Chàm sữa là một tình trạng về da khá thường gặp ở trẻ nhỏ, và ít
phổ biến khi trẻ lớn lên. Bệnh thường khởi phát lúc trẻ 2 - 3 tháng tuổi,
đặc trưng là các đám mụn nước trên nền da đỏ vùng 2 má, trán và cằm,
trẻ cào gãi nhiều do ngứa khiến tổn thương chảy dịch nhiều,
bệnh nhân bị ngứa và gãi gây nên vòng bệnh lý "ngứa - gãi" làm cho bệnh nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi trùng.
Bệnh chàm sữa là bệnh không
hiếm gặp ở trẻ em. Đây là một
tình trạng viêm da ở trẻ. Khiến cho các
bậc phụ huynh vô cùng lo lắng không biết
bị chàm sữa có nguy hiểm không, khi thấy
con xuất hiện những vết chàm trên
người. Tuy nhiên, chàm sữa không quá nguy
hiểm và có thể chăm sóc cho trẻ
tại nhà. Mời mọi người cùng Meiji tham khảo bài
viết sau đây, chia sẻ về 6 mẹo hiệu
quả chăm sóc cho trẻ bị chàm
sữa.
Theo Bô Y tế, chàm sữa có thể chia thành 3 dạng như sau:
Cấp tính: Nổi hồng ban, mụn nước, bóng nước, rỉ dịch, đóng mài, ngứa.
Mạn tính: Rát, mảng da dày, khô, tróc vảy, nhiều rãnh ngang và thay đổi sắc tố da sau viêm
Bán cấp: Sang thương trung gian giữa giai đoạn cấp và mạn tính.
Nguyên nhân gây nên bệnh chàm sữa
ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm da cơ địa, trong đó yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng.
Khoảng 60% trường hợp, nếu một phụ huynh mắc bệnh, con cũng có nguy cơ mắc.
Nếu cả bố và mẹ đều bị viêm da cơ địa, tỷ lệ này có thể lên đến 80%.
Trẻ có cơ địa dị ứng có nguy cơ cao mắc các bệnh như hen phế quản, viêm mũi dị ứng,...
Thống kê cho thấy khoảng 35% trẻ bị viêm da cơ địa sẽ có dấu hiệu hen suyễn trong đời.
Khi mắc chàm sữa, hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, tạo điều kiện cho các tác nhân bên ngoài xâm nhập,
gây viêm và kích ứng. Đồng thời, sự mất nước qua da diễn ra quá mức, dẫn đến tình trạng khô, ngứa và đỏ da.
Ở trẻ nhỏ, chàm sữa hiếm khi liên quan đến dị ứng thực phẩm. Nếu nghi ngờ con có phản ứng dị ứng với thực phẩm,
cha mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia để được đánh giá chính xác.
Theo American Academy of Dermatology (AAD) chuyên
cung cấp thông tin chi tiết về các loại bệnh chàm,
bệnh chàm sữa thường xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng tuổi,
bắt đầu từ mặt và hai bên má, sau đó có thể lan ra
các khu vực khác trên cơ thể như tay và chân. Ban đầu,
chàm sữa chỉ là những vết mẩn đỏ, sau đó phát triển thành các mụn nước nhỏ li ti,
có màu đỏ, gây nứt da, rịn nước, đóng vảy và bong ra. Khi chạm vào vùng da bị chàm,
cảm giác sẽ là thô ráp, với các vảy nhỏ, da khô và căng.
Những mảng da này thường xuất hiện ở mặt và những khu vực da gập như cổ, khuỷu tay,
mu bàn tay, cổ tay, sau đầu gối và mắt cá chân.
Trẻ cũng có thể gặp thêm các triệu chứng dị ứng như hen suyễn hoặc viêm mũi. Khi bị chàm sữa,
trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, quấy khóc, bú kém và giấc ngủ không ngon.
Vùng da bị ngứa khiến trẻ hay gãi, có thể làm vỡ mụn nước và gây chảy máu.
Nếu không chăm sóc đúng cách, những vùng da bị tổn thương dễ bị nhiễm khuẩn,
làm chậm quá trình điều trị và có thể để lại sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này.
6 mẹo chăm sóc điều trị và
phòng ngừa cho trẻ bị chàm sữa cực
kỳ hiệu quả
Vệ sinh, tắm rửa đúng cách cho trẻ
bị chàm sữa
Bố mẹ được khuyến nghị nên tắm
rửa hàng ngày cho trẻ nhỏ bị chàm. Khi
tắm nên sử dụng nước ấm, không
quá nóng và chỉ nên tắm trong khoảng 10
phút. Chỉ nên sử dụng sữa tắm dịu
nhẹ, không chứa chất tẩy rửa. Khi tắm cho
trẻ, không sử dụng những vật có
chất liệu khô, cứng lên da trẻ hay chà
xát quá mạnh vì có thể gây tổn
thương da trẻ.
Da trẻ
cần được mẹ cấp ẩm
ít nhất 2 lần trong ngày. Trên thị
trường, sản phẩm cấp ẩm cho da gồm
có 2 loại là: dạng kem hoặc thuốc mỡ.
Bố mẹ nên lựa chọn loại phù hợp
với trẻ và cấp ẩm cho trẻ ngay sau khi
tắm vài phút.
Tạo không gian thoáng đãng trong lành cho
trẻ
Một số tác nhân trong không khí như
bụi bẩn, lông động vật có thể
kích hoạt bệnh chàm sữa nặng thêm.
Vì vậy, mẹ nên dọn phòng sạch sẽ,
thay ga trải giường và chăn gối đều
đặn cũng như không nên nuôi động
vật trong nhà.
Có nhiều loại kem chống nắng có chứa
các thành phần độc hại, gây bào
mòn da hay kích ứng sẽ không tốt cho da
bị chàm. Mặc dù vậy, mẹ vẫn có
thể chọn mua những loại kem chuyên dùng cho da
em bé nhạy cảm hoặc các loại kem chứa
các thành phần giúp ngăn ngừa ánh
nắng mặt trời, tốt cho trẻ em bị chàm.
Điều trị giảm viêm bằng kem cortisone (steroid)
đặc hiệu cho bé
Không phải trường hợp nào cũng cần
dùng đến kem cortisone. Loại kem này rất
hiệu quả nếu sử dụng đúng, hợp
lý. Tuy nhiên, khi sử dụng không đúng
hoặc quá lâu có thể gây ra nhiều
tác dụng phụ không mong muốn cho trẻ. Do
đó, mẹ cần tham khảo ý kiến từ
các bác sỹ chuyên khoa trước khi sử
dụng.
Áp dụng chế độ dinh dưỡng phù
hợp
Khi bé bị chàm sữa mẹ có nên kiêng
cử gì không? Mẹ cần thực hiện chế
độ ăn uống giàu dinh dưỡng, đủ
chất cho trẻ nhằm tăng cường sức khỏe,
giúp trẻ phát triển toàn diện:
Cho trẻ bú nhiều lần để cung cấp
đủ dinh dưỡng, tăng sức đề
kháng, tăng khả năng chống lại bệnh
tật cho trẻ.
Trong thời gian này, mẹ nên tăng cường
ăn nhiều cá biển bổ sung ARA( chống
lại tác nhân gây dị ứng).
Hạn chế ăn nội tạng, mỡ động
vật, đồ ăn cay nóng, tôm, cua.
Lưu ý: Mẹ chỉ nên cho trẻ
ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi. Nên phong
phú bữa ăn cho trẻ, khi chế biến thức
ăn mẹ nên nấu nhừ giúp trẻ dễ
ăn và hấp thu tốt hơn. Hạn chế sử
dụng thực phẩm dễ gây dị ứng như
hải sản, trứng, các hạt khô. Trường
hợp bé bị chàm sữa nặng
chàm sữa chảy nước, mẹ nên đến
các trung tâm y tế đẻ được tư
vấn kỹ hơn về tình trạng của bé
tránh nhiễm trùng.
Các bài viết dành cho Mẹ và Bé
được quan tâm nhiều nhất:
Trong quá trình phát triển của bé sẽ có sự thay đổi qua từng
giai đoạn. Vì vậy việc theo dõi tiến trình đó rất quan trọng bởi nếu có những
chỉ số sai lệch thì bố mẹ cũng có thể dựa vào đó để giúp con mình tránh được
những rủi ro không mong muốn.
Sốt là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, vì sức đề kháng của
trẻ còn yếu chưa đủ khả năng chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Điều này có thể
làm trẻ tăng thân nhiệt, mất nước, khó chịu – mệt mỏi và chán ăn.
Đối với trẻ nhỏ, việc bú sữa mẹ sẽ khiến miệng dễ có các nấm
miệng hay tình trạng đẹn mà trẻ em thường gặp. Nên việc rơ lưỡi là điều vô cùng
cần thiết. Giúp các bé vệ sinh sạch khoang miệng và còn giúp bé ăn ngon miệng
hơn.
Các cặp bố mẹ trẻ nào lần đầu tiên có con chắc hẳn cũng đều
rất phấn khích với những cú “đạp” của bé. Vì đó không chỉ là một vận động thông
thường, một sự báo hiệu của sự sống, mà còn là thông điệp, một cách thức giao
tiếp con trẻ muốn gửi tới bố mẹ chúng. Và còn rất nhiều nữa, những bí mật về lý
do bé hay “đạp” mẹ vào buổi tối. Hãy cùng khám phá ngay sau đây nhé!
Hiện nay, các bà mẹ vẫn đang đau đầu vì sự biếng ăn ở trẻ
nhỏ. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển về thể chất và tư duy của
trẻ rất nhiều.
Wonder week hay còn được gọi là tuần khủng hoảng của trẻ.
Đây là những tuần trẻ đột nhiên thay đổi tính nết do quá trình phát triển tự
nhiên. Trẻ sẽ tập trung tập phát triển các kỹ năng vận động và trí não, do đó sẽ
lơ là trong việc ăn và ngủ (biếng ăn, gắt ngủ…).
(*) Sữa mẹ là thức ăn
tốt nhất cho sức khỏe và sự phát
triển toàn diện của trẻ sơ sinh và
trẻ nhỏ. Chỉ sử dụng sản phẩm
này theo chỉ dẫn của bác sĩ. Pha chế
theo đúng hướng dẫn, cho trẻ ăn
bằng cốc, thìa hợp vệ sinh. (*) Thông tin
này […]
Mọc răng là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của
trẻ, đây là mốc đánh dấu việc trẻ bước sang giai đoạn làm quen với các thực phẩm
khác ngoài sữa. Khi trẻ bước vào giai đoạn mọc răng, nướu sưng to và đỏ có thể
khiến cho nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng cao hơn bình thường, trẻ có thể sẽ khó
chịu trong vài ngày. Do vậy, mẹ có thể tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết trẻ nhà
mình sắp mọc răng dưới đây để có những cách chăm sóc tốt nhất nhé.
Trong giai đoạn 1 tuổi, bé sẽ có những thay đổi về mặt thể
chất lẫn nhận thức một cách rõ nét, từ cân nặng đến chiều cao hay tính cách. Vì
vậy, chế độ dinh dưỡng trong quãng thời gian này rất quan trọng và ảnh hưởng
trực tiếp đến sự phát triển của trẻ cần được các mẹ quan tâm nhiều hơn.
Hạt Chia là loại hạt nhỏ màu đen chỉ nhỉnh hơn hạt mè chút
xíu, đó là hạt của cây Salvia Hispanica thuộc họ bạc hà (mint) có nguồn gốc từ
Nam Mỹ. Tuy rất nhỏ nhưng hạt Chia được biết đến như là loại siêu thực phẩm với
nhiều lợi ích dinh dưỡng như rất giàu chất xơ, sắt, protein, Omega 3 và vitamin
E.
Nôn trớ rất thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là với trẻ dưới 6
tháng tuổi. Hiện tượng trớ thường xuất hiện ở trẻ kể cả với trẻ khỏe mạnh từ khi
trẻ mới sinh và có thể kéo dài tới 12 – 14 tháng tuổi tới khi dạ dày của trẻ đã
trở nên được hoàn thiện hơn.
Mỗi lần đi khám thai, chắc hẳn các mẹ thường rất muốn đọc
hiểu kết quả siêu âm, nhưng lại không lý giải được các từ viết tắt thể hiện chỉ
số đo sự phát triển của thai nhi.