Giai đoạn 25 tuần tuổi là một bước tiến quan trọng để chuẩn bị cho sự chào đời của bé. Trong giai đoạn này, mẹ và gia đình có thể chuẩn bị cho việc sinh nở sắp tới. Để đảm bảo bé an toàn và khỏe mạnh khi sinh ra, các bạn nên biết được những sự phát triển và hoàn thiện của bé trong giai đoạn này. Cùng tìm hiểu những chuyển biến và cách chăm sóc mẹ bầu khi mang thai 25 tuần tuổi với Meiji nha.
Sự phát triển và lưu ý đối với thai 25 tuần tuổi
So với tuần thứ 24, thai 25 tuần tuổi có nhiều khác biệt rõ rệt về cân nặng, kích thước và nhận thức.
Trọng lượng và kích thước khi thai được 25 tuần tuổi
Trước tiên, bạn nên tìm hiểu về sự phát triển vóc dáng của bé trước. Khi thai nhi ở giai đoạn 25 tuần tuổi, bé tiếp tục tăng trưởng về trọng lượng và kích thước. Vóc dáng của bé cỡ một củ cải. Trọng lượng trung bình khoảng 700 gram và dài gần 35 cm. Trong tuần này, bé có thể tăng nhanh hơn 170 gram so với trọng lượng hiện tại.
Ngoài ra, còn một số đặc điểm khác như:
- Lúc này, khoảng thời gian giữa hoạt động và nghỉ ngơi của em bé rõ ràng hơn. Vào một giấc cố định, bé sẽ hoạt động. Thời gian còn lại, bé sẽ nghỉ ngơi. Người mẹ có thể cảm nhận được rõ ràng. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận thấy thời gian hoạt động của bé ít hơn hẳn so với 23 hay 24 tuần tuổi.
- Hơn nữa, thính giác của bé tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Bé có thể nghe thấy giọng nói của bạn và người thân càng ngày càng rõ.
- Khi siêu âm, mẹ sẽ thấy bé thường nằm ngược, chân hướng về phần trên của mẹ, đầu sẽ xoay xuống dưới nhiều hơn. Tức là bé đang chuẩn bị để được gặp gỡ thế giới bên ngoài.
- Tóc, lông mọc rõ ràng hơn.
- Một số thai nhi tỏ ra thích thú khi được trò chuyện, nghe nhạc, vui đùa cùng mẹ.
Xem thêm: Thai 26 tuần tuổi: Những thay đổi quan trọng trong giai đoạn này
Hình ảnh thai 25 tuần tuổi
Thai 25 tuần tuổi tim thai bao nhiêu
Nếu nhịp tim bé đã ổn định thì nhịp đập bình thường của bé vẫn đảm bảo 120 – 160 nhịp/phút. Nếu có dấu hiệu nào bất thường so với chỉ số này, mẹ bỉm nên lưu ý và đi khám ngay lập tức để được hỗ trợ và điều trị kịp thời để tốt cho sức khỏe bé và mẹ.
Thai 25 tuần tuổi cần xét nghiệm những gì?
Cho đến tuần thai thứ 25, việc đi khám bác sĩ thường xuyên sẽ là một thói quen tốt để nhận diện được bất kỳ vấn đề bất thường nào cho thai nhi. Bạn có thể thực hiện kiểm tra một số bài xét nghiệm như sau:
- Đo cân nặng và huyết áp
- Đo kích thước của tử cung
- Dự đoán ngày sinh nở
- Tiêm vắc xin bạch hầu
- Chiều cao của đáy vị (đỉnh của tử cung)
- Kiểm tra mức độ giãn tĩnh mạch chân, sưng bàn tay và bàn chân
- Kiểm tra nước tiểu để đo lượng đường và đạm
- Kiểm tra nhịp tim của thai nhi
- Xét nghiệm kiểm tra lượng đường glucose
- Xét nghiệm máu
Những thay đổi trên cơ thể người mẹ khi mang thai 25 tuần
Một số thay đổi rõ ràng trên cơ thể người mẹ trong giai đoạn này:
- Mẹ bầu thường gặp khó chịu về những vấn đề liên quan đến tiêu hóa. Hormone progesterone tiết ra trong quá trình mang thai không chỉ làm dạ dày nhanh trống mà còn làm mất khả năng đàn hồi đúng cách lối vào dạ dày khiến cho dạ dày bị giãn và không thể đóng lại đúng cách. Điều này làm cho mẹ bầu dễ bị trào ngược
- Chịu đựng áp lực lớn lên phần bụng dưới, dạ dày… bởi tử cung ngày càng to hơn và co bóp mạnh mẽ.
Trong giai đoạn này, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều trong một bữa mà hãy chia nhỏ bữa ăn. Không nên tiêu hóa đồ ăn cay nóng.
Xem thêm: Những chuyển biến nổi bật của thai và mẹ trong tuần thứ 27
Chăm sóc mẹ và thai nhi 25 tuần tuổi
- Thời điểm 25 tuần tuổi khiến nhiều phụ nữ mang thai cảm thấy cơ thể nặng nề, khó di chuyển nên chỉ muốn được nằm lên ghế sofa và nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu để bản thân trì trệ như vậy, khả năng không thể sinh thường sau này rất cao. Do đó, mẹ bầu phải tích cực hoạt động thể dục, thể thao vừa sức với mình để tử cung mở ra thoải mái, cũng như tăng cường sức khỏe và đề kháng.
- Thai nhi được 25 tuần, bạn sẽ cần tiết kiệm sức lực để chuẩn bị cho việc chuyển dạ, sinh con và quan trọng hơn nữa là quãng thời gian chăm sóc con sau đó.
- Theo dõi cẩn thận chuyển động thai kỳ để có biện pháp kịp thời khi có vấn đề. Thông thường, bạn sẽ cảm nhận được 10 chuyển động trong vòng 10 phút hoặc đôi khi nó sẽ mất nhiều thời gian hơn.
- Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhé.
- Uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày.
Bài viết được xem nhiều nhất:
- Mấy tuần có tim thai? Tim thai bao nhiêu là tốt nhất
- Độ mờ da gáy là gì? Các lưu ý quan trọng về độ mờ da gáy
- Các chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần mẹ cần nắm rõ
- Bỏ túi cách tính ngày dự sinh chính xác 100% mẹ bầu cần tham khảo
- Nguyên nhân dây rốn quấn cổ? Cách nhận biết và phòng tránh
Hy vọng với những thông tin này, các mẹ đã hiểu hơn về con của mình trong tuần thai thứ 25 và chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để chào đón con sau này. Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo từ Meiji về thai kỳ nhé.