Cập nhật sự phát triển của thai 37 tuần cùng cách chăm sóc cho cả mẹ và bé

Thai 37 tuần, thời gian sinh nở sắp cận kề rồi, không còn bao lâu nữa là bạn có thể gặp mặt bé yêu của mình. Giai đoạn này mặc dù không có gì bất thường, nhưng sự chuyển dạ sinh có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Vì vậy mẹ bầu cần phải chú ý nhiều. Để biết về sự phát triển của bé như thế nào, thay đổi của bạn ra sao. Hãy theo dõi bài viết sau đây nhé.

thai-37-tuan
Thai 37 tuần

Sự phát triển của thai nhi và lưu ý cho bạn

Phát triển thai 37 tuần ra sao?

Mang thai đến tuần thứ 37 được xem là giới hạn của sự hoàn chỉnh. Trong tuần này hầu như bé chỉ tăng cân mà thôi, phổi và não bé vẫn tiếp tục trưởng thành. Em bé cũng bắt đầu thực hành bằng cách hít và thở ra nước ối. Vào thời điểm này bé có thể sẽ đạt cân nặng khoảng 2800g và dài khoảng 48,6cm. Bé cưng có thể mút ngón tay hoặc nhấp nháy mắt.

Ở một số trẻ tuần 37 sẽ có nấc lên trong dạ con, bạn có thể sẽ cảm thấy những cú nhảy khác nhau bên trong bụng. Chưa dừng lại bé sẽ lột bỏ lớp lông tơ và sáp khỏi da. Các cơ quan chính trong cơ thể bé đã sẵn sàng để tồn tại độc lập trong môi trường bên ngoài tử cung.

Chuyển động của thai nhi 37 tuần rõ ràng và mạnh hơn trước. Đến tháng thứ chín, các bác sĩ thường khuyên các mẹ mang thai đếm số lần đá và báo cáo lại nếu bé im lặng bất thường.

Hình ảnh thai nhi 37 tuần

hinh-anh-thai-37-tuan
Tuần 37 bé sẽ lột bỏ lông tơ và sáp bên ngoài

Lưu ý cho mẹ bầu khi mang thai tuần 37

Thai nhi 37 tuần gò cứng bụng: Ở giai đoạn này, các cơ co thắt Braxton Hicks (cơn đau giả) có thể xuất hiện thường xuyên và kéo dài hơn, khiến mẹ gặp khó chịu. Do đó, khi đi khám thai mẹ hãy hỏi bác sĩ sản khoa rõ ràng để được hướng dẫn về những dấu hiệu chuyển dạ chính xác cũng như thời điểm phải nhập viện.

Giai đoạn này bạn sẽ cảm thấy sợ hãi và lo lắng trong khi chuyển dạ, khiến cho bạn sẽ sinh khó khăn hơn. Sự căng thẳng sẽ kích hoạt một loạt các phản ứng trong cơ thể và cuối cùng có thể gây trở ngại cho việc sinh nở. Nên giai đoạn này bạn cần giữ cho mình khỏi bị quá căng thẳng, bạn có thể bàn luận với bác sĩ hoặc chồng để tìm cách thư giãn nhất có thể, nhằm đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Xem thêm: Cột mốc mới của thai 38 tuần và những lưu ý phải biết cho mẹ bầu

Những xét nghiệm mà mẹ bầu cần biết

Mẹ bầu sẽ phải gặp bác sĩ hàng tuần kể từ bây giờ cho đến khi em bé chào đời. Không gì phải ngạc nhiên, nếu bác sĩ thực hiện nhiều lần kiểm tra vùng xương chậu, mục đích để xác nhận vị trí của em bé, đầu trước, chân trước hoặc mông trước bên trong tử cung của mẹ. Hầu hết trẻ em sẽ nằm ở vị trí đầu trước.

bigstock-Pretty-Pregnant-Woman-L
Những xét nghiệm ở tuần 37 dành cho mẹ bầu

Ngày sinh nở đang gần kề, bác sĩ có thể sử dụng từ ngữ vị trí sinh ra đầu tiên. Vị trí sinh đầu tiên chỉ phần cơ thể của em bé nằm sâu dưới vùng xương chậu nhất. Trong suốt quá trình kiểm tra xương chậu, bạn có thể được kiểm tra cổ tử cung để để xem nó đã mềm, giãn ra và mỏng đi bao nhiêu. Thông tin này sẽ hiển thị bằng con số và tỷ lệ phần trăm.

Thay đổi cơ thể mẹ bầu vào tuần 37

Đến tuần 37 bạn thường bị bong nút nhầy cổ tử cung. Khi cổ tử cung mở rộng ra để chuẩn bị cho quá trình sinh nở, các lớp niêm mạc cổ tử cung sẽ bị bong ra và đào thải ra khỏi cơ thể theo đường âm đạo. Theo đó, bạn có thể quan sát thấy âm đạo tiết ra dịch nhầy dày đặc, có màu vàng và đôi khi có lẫn với máu. Hiện tượng bong nút nhầy cổ tử cung thường xảy ra vài tuần, vài ngày hoặc có khi chỉ vài giờ xuất hiện cơn gò chuyển dạ.

Cũng tương tự như những thay đổi khác trong suốt 9 tháng thai kỳ. Bạn có thể cảm thấy mình rậm lông hơn khi mang thai ở tuần 37, lông có thể mọc trên mặt, trên lưng, thậm chí ở đầu vú.

thay-doi-o-co-the
Sẽ có nhiều thay đổi trên cơ thể bạn khi thai 37 tuần

Xem thêm: Cẩm nang dành cho các mẹ bầu khi bước đến thai 39 tuần

Chăm sóc mẹ bầu để thai 37 tuần phát triển tốt

Chế độ ăn uống

che-do-an-uong
Bạn nên bổ sung nhiều trái cây tươi và rau củ quả ở giai đoạn này

Ăn uống lành mạnh là điều kiện cần và đủ để mẹ bầu khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt. Vào những tuần cuối thai kỳ, chuyện lơ là trong ăn uống có thể diễn ra. Tuy nhiên, đây là giai đoạn bé cưng phát triển với tốc độ nhanh nhất. Vì vậy, mẹ bầu cần chú trọng hơn trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Ăn thành nhiều bữa nhỏ, cụ thể là 6 bữa trong ngày. Có như vậy, dạ dày của người mẹ lúc nào cũng trong tình trạng đầy đủ và không dẫn đến chuyện đình công, sinh ra nhiều vấn đề về tiêu hóa.

Nên bổ sung nhiều loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc sắc trong bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng dưỡng đa dạng và cân đối các chất gồm: đạm, chất béo, đường bột, chất xơ,.. cũng rất quan trọng.

Chế độ vận động

Để quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi, bạn nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng để giúp quá trình sinh nở diễn ra nhanh chóng hơn. Mẹ có thể tham khảo một số bài tập như sau:

  • Tập luyện với bóng hoặc mát xa tầng sinh môn trong những ngày cận kề sinh. Những động tác này có tác dụng tăng cường sức mạnh của cơ bụng cũng như mang lại sự thư giãn và nhẹ nhàng trong quá trình chuyển dạ sắp tới
  • Tập hít thở sâu bằng bụng giúp ích cho lúc rặn sinh

Bài viết được xem nhiều nhất:

Meiji hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích, mang đến kiến thức về sự phát triển của thai 37 tuần. Cho bạn những lời khuyên hữu ích khi mang thai. Để bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cả mẹ và bé, hãy cùng lựa chọn các sản phẩm sữa tại Meiji nhé. Cám ơn bạn đã quan tâm theo dõi.

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Theo dõi sự phát triển của thai 36 tuần, góc những điều mẹ bầu nên biết

Cột mốc mới của thai 38 tuần và những lưu ý phải biết cho mẹ bầu

Có thể bạn muốn xem

Cơn gò tử cung là gì và cách đọc chỉ số cơn gò

Cơn gò tử cung là một trong những dấu hiệu đặc trưng giúp mẹ bầu nhận biết quá trình chuyển dạ chuẩn bị diễn ra. Tuy nhiên không phải cơn gò nào cũng báo hiệu sắp chuyển dạ, sinh non hay dọa sảy. Dưới đây Meiji sẽ mang đến cho mẹ bầu kiến thức về […]

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji