Thai 39 tuần là thời điểm vô cùng ý nghĩa đối với hầu hết các thai phụ. Phần trăm cao có thể bạn sẽ chuyển dạ trong tuần này. Sẽ có rất nhiều thay đổi cũng như lưu ý vào chính thời điểm cuối kỳ của thai. Vì thế hãy theo dõi bài viết để có được “lưu trú” những thông tin chính xác về giai đoạn này nhé.
Sự phát triển của thai 39 tuần và lưu ý nên biết
Phát triển của thai 39 tuần
Bước đến tuần thứ 39, thai nhi có thể cao khoảng 50,7cm. Trọng lượng có thể nặng hơn 3,3kg. Bởi vì em bé trong bụng mẹ ngày một lớn lên nên không gian trong tử cung không còn chỗ trống để bé có thể hoạt động. Nên thai 39 tuần sẽ hoạt động ít hơn rất nhiều. Tuy nhiên bé vẫn sẽ luôn cho bạn biết về sự tồn tại của mình trong bụng mẹ.
Những cơ quan chính như não bộ, hệ thần kinh, khung xương, lá phổi đã hoàn thiện và hoạt động tốt các chức năng của riêng nó. Sự phát triển của thai nhi được xem là hoàn chỉnh vào thời điểm này. Bé trong bụng đã sẵn sàng để chào đời bất cứ lúc nào.
Tuần 39 lớp da bên ngoài của bé đã bong tróc ra và hình thành một lớp da mới bên dưới lớp da cũ. Phần lớn lông tơ và chất gây bảo vệ cơ thể của bé đã mất đi. Thêm vào đó, lớp mỡ ở dưới da của bé tiếp tục tích mỡ. Đây là phần quan trọng để bé yêu giữ ấm cơ thể trước sự thay đổi của môi trường khi chào đời.
Đối với phần xương sọ của bé vẫn chưa được khít hoàn toàn trong giai đoạn này. Thậm chí chúng còn chồm lên nhau một chút để có thể chui lọt qua âm đạo của mẹ. Đây cũng là lý do tại sao mà trẻ mới sinh qua đường âm đạo của mẹ thường có thóp. Tuy nhiên đây chỉ là tạm thời và nó sẽ trở lại bình thường sớm thôi.
Xem thêm: Thai 40 tuần như thế nào – Lời khuyên bổ ích cho các mẹ bầu
Hình ảnh thai nhi tuần 39
Lưu ý dành cho mẹ bầu
Mang thai đến tuần 39 sẽ không có quá nhiều thay đổi so với tuần trước, ngoại trừ mẹ cần quan tâm nhiều đến những dấu hiệu của sự khởi phát chuyển dạ, bao gồm:
- Chảy dịch hồng âm đạo
- Xuất hiện các cơn co của chuyển dạ, cơn co ngày một dày hơn, mạnh hơn và thường xuyên hơn.
- Tử cung bắt đầu giãn nở
Khi có sự xuất hiện của các dấu hiệu này, bạn cần liên hệ với bác sĩ hoặc đến ngay bệnh viện để được sinh em bé nhé.
Xét nghiệm ở tuần 39
Lúc này bạn sẽ đến gặp bác sĩ thường xuyên. Bạn nên khám theo sự chỉ định của bác sĩ về: cân đo huyết áp, cử động thai, thử nước tiểu, kiểm tra cổ tử cung, siêu âm xác định ngôi thai, nước ối, bánh nhau, xét nghiệm máu,..
Thay đổi của mẹ bầu khi thai 39 tuần
Khi mang thai đến tuần 39 bạn sẽ thường cảm thấy mệt mỏi và hồi hộp chờ đợi đến ngày vượt cạn. Vùng bụng dưới của bạn căng to vì bào thai đã lắp đầy vùng xương chậu. Tư thế đi đứng của thai phụ có thể thay đổi ít nhiều bởi trọng tâm cơ thể bị dồn về phía trước.
Cơ thể mẹ bầu lúc này sẽ xuất hiện các cơn gò Braxton Hicks, được gọi là “chuyển dạ giả”, nó sẽ ngày càng rõ rệt và đau đớn như các cơn co thắt dạ thật sự. Nhưng nó không thường xuyên và tăng dần tần suất như các cơn co thắt thật.
Bạn sẽ có thể gặp phải các triệu chứng khác ở tuần 39 như:
- Chứng ợ nóng khó tiêu
- Xuất huyết âm đạo: Dịch từ âm đạo của bạn có thể bị nhuốm đỏ bởi màu máu. Đây là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung của bà bầu tuần 39 đang giãn và mở rộng ra để chuẩn bị cho quá trình sinh em bé.
- Bong nút nhầy cổ tử cung: Trong suốt quá trình mang thai, nút nhầy cổ tử cung giúp bảo vệ màng ối và thai nhi trong tử cung tránh khỏi nguy cơ bị vi khuẩn tại âm đạo tấn công. Hiện tượng bong nút nhầy cổ tử cung chính là báo hiệu em bé sắp chào đời.
- Vỡ ối
- Tiêu chảy: khi cơ thể bạn sẵn sàng để sinh con. Các cơ bắp tại thực tràng có thể nới lỏng ra, dẫn đến việc đi ngoài lỏng.
- Đau vùng xương chậu: Lúc này phần đầu của bé cũng như toàn bộ bào thai lọt vào vùng xương chậu. Gây áp lực không nhỏ lên các cơ và dây chằng tại đây nên dẫn đến đau
- Đau lưng: Chứng đau lưng có thể trầm trọng hơn trong những tuần cuối cùng của thai kỳ.
Xem thêm: Sự phát triển của thai 41 tuần – Các mẹ bầu phải chú ý nhiều hơn
Chăm sóc sức khỏe mẹ bầu vào tuần 39
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu
Trong tuần này, chất xơ sẽ giúp tăng nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón. Các mẹ cần bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn hằng ngày bằng bánh mì nguyên chất, cần tây, cà rốt, khoai lang, khoai tây, súp lơ,.. và các loại rau, trái cây tươi.
Cũng cần thêm một số nhóm thực phẩm khác như:
- Thực phẩm giàu sắt: cá hồi, thịt gà, thịt đỏ, nho khô, lòng đỏ trứng, cải bó xôi,..
- Thực phẩm giàu axit folic: những loại axit này giúp chống lại dị tật bẩm sinh ở trẻ, hỗ trợ hình thành thế bào hồng cầu và cấu trúc DNA. Bạn nên hấp thu khoảng 600 mcg axit folic mỗi ngày từ các thực phẩm như rau có màu xanh đậm, trái cây họ cam chanh, hạt hướng dương, bông cải xanh, măng tây,..
- Thực phẩm giàu canxi: Hải sản, tôm, cua, ghẹ,.. và các sản phẩm từ sữa.
Vận động khi mang thai
Mẹ bầu nên tập các bài vận động nhẹ nhàng, thực hiện các tư thế Squat khi chuyển dạ có thể giúp mở rộng vùng xương chậu, cho phép bé dễ ra ngoài hơn. Hãy tập các bài tập nhẹ nhàng thôi nhé.
Bài viết được xem nhiều nhất:
- Mấy tuần có tim thai? Tim thai bao nhiêu là tốt nhất
- Độ mờ da gáy là gì? Các lưu ý quan trọng về độ mờ da gáy
- Các chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần mẹ cần nắm rõ
- Bỏ túi cách tính ngày dự sinh chính xác 100% mẹ bầu cần tham khảo
- Nguyên nhân dây rốn quấn cổ? Cách nhận biết và phòng tránh
Hy vọng những thông tin được đề cập trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về thai 39 tuần và có những kiến thức hữu ích cho thời kỳ mang thai. Từ giờ bạn có thể yên tâm để sẵn sàng đón bé yêu của mình chào đời. Hãy để Meiji đồng hành cùng bạn trong suốt chặn đường thai kỳ nhé. Cám ơn bạn đã quan tâm theo dõi.