Khi tới tháng thứ 9, thai nhi đã lớn lên
rất nhiều, trong cơ thể mẹ cũng diễn ra
một số thay đổi, xuất hiện tình
trạng ợ nóng và cảm giác chán ăn
nhiều hơn do dạ dày bị chèn ép. Hơn
nữa, tim và phổi cũng bị chèn ép
ngày càng nhiều khiến tim đập nhanh, mẹ
hay bị hụt hơi. Mẹ nào đi làm thì
chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ thai sản
nhé. Hãy cùng Meiji theo dõi bài
viết dưới đây để nắm rõ hơn
về sự phát triển của Mẹ và Bé
ở giai đoạn thai tháng thứ 9.
Mang thai tháng thứ 9 – Giai đoạn cuối thai
kỳ
Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 9
Giai đoạn cuối thai kỳ ở tháng thứ
9 sẽ bắt đầu từ tuần 33 tới tuần
36:
Tuần 33
Phần xương hộp sọ chưa hợp nhất
với nhau, cho phép chúng di chuyển và hơi
chồng lên nhau. Điều này sẽ giúp thai nhi
di chuyển dễ dàng hơn qua ống sinh khá
chật hẹp. Xương hộp sọ của thai nhi sẽ
dần hoàn thiện trong quá trình lớn lên
bên ngoài bụng mẹ cùng với đó
là sự phát triển của não bộ và
các mô khác. Mẹ chú
ý bổ sung dinh dưỡng để bé
phát triển tốt nhất
Tìm hiểu thêm thực phẩm bổ sung Mamamilk
Tuần 34
Lớp mỡ dưới da dày lên, lớp mỡ
của bé chính là bộ phận giúp
điều chỉnh thân nhiệt sau khi sinh đang
được lấp đầy và khiến bé
trở nên bầu bĩnh hơn. Hệ thần kinh trung
ương của thai nhi cũng dần trưởng thành
hơn và phổi tiếp tục phát triển
hoàn thiện.
Tuần 35
Ở tuần 35 của thai kỳ, do sự lớn lên
cả về khối lượng và chiều dài
nên ở trong bụng mẹ dường như không
có không gian để chuyển động như
trước nữa, khoảng trống trong bụng ngày
một thu hẹp nên những cử động mạnh,
những cú đạp của thai nhi đã giảm.
Ở giai đoạn này, các cơ quan trong cơ
thể bé đều đã phát triển
toàn diện và đầy đủ, gan đã
bắt đầu hoạt động. Trong vài tuần
tới, thai nhi sẽ có sự thay đổi rõ
rệt về cân nặng nên mẹ cần phải
chú ý nhiều.
Vậy là cũng gần đến ngày! Việc sinh
con ở tuần thứ 36 chỉ diễn ra trong tình
huống bắt buộc và có sự chỉ
định về mặt sản khoa sau khi được
bác sĩ thăm khám và tư vấn kỹ.
Vì thế, nếu chưa có dấu hiệu sinh,
mẹ bắt đầu chuẩn bị tinh thần
bước tới giai đoạn
thai kỳ: Tháng thứ 10.
Tuần 36
Tuần 36, thai nhi có trọng lượng khoảng 2400gr,
chiều dài khoảng 45cm, các bộ phận trên
cơ thể, kể cả phổi cũng đã phát
triển hoàn chỉnh. Cơ thể bé bắt
đầu rụng dần lông tơ cùng bã
nhờn, chất đặc biệt quan trọng
được hình thành khi thai nhi phát triển
trong bụng mẹ.
Những thay đổi trong cơ thể mẹ ở giai
đoạn mang thai tháng thứ 9
Cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao ở tháng
thứ 9?
Tuần 33
Mẹ có thể cảm thấy một số cơn
đau nhẹ và tê ở đầu ngón tay,
cổ tay và bàn tay. Giống như nhiều mô
khác trong cơ thể mẹ, mô ở cổ tay sẽ
bị tích nước, dẫn tới áp lực gia
tăng ở cổ tay của mẹ.
Tuần 34
Sự mệt mỏi vẫn có thể xảy ra
đối với mẹ, nhưng ở mức độ
nhẹ. Nếu mẹ ngồi hoặc nằm trong một
khoảng thời gian dài thì không nên
đứng dậy đột ngột, việc máu dồn
xuống hai bàn chân có thể gây nên
hiện tượng tụt huyết áp tạm thời.
Tuần 35
Tử cung của mẹ đang lớn dần lên
đáng kể và có xu hướng chèn
ép các cơ quan nội tạng khác, nên
mẹ đi tiểu thường xuyên hơn và
có thể bị ợ nóng, đau dạ dày hay
gặp nhiều hiện tượng khác. Mẹ cũng
nên tìm hiểu về chế độ dinh
dưỡng, bầu tháng thứ 9 nên và không
nên ăn gì để đảm bảo sức
khoẻ chuẩn bị cho quá trình vượt
cạn.
Xem thêm: Bỏ
túi cách tính ngày dự sinh chính
xác 100% mẹ bầu cần tham khảo
Tuần 36
Lúc này tử cung to lên đã chèn ép
lên dạ dày của mẹ, khiến mẹ bầu
cảm thấy khó khăn trong việc ăn uống,
những hiện tượng này sẽ giảm dần
và mẹ cảm thấy dễ thở hơn do lúc
này thai nhi đã bắt đầu chuyển dần
vị trí xuống xương chậu của mẹ. Tuy
nhiên, bé nằm ở vị trí thấp, mẹ
có thể cảm thấy rất nhiều áp lực
cũng như sự khó chịu, không thoải
mái ở âm đạo. Một vấn đề
nhạy cảm hơn mà nhiều mẹ cũng khá
quan tâm là
quan hệ ở tháng thứ 9 thai
kỳ có được không?
Câu trả lời
là có thể nhưng còn tuỳ thuộc vào
sức khoẻ thể trạng của mẹ để
đảm bảo cho những ngày vượt cạn
được an toàn hơn.
Giai đoạn này, là giai đoạn chuẩn bị
cho bé yêu chào đời, mẹ khá hồi
hộp và lo lắng. Tuy nhiên, hãy bình tĩnh
và chú ý kỹ để ý cân nặng
nếu tăng từ 500gr tới 1kg/tuần thì
đó là triệu chứng của tiền sản
giật, cần phải đi khám. Các mẹ đi
làm cũng chuẩn bị nghỉ trước khi sinh.
Vậy là cũng gần đến ngày chào
đón con yêu chào đời rồi. Mẹ
đang rất háo hức nhưng cũng hồi hộp
lắm phải không? Hãy cùng đếm
ngược và sẵn sàng tinh thần bước
sang giai
đoạn thai kỳ: Tháng thứ 10.
Các bài viết dành cho Mẹ và Bé
được quan tâm nhiều nhất:
Giai đoạn này, là giai đoạn chuẩn bị
cho bé yêu chào đời, mẹ khá hồi
hộp và lo lắng. Tuy nhiên, hãy bình tĩnh
và chú ý kỹ để ý cân nặng
nếu tăng từ 500g tới 1kg/tuần thì đó
là triệu chứng của tiền sản giật,
cần phải đi khám. Các mẹ đi làm
cũng chuẩn bị nghỉ trước khi sinh.
Điều bố có thể làm: Cần xác
nhận với mẹ về việc chuẩn bị
vào viện, phương tiện đi lại,
địa chỉ liên lạc trong trường hợp
khẩn cấp. Vì khi em bé ra đời sẽ
rất bận rộn nên lúc này 2 vợ
chồng nên đi ra ngoài thư giãn, bố
nên gội đầu cho mẹ. Thêm vào
đó, bố cũng nên tích cực làm
việc nhà.