhiều và mạnh hơn bình thường. Nếu phát hiện bé giảm hoạt động hoặc thấy rằng mình đang bị rò rỉ nước ối, bị chảy máu âm đạo, sốt hoặc bạn cảm thấy nhức đầu dữ dội, dai dẳng, đau bụng liên tục hoặc bị hoa mắt, hãy đến ngay với bác sĩ.
Vào những ngày cuối thai kỳ bạn thường xuyên trải qua chứng mất ngủ, khó chịu, do đó cần thư giãn hết mức có thể và đầu tư vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh, để khắc phục các vấn đề trên.
Xem thêm: Cập nhật sự phát triển của thai 37 tuần cùng cách chăm sóc cho cả mẹ và bé
Thai 36 tuần nên xét nghiệm những gì?
Tuần 36 bạn cần dành nhiều thời gian quan sát sự phát triển của bé cũng như sức khỏe của chính mình. Dựa vào nhu cầu của mẹ bầu và cách khám của bác sĩ, có thể bạn sẽ được kiểm tra, xét nghiệm như:
- Đo cân nặng
- Đo huyết áp
- Đo đường và đạm trong nước tiểu
- Kiểm tra tay, chân xem có triệu chứng sưng phù và giãn tĩnh mạch khi mang thai
- Kiểm tra bên trong cổ tử cung để đo độ giãn nở và mở rộng của tử cung, chuẩn bị cho em bé chào đời
- Đo chiều cao của đáy tử cung
- Đo nhịp tim thai nhi
- Kiểm tra thai nhi bằng cách sờ, nắn bụng bên ngoài
Thay đổi của cơ thể mẹ bầu khi mang thai 36 tuần
Ở tuần này cổ tử cung của người mẹ đang dần dần giãn nở, khớp cùng các cơ trong cơ thể bạn tiếp tục mềm và giãn ra khi mang thai. Điều này càng quan trọng hơn đối với khu vực xương chậu của bạn. Bạn có thể vẫn sẽ tiếp tục cảm thấy đau bên hông hoặc vùng ở phía dưới hay thắt lưng.
Xem thêm: Cột mốc mới của thai 38 tuần và những lưu ý phải biết cho mẹ bầu
Bên cạnh đó, dấu hiệu ngứa ngáy bụng hoặc phù nề chân tay bắt đầu xuất hiện và có thể ảnh hưởng ít nhiều tới tâm trạng của bạn. Đặc biệt, bạn cần chú ý đến tình trạng dịch nhầy được tiết ra, dấu hiệu này cho thấy tử cung đã bắt đầu hé mở để chuẩn bị cho quá trình sinh nở sắp diễn ra.
Xem thêm: Bí quyết giúp mẹ giảm chứng phù chân khi mang thai
Đi tiểu thường xuyên: việc em bé nằm ở xương chậu của mẹ sẽ làm tắc nghẽn bàng quang. Vì vậy, mẹ sẽ phải đi vệ sinh nhiều tương tự như 2 tháng đầu của thai kỳ. Nhưng không nên cắt giảm lượng chất lỏng để hạn chế tình trạng này vì cơ thể mẹ đang rất chất lỏng để giữ nước hơn bao giờ hết.
Mất ngủ: mẹ sẽ khó tìm được tư thế nằm thoải mái thật sự để ngủ ngon. Tránh để cho căn phòng quá ngột ngạt, giữ thoáng mát bằng cách mở hé cửa sổ hoặc dùng điều hòa.
Bản năng làm mẹ: mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi khi bước vào tuần 36 nhưng lại tràn đầy năng lượng trong việc chuẩn bị mọi vật dụng cho em bé chào đời. Lời khuyên là nên nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ trong giai đoạn này.
Chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu tuần 36
Khi mang thai 36 tuần bạn cần duy trì chế độ dinh dưỡng đa dạng, giàu các dưỡng chất cần thiết. Điều này sẽ giúp mẹ bầu có được sức khỏe tốt, giúp em bé khỏe mạnh và sẵn sàng ra đời.
Chế độ ăn nên đảm bảo như:
Ăn đầy đủ ngày 3 bữa: Ăn đầy đủ 3 bữa sáng, trưa, tối là điều rất quan trọng đối với cả mẹ và thai nhi. Nhưng mẹ chú ý đừng ăn khuya vì rất dễ tích tụ nhiều mỡ trong cơ thể.
Tăng cường protein chất lượng cao: đây là chất dinh dưỡng không thể thiếu trong việc xây dựng cơ bắp, máu, tạo ra hooc môn hay chất dẫn truyền thần kinh…Nguồn thực phẩm giàu protein mẹ có thể tham khảo như: thịt, cá, trứng, sữa…..
Lựa chọn thực phẩm giàu sắt: trong giai đoạn này cơ thể mẹ cần bổ sung thêm lượng sắt để ngăn ngừa thiếu máu hay xuất huyết khi sinh. Những thực phẩm giàu sắt có thể đưa vào khẩu phần ăn hàng ngày của mẹ như: thịt đỏ, trứng, các loại rau màu xanh đậm……
Xem thêm: Đặc biệt lưu ý khi bổ sung sắt cho bà bầu
Mẹ có biết sữa bầu MAMA Milk của Meiji là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Không chỉ vậy những chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, canxi….được bổ sung vào sản phẩm với hàm lượng cao hỗ trợ cho mẹ có một thai kỳ vững chắc. Đặc biệt, sản phẩm có vị ngọt thanh tự nhiên của đường sữa, không bổ sung thêm đường sucrose. Mẹ hãy cùng Meiji tìm hiểu về sản phẩm ngay tại đây.
Bài viết được xem nhiều nhất:
- Mấy tuần có tim thai? Tim thai bao nhiêu là tốt nhất
- Độ mờ da gáy là gì? Các lưu ý quan trọng về độ mờ da gáy
- Các chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần mẹ cần nắm rõ
- Bỏ túi cách tính ngày dự sinh chính xác 100% mẹ bầu cần tham khảo
- Nguyên nhân dây rốn quấn cổ? Cách nhận biết và phòng tránh
Khoảng thời gian mang thai 36 tuần rất cận kề
với ngày sinh nở. Nên bạn cần chuẩn
bị mọi mặt từ sức khỏe đến tâm
lý, nơi sinh,.. để đón chờ bé ra
đời. Mẹ bầu nên chú ý sức
khỏe của bản thân thường xuyên hơn,
mục đích là có một quá trình
chuyển dạ an toàn và lành mạnh nhất.
Hãy để Meiji đồng hành của bạn
trên chặn đường đón chờ bé
chào đời nhé. Cám ơn bạn đã
quan tâm theo dõi những bài viết vừa qua.