4 Bí Quyết Trị Táo Bón Cho Trẻ Bằng Hạt Chia Cực Đơn Giản
Hạt Chia là loại hạt nhỏ màu đen chỉ nhỉnh hơn hạt mè chút xíu,
đó là hạt của cây Salvia Hispanica thuộc họ bạc hà (mint) có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Tuy
rất nhỏ nhưng hạt Chia được biết đến như là loại siêu thực phẩm với nhiều lợi ích dinh
dưỡng như rất giàu chất xơ, sắt, protein, Omega 3 và vitamin E.
Hạt Chia có rất nhiều tác dụng đối
với trẻ nhỏ, đặc biệt là việc
hỗ trợ điều trị táo bón.
Với hàm lượng chất xơ dồi dào,
hạt Chia có khả năng tăng kích thước
và làm mềm phân, từ đó giảm
tình trạng phân khô cứng và vón
cục.
Hơn nữa, các axít béo Omega 3 trong hạt Chia
còn có tác dụng làm trơn
đường ruột và giúp quá trình
đào thải phân dược diễn ra thuận
lợi. Hạt Chia còn chứa nhiều chất chống
oxy hóa có tác dụng giảm viêm và
bảo vệ thành mạch giúp cho trẻ có
một hệ tiêu hóa khỏe và ổn
định. Cùng Meiji
tìm hiểu cách trị táo bón cho trẻ
sơ sinh bằng hạt chia nhé!
Tìm hiểu về hạt Chia và cách trị
táo bón cho bé bằng hạt Chia
Với các trường hợp táo bón nhẹ
kéo dài dưới 6 tuần, chỉ cần bổ
sung hạt Chia vào chế độ ăn hàng
ngày cho trẻ sẽ giúp giảm táo bón, duy
trì ăn hạt chia thường xuyên sẽ giúp
phòng ngừa táo bón cho trẻ hiệu quả.
Riêng đối với trường hợp táo
bón nặng, thường là táo bón bệnh
lý nên phối hợp sử dụng hạt Chia
với đơn thuốc từ bác sỹ.
Tác dụng của hạt Chia với trẻ
nhỏ là điều rất nhiều bậc cha
mẹ quan tâm. Hạt Chia có giá trị dinh
dưỡng rất cao và dễ tiêu hóa, rất
tốt cơ thể, nhưng dùng sai cách hoặc
quá liều lượng đều mang lại tác
dụng phụ không mong muốn. Do đó, các
bậc cha mẹ cần nắm rõ: độ tuổi
dùng hạt Chia, liều lượng dùng phù
hợp.
Trẻ từ 0-6 tháng tuổi: đây là giai
đoạn
trẻ còn bú sữa mẹ, hiển
nhiên là không cho bé ăn vì hệ
tiêu hóa chưa hoàn thiện. Thay vào
đó, người mẹ sẽ ăn hạt Chia
và cho con bú.
Trẻ 7 tháng tuổi hoặc 9 tháng tuổi: Giai
đoạn này cũng có thể ăn
được rồi, nhưng nên xay nát hạt
Chia và cho vào đồ ăn (cháo loãng),
tuyệt đối không ăn trực tiếp vì
dễ rơi vào đường hô hấp.
Trẻ từ 1 tuổi – 5 tuổi: Đây là
thời điểm vàng mà các chuyên gia
khuyên “Nên cho ăn”. Vì hạt Chia
sẽ bổ sung canxi, Omega 3 cũng như các vi
khoáng Sắt, Manga để bé phát triển
tốt nhất về trí não cũng như thể
chất.
Một ngày nên cho trẻ ăn bao nhiêu gram hạt
chia?
Liều lượng sử dụng hạt Chia cho trẻ cụ
thể như sau:
Trẻ từ 0-6 tháng tuổi: không nên cho
trẻ ở giai đoạn này ăn hạt Chia,
mà chỉ có người mẹ ăn rồi cho
con bú.
Trẻ từ 1 tuổi – 5 tuổi: không quá 8
gram 1 ngày (1 thìa rưỡi cà phê)
Bỏ túi 4 cách chế biến hạt Chia đơn
giản để trị táo bón cho bé
Hạt Chia về cơ bản là không có mùi
vị đặc trưng, với tính chất hút
nước cực cao nên có thể dùng chung
với bất cứ món ăn có nước nào
mà không ảnh hưởng gì đến
hương vị món ăn. Chính vì vậy
hạt có rất nhiều cách sử dụng hạt
Chia khác nhau. Dưới đây là 4 cách
sử dụng hạt Chia cho trẻ hiệu quả
được các bà mẹ áp dụng nhiều
nhất:
1. Hạt Chia ngâm nước
Hạt Chia ngâm nước là một trong những
cách đơn giản và dễ thực hiện
nhất. Khi pha, có thể dùng nước nóng
hoặc nước nguội.
Cho hạt Chia vào nước, chờ 15 phút hạt
Chia nở hoàn toàn và cho trẻ uống như
uống nước bình thường. Với cách pha
này có thể bỏ vào bình cất ngăn
mát tủ lạnh cho trẻ uống cả ngày
rất thuận tiện
Ngâm hạt Chia trong nước khoảng 15
phút
2. Nước cam hạt Chia
Lấy lượng nước cam vừa đủ, mẹ
thêm vào 1 ít hạt Chia và khuấy
đề.
Cam chứa nhiều vitamin C và vitamin A sẽ giúp
trẻ tăng sức đề kháng và có
hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Nước cam hạt Chia giúp trẻ tăng
sức đề kháng
3. Sữa chua hạt Chia
Chọn loại sữa chua dành cho trẻ em, cho hạt Chia
vào trộn đều sau đó có thể
thêm hoa quả trang trí bên trên theo sở
thích của trẻ.
Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn cho đường
ruột kết hợp với hạt Chia sẽ là
món ăn hấp dẫn rất tốt cho tiêu hóa
của trẻ.
Sữa chua hạt Chia rất tốt cho hệ
tiêu hoá của trẻ
4. Cháo / soup hạt Chia
Khi nấu cháo hoặc soup cho trẻ ăn hàng
ngày, mẹ có thể cho thêm 1 ít hạt Chia
lên trên vừa để trang trí kích
thích trẻ thèm ăn vừa là cách bổ
sung hạt Chia nhanh chóng tiện lợi giúp con
không bị táo bón.
Thêm một ít hạt Chia vừa kích
thích trẻ thèm ăn, vừa giúp trẻ
không bị táo bón
Ngoài việc bổ sung hạt Chia trị táo bón
mỗi ngày, mẹ cũng nên lưu ý bổ sung
chất xơ khác như rau củ, trái cây
tươi vào khẩu phần ăn cho trẻ hàng
ngày, khuyến khích trẻ uống nhiều
nước và vận động cơ thể để
hạn chế táo bón. Từ đó giúp
trẻ có một hệ tiêu hóa tốt, hấp
thu chất dinh dưỡng hiệu quả để phát
triển khỏe mạnh.
Các bài viết dành cho Mẹ và Bé
được quan tâm nhiều nhất:
Mẹ cũng nên lưu ý trẻ dưới 6
tháng tuổi không khuyến khích bổ sung
các thực phẩm khác ngoài sữa. Chính
vì vậy nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi
bị táo bón thì mẹ nên tham khảo
ý kiến của bác sỹ.
Mẹ thông thái Meiji
Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông
thái Meiji
Chàm sữa là một tình trạng về da khá thường gặp ở trẻ nhỏ,
và ít phổ biến khi trẻ lớn lên. Chàm sữa tuy không gây nguy hiểm cho sức khỏe
nhưng khiến vùng da bị tổn thương khô căng, nứt nẻ, chảy máu gây khó chịu, ngứa
ngáy, đau đớn cho trẻ.
Trong quá trình phát triển của bé sẽ có sự thay đổi qua từng
giai đoạn. Vì vậy việc theo dõi tiến trình đó rất quan trọng bởi nếu có những
chỉ số sai lệch thì bố mẹ cũng có thể dựa vào đó để giúp con mình tránh được
những rủi ro không mong muốn.
Sốt là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, vì sức đề kháng của
trẻ còn yếu chưa đủ khả năng chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Điều này có thể
làm trẻ tăng thân nhiệt, mất nước, khó chịu – mệt mỏi và chán ăn.
Đối với trẻ nhỏ, việc bú sữa mẹ sẽ khiến miệng dễ có các nấm
miệng hay tình trạng đẹn mà trẻ em thường gặp. Nên việc rơ lưỡi là điều vô cùng
cần thiết. Giúp các bé vệ sinh sạch khoang miệng và còn giúp bé ăn ngon miệng
hơn.
Các cặp bố mẹ trẻ nào lần đầu tiên có con chắc hẳn cũng đều
rất phấn khích với những cú “đạp” của bé. Vì đó không chỉ là một vận động thông
thường, một sự báo hiệu của sự sống, mà còn là thông điệp, một cách thức giao
tiếp con trẻ muốn gửi tới bố mẹ chúng. Và còn rất nhiều nữa, những bí mật về lý
do bé hay “đạp” mẹ vào buổi tối. Hãy cùng khám phá ngay sau đây nhé!
Hiện nay, các bà mẹ vẫn đang đau đầu vì sự biếng ăn ở trẻ
nhỏ. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển về thể chất và tư duy của
trẻ rất nhiều.
Wonder week hay còn được gọi là tuần khủng hoảng của trẻ.
Đây là những tuần trẻ đột nhiên thay đổi tính nết do quá trình phát triển tự
nhiên. Trẻ sẽ tập trung tập phát triển các kỹ năng vận động và trí não, do đó sẽ
lơ là trong việc ăn và ngủ (biếng ăn, gắt ngủ…).
(*) Sữa mẹ là thức ăn
tốt nhất cho sức khỏe và sự phát
triển toàn diện của trẻ sơ sinh và
trẻ nhỏ. Chỉ sử dụng sản phẩm
này theo chỉ dẫn của bác sĩ. Pha chế
theo đúng hướng dẫn, cho trẻ ăn
bằng cốc, thìa hợp vệ sinh. (*) Thông tin
này […]
Mọc răng là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của
trẻ, đây là mốc đánh dấu việc trẻ bước sang giai đoạn làm quen với các thực phẩm
khác ngoài sữa. Khi trẻ bước vào giai đoạn mọc răng, nướu sưng to và đỏ có thể
khiến cho nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng cao hơn bình thường, trẻ có thể sẽ khó
chịu trong vài ngày. Do vậy, mẹ có thể tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết trẻ nhà
mình sắp mọc răng dưới đây để có những cách chăm sóc tốt nhất nhé.
Nôn trớ rất thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là với trẻ dưới 6
tháng tuổi. Hiện tượng trớ thường xuất hiện ở trẻ kể cả với trẻ khỏe mạnh từ khi
trẻ mới sinh và có thể kéo dài tới 12 – 14 tháng tuổi tới khi dạ dày của trẻ đã
trở nên được hoàn thiện hơn.
Mỗi lần đi khám thai, chắc hẳn các mẹ thường rất muốn đọc
hiểu kết quả siêu âm, nhưng lại không lý giải được các từ viết tắt thể hiện chỉ
số đo sự phát triển của thai nhi.