Thai 35 tuần là giai đoạn chỉ còn 4 tuần nữa là bé sẽ ra đời, giai đoạn này bé vẫn đang dần hoàn thiện để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài cơ thể mẹ. Bạn đang rất mong chờ và không biết bé đã phát triển như thế nào rồi. Để biết chi tiết về sự phát triển của bé trong thời điểm này, hãy cùng theo dõi bài viết nhé.
Thai 35 tuần bé phát triển như thế nào cùng những lưu ý cho các mẹ
Sự phát triển của bé
Vào tuần thứ 35 em bé trong bụng sẽ tập trung chủ yếu vào phát triển cân nặng, mỗi tuần tăng ít nhất 250g. Trong tuần này bé đã có cân nặng khoảng 2,28kg, có chiều dài trung bình 45,7cm. Không chỉ vậy cơ thể bé cũng đang trong quá trình tích mỡ dần và sẽ có khoảng 15% chất béo trong tuần này. Và đến khi bé chào đời, số lượng chất béo sẽ tăng lên khoảng 30%. Chất béo này sẽ có tác dụng giúp da bé bớt nhăn nheo và giữ ấm cho cơ thể.
Trong suốt tuần 35 thì cơ thể bé cũng dần hoàn thiện, chỉ còn một vài cơ quan vẫn đang tiếp tục phát triển như phổi, não. Thận đã phát triển đầy đủ và gan cũng bắt đầu hoạt động. Tai của bé yêu cũng đã được hình thành và hoạt động tốt. Nên bạn có thể thực hiện các hoạt động như trò chuyện hoặc hát cho bé nghe,…
Hình ảnh thai nhi 35 tuần tuổi
Những lưu ý khi mang thai tuần 35
Bắt đầu từ thời điểm này trở đi, mẹ bầu nên đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe cũng như mọi dấu hiệu xảy ra đối với cơ thể. Từ khoảng tuần 35 đến 37 bạn nên đến bệnh viện để các bác sĩ lấy mẫu âm đạo, nhằm mục đích xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B (GBS). Vì nhiễm GBS trong thai kỳ có thể gây sinh non, nhiễm trùng đường ối, nhiễm trùng hậu sản ở mẹ. Đặc biệt nếu mẹ nhiễm GBS trong thai kỳ trẻ sinh ra thường bị nhẹ cân và có nguy cơ cao bị nhiễm trùng sơ sinh.
Liên cầu khuẩn nhóm B thường không gây nguy hiểm cho người lớn nhưng nếu thai phụ dương tính với kiểm tra và truyền vi khuẩn sang cho con trong lúc sinh thì có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như khiến bé bị viêm phổi, viêm màng não hoặc nhiễm trùng máu.
Khi bước sang tuần 35 đây chính là thời điểm mẹ bầu nên trang bị một vài kiến thức cũng như đồ dùng cần thiết cho quá trình sắp sinh nở. Nên tìm hiểu bệnh viện nơi sinh và thảo luận với bác sĩ chuyên khoa những dấu hiệu cần thiết phải nhập viện. Lựa chọn phương pháp sinh, chuẩn bị mọi đồ đạc thiết yếu là những công việc quan trọng bạn cần tự thực hiện hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của người thân.
Thai 35 tuần cần khám những gì?
Từ 35 tuần trở đi, bạn cần khám thai đều đặn. Các bước khám thai bao gồm kiểm tra trọng lượng và đo huyết áp, thử nước tiểu để kiểm tra đường và albumin, thử máu, đo chiều cao tử cung và vòng bụng, nghe tim thai, kiểm tra trọng lượng thai nhi, xác định thai đã tụt xuống được bao nhiêu, kiểm tra hiện tượng giãn mạch máu ở bàn chân bàn tay, trao đổi về những hiện tượng đặc biệt.
Khám thai tuần 35, mẹ bầu sẽ được siêu âm màu, theo dõi doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kiểm tra nước ối, dây rốn, ngôi thai, biến chứng thai nghén.. Đồng thời bác sĩ đưa ra tiên lượng về phương pháp sinh và tư vấn nơi sinh. Bạn cũng cần hoàn thiện mọi thủ tục sinh đẻ cần thiết để chuẩn bị tốt cho ngày “lâm bồn”.
Thay đổi cơ thể bạn khi mang thai tuần 35
Giai đoạn tuần thứ 35 cân nặng, chiều cao thai nhi phát triển, điều đó cũng đồng nghĩa với việc tử cung của mẹ cũng sẽ lớn dần đáng kể. Nếu bạn có thể quan sát trực tiếp bên trong tử cung, bạn sẽ nhận thấy phần lớn không gian bên trong là để dành chứa em bé có thể tích nước ối đã giảm đi nhiều. Tử cung của bạn sẽ căng lên như một quả bóng và có xu hướng chèn lên các cơ quan nội tạng khác. Đó là lý do khiến cho bạn phải đi tiểu thường xuyên và có thể bị ợ nóng, đau dạ dày và gặp nhiều hiện tượng khác.
Bước sang tuần 35 lưng của bạn sẽ đau, xương chậu thì kêu răng rắc và bàng quang chỉ chứa được rất ít nước. Khiến bạn liên tục cảm thấy muốn đi vệ sinh.
Âm hộ lúc này ra dịch nhiều hơn, bạn có thể phải mang thêm băng vệ sinh hằng ngày để cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên bạn không cần quá lo dấu hiệu dịch ra nhiều, cảm thấy ngứa ngáy, dịch có mùi hôi bất thường hoặc nó khiến bạn khó chịu. Đây là kết quả tất yếu của sự ứ đọng và chèn ép đang diễn ra ở vùng xương chậu và hoạt động của nội tiết tố.
Bắt đầu từ giai đoạn này trở đi, thi thoảng bạn sẽ cảm nhận có một cảm giác bất thình lình như điện giật ở bàng quang của mình. Bạn có lẽ sẽ giật mình, và cảm tưởng như mình sắp són ra tới nơi. Nhưng bạn không cần quá lo lắng bởi có thể bé đang chúi vào xương chậu của bạn và cái đầu của bé đang nằm cách bàng quang nhạy cảm không xa, nên mới dẫn đến trường hợp trên.
Chế độ dinh dưỡng cho bạn khi mang thai tuần 35
Khi mang bầu tuần 35 bé yêu của bạn sẽ phát triển một cách nhanh chóng. Đồng thời những cơ quan trong cơ thể trẻ dần dần được hoàn thiện. Đặc biệt là phổi, vì thế bạn cần ăn uống đầy đủ để cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mình cũng như cho bé.
Nên ăn nhiều thực phẩm giàu dưỡng chất như:
- Chất sắt: thịt đỏ, rau có màu xanh đậm, củ dền
- Chất đạm (Protein): thịt nạc, cá, các loại cây họ đậu
- Canxi: cua, tôm, ghẹ, cá biển, ốc,..
- Acid folic: súp lơ, cải bó xôi, đậu phộng,..
- Chất xơ: rau mồng tơi, cải ngọt,..
- Tăng cường những thức uống mát cho cơ thể: Nước dừa, sâm, nha đam,..
Sự tăng kích thước của tử cung sẽ gây áp lực lên dạ dày khiến bạn thường xuyên có cảm giác đầy bụng. Vì vậy các thói quen ăn uống hằng ngày của bạn có thể sẽ bị ảnh hưởng. Lời khuyên lúc này dành cho bạn là nên chia nhỏ những bữa ăn trong ngày, như vậy sẽ giúp tránh được tình trạng đầy bụng, khó tiêu cũng như đau dạ dày.
Mang thai 35 tuần tuy là khoảng thời gian ổn định nhưng mẹ bầu cũng không nên chủ quan. Để chuẩn bị chu đáo cho giai đoạn chuyển dạ, mẹ bầu nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết. Nó sẽ giúp bạn có được sức khỏe tốt và vượt cạn một cách an toàn thành công.
Mong rằng thông tin bài viết sẽ mang lại
nhiều điều hữu ích cho bạn. Hãy tham
khảo 1 số sản phẩm sữa từ Meiji để
giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho
suốt thời kỳ mang thai nhé. Cám ơn bạn
đã quan tâm theo dõi.