Sự Phát Triển Ở Thai Tuần 40 Và Lời Khuyên Cho Mẹ - Meiji

Bạn và bé đã cùng đồng hành suốt khoảng thời gian vô cùng gian nan, khó khăn và vất vả. Giờ thì không còn bao lâu nữa là có thể gặp mặt bé yêu của mình rồi. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bé vẫn còn chưa gặp mẹ, tận đến tuần 40-41 mới chịu ra ngoài. Vậy thì thai 40 tuần bé sẽ như thế nào. Hãy theo dõi bài viết để nhận được nhiều lời khuyên bổ ích nhé.

thai-40-tuan
Thai 40 tuần

Phát triển của thai 40 tuần, lời khuyên hữu ích cho mẹ bầu

Phát triển của thai tuần 40

Ở tuần thứ 40, các bé thường sẽ dài 51cm và nặng có thể ở khoảng 3,44kg và vẫn sẽ phát triển thêm. Bạn sẽ cảm nhận được lúc này các cơn gò nhiều hơn tuần khác do bé chuyển động nhiều hơn.

Hình ảnh thai nhi 40 tuần tuổi

thai-nhi-tuan-40
Hình ảnh thai nhi vào tuần 40

Lưu ý nên biết cho mẹ bầu

Vào tuần 40, nếu bé vẫn không có dấu hiệu chào đời vào tuần tiếp theo thì bác sĩ có thể đề cập với mẹ về việc kích sinh để giữ an toàn cho hai mẹ con.

Tính từ ngày dự sinh, bác sĩ sẽ không để mẹ mang thai thêm quá 2 tuần vì như vậy sẽ dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, cũng có một số thai kỳ dài hơn 3 tuần tính từ ngày dự sinh. Tuy nhiên khi trẻ sinh ở tuần thứ 42 trở đi dễ mắc phải chứng khô da và vượt quá cân nặng chuẩn.

Không chỉ vậy, việc thời gian sinh lâu cũng làm gia tăng khả năng nhiễm trùng tử cung ở người mẹ và có thể gây nguy hiểm cho bé hoặc gây chết non. Ngoài ra, thai quá tuần cũng dễ gia tăng tổn thương khi sinh thường và nguy cơ cao là mẹ phải sinh mổ.

Xem thêm: Sự phát triển của thai 41 tuần – Các mẹ bầu phải chú ý nhiều hơn

Những kiểm tra của bác sĩ đối với thai 40 tuần

Khi thai 40 tuần, bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc để thúc đẩy cơn co thắt. Liều lượng thuốc có thể thay đổi phù hợp để điều chỉnh cường độ và tần số các cơn co thắt của mẹ bầu.

kiem-tra-cua-bac-si
Thai 40 tuần sẽ được kiểm tra theo chỉ định của bác sĩ

Bạn có thể sẽ phải gặp bác sĩ hàng tuần từ bây giờ cho đến khi em bé ra đời. Bác sĩ có thể thực hiện một hoặc nhiều lần kiểm tra vùng xương chậu thường xuyên. Việc này giúp bác sĩ xác nhận vị trí sinh của bé: đầu ra trước, chân trước hoặc thân trước. Hầu hết các trẻ em nằm ở vị trí đầu trước. 

Trong suốt quá trình kiểm tra khung xương chậu, bác sĩ có thể kiểm tra cổ tử cung của mẹ để xem nó đã mềm ra, giãn ra và mỏng đi bao nhiêu và thông tin này sẽ được hiển thị bằng con số và tỷ lệ phần trăm.

Xem thêm: Ngôi thai đầu là gì? Vì sao ngôi thai đầu là tư thế tốt nhất cho việc sinh nở

Mang thai tuần 40 cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Mang thai tuần 40 tương ứng với khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày trong dân gian. Hơn 9 tháng trời mang thai nặng nề, vượt bao khó khăn, vất vả nhất định, giờ đây, mẹ bầu sẽ cảm thấy lâng lâng hạnh phúc khi em bé sắp chào đời.

Theo thống kê chung, 70% mẹ bầu sẽ hạ sinh bé từ tuần 40 trở lại. Và chỉ 30% còn lại là tiếp tục mang thai đến tuần thứ 41. Lúc này thai sẽ được gọi là thai quá ngày.

thay-doi-co-the-me-bau-tuan-40
Sẽ có nhiều thay đổi ở cơ thể mẹ bầu vào tuần 40

Đối với mẹ bầu mang thai tuần 40 sẽ cảm nhận rất dễ dàng những cơn co thắt đầu tiên của tử cung. Những cơn co thắt ấy sẽ đến nhanh và mạnh mẽ khi bạn thực sự vào giai đoạn chuyển da. Cơn co với chu kỳ kéo dài khoảng một phút hoặc có thể lâu hơn. Thai phụ sẽ cảm thấy cơn đau lan tỏa từ dạ dày, bụng dưới, lưng và vùng trên của đùi.

Khi được đưa đến khoa sản, thường các bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra độ giãn nở của tử cung. Nếu tử cung giãn từ 3 đến 4cm mẹ sẽ được tiêm thuốc gây tê nhằm kiểm soát cơn đau. Phương pháp thường được sử dụng hiện nay là gây tê ngoài màng cứng.

Xem thêm: Cơn gò tử cung là gì và cách đọc chỉ số cơn gò

Lời khuyên dành cho mẹ bầu

Khi mang thai tuần 40 là thời điểm sinh bé đã cận kề, vì vậy mà mẹ cần nên cẩn thận nhiều vấn đề để đảm bảo tốt cho cả bản thân và bé. Hãy cân nhắc về những điều nên và không nên sau đây

nen-va-khong-nen
Những điều bạn cần thực hiện để chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ thứ 40

Nên

  • Xin ý kiến bác sĩ sản khoa về nguyên nhân và phương pháp kích thích chuyển dạ nếu em bé không ra đời đúng hạn.
  • Tham khảo thêm những phương pháp vật lý để giảm đau đớn trong thời gian này như: châm cứu, massage.
  • Thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng thích hợp khi mang thai 40 tuần chẳng hạn như: đi bộ, tập những bài tập thể dục nhẹ.
  • Liên hệ với bệnh viện có chuyên khoa sản gần nhất để lên kế hoạch sinh em bé khi sắp sửa chuyển dạ.
  • Chú ý những dấu hiệu của chuyển dạ như: thành lập đầu ối, ra nhớt hồng âm đạo, cơn đau tử cung dài và dày.

Xem thêm: Hướng dẫn cách rặn và thở cho mẹ sinh thường an toàn

Không nên

  • Quan hệ tình dục
  • Đi du lịch xa
  • Ngâm mình nhiều giờ trong nước lạnh
  • Tự ý thuốc giảm đau, thuốc ngủ
  • Ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc ăn quá no.

Bài viết được xem nhiều nhất:

Hy vọng với những nội dung bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về thai 40 tuần, cùng những lưu ý mẹ bầu cần biết. Từ đó có kế hoạch sinh nở nhanh chóng và an toàn cho cả mẹ và bé. Hãy để Meiji đồng hành cùng bạn trong suốt chặn đường thai kỳ nhé. Cám ơn bạn đã quan tâm theo dõi.

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Cẩm nang dành cho các mẹ bầu khi bước đến thai 39 tuần

Sự phát triển của thai 41 tuần – Các mẹ bầu phải chú ý nhiều hơn

Có thể bạn muốn xem

Cơn gò tử cung là gì và cách đọc chỉ số cơn gò

Cơn gò tử cung là một trong những dấu hiệu đặc trưng giúp mẹ bầu nhận biết quá trình chuyển dạ chuẩn bị diễn ra. Tuy nhiên không phải cơn gò nào cũng báo hiệu sắp chuyển dạ, sinh non hay dọa sảy. Dưới đây Meiji sẽ mang đến cho mẹ bầu kiến thức về […]

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Logo Messenger - Meiji Vietnam
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji