Từ tuần thứ 18 trở đi, phần bụng mẹ bầu dần lớn hơn. Mẹ không thể nằm sấp để ngủ. Mẹ thường xuyên bị mất ngủ vì hoạt động của trẻ vào ban đêm. Nếu bạn chưa biết về sự tăng trưởng và phát triển của bé ra sao khi thai 19 tuần thì cùng tìm hiểu với Meiji trong bài viết này nhé.

Sự phát triển của thai 19 tuần tuổi
Tương tự với những tuần thai trước, thai nhi tiếp tục thay đổi về kích thước, cân nặng và hoàn thiện cơ quan cần thiết trong cơ thể.
Trọng lượng và kích thước khi thai được 19 tuần
Vào tuần thứ 19 của thai kỳ, thai nhi có vóc dáng như một quả chuối lớn. Chiều dài khoảng 15 cm và nặng khoảng 240g. Con số này sẽ liên tục tăng trưởng trong những tuần thai tiếp theo.
Có nên siêu âm thai 19 tuần không?
Siêu âm thai định kỳ là cơ sở để mẹ theo dõi và hiểu hơn về sự phát triển của con trẻ. Tuần thứ 19 là thời điểm 3 tháng nằm giữa thai kỳ nên mẹ bỉm cần thực hiện siêu âm toàn diện bằng kỹ thuật siêu âm 4D để xác định xem thai nhi có gì bất thường xảy ra hay không? Và nếu có, bác sĩ sẽ phát hiện kịp thời và có cách chữa trị hợp lý.
Một số bài kiểm tra cần thực hiện trong tuần thai này:
- Kiểm tra nguy cơ dị tật thai nhi
- Kiểm tra lượng đường trong cơ thể mẹ để kiểm soát tiểu đường thai kỳ
- Kiểm tra cân nặng, nhịp tim, kích thước… của thai nhi
- Tìm hiểu về dấu hiệu sinh sớm
Xem thêm: Thai 20 tuần: Cần làm gì để mẹ và bé đều khỏe mạnh trong giai đoạn này?
Dấu hiệu nhận biết thai 19 tuần khỏe mạnh
Sự phát triển của thai nhi 19 tuần có rất nhiều dấu hiệu khác biệt so với tuần thứ 18.
- Xuất hiện lớp vernix bảo vệ da. Lớp vernix này giống như một lớp sáp có nhiều công dụng như bôi trơn khi bé qua kênh sinh, bảo vệ da khỏi tác động của nước ối, ngừa nhiễm trùng, điều hòa thân nhiệt và dưỡng ẩm cho da. Vào thời điểm gần cuối thai kỳ, lớp sáp này sẽ dần biến mất.
- Lông và tóc bắt đầu hình thành. Mẹ có thể quan sát được những sợi tóc đầu tiên của em bé.
- Các vùng não điều khiển giác quan như vị giác, xúc giác, thị giác, khứu giác và thính giác tăng trưởng rất nhanh.
- Phổi của bé đang phát triển, với các đường dẫn khí chính (gọi là tiểu phế quản) bắt đầu hình thành trong tuần này.
- Bắt đầu hình thành cơ quan sinh dục. Cụ thể, bé gái hình thành tử cung, ống dẫn trứng, âm đạo và buồng trứng. Bé trai hình thành cơ quan sinh dục và tinh hoàn. Đây là thờ điểm mà mẹ bỉm khẳng định được chính xác giới tính của con.
Hình ảnh thai nhi 19 tuần
Những thay đổi trên cơ thể mẹ bầu 19 tuần
Những thay đổi thường gặp trên cơ thể mẹ bầu 19 tuần:
- Mẹ bắt đầu cảm nhận rõ ràng sự tồn tại của bé bằng những cú đạp hay trở mình.
Tuy nhiên, sự thay đổi này rất nhỏ nên nhiều mẹ lầm tưởng mình bị chướng bụng
hoặc dạ dày đang “biểu tình” mà thôi.
Xem thêm: Bật mí nguyên nhân bé yêu trong bụng thường “đạp” liên tục vào mỗi tối
- Chu kỳ giấc ngủ của bé dần ổn định, không còn “nắng mưa thất thường” nữa. Bạn bắt đầu thấy thai nhi 19 tuần đạp và thay đổi vị trí ở những thời điểm nhất định cũng như yên ắng vào khoảng thời gian nào đó trong ngày.
- Huyết áp của mẹ thấp hơn bình thường và hệ tuần hoàn máu mở rộng. Do vậy nên mẹ bầu thường xuyên có cảm giác chóng mặt, hoa mắt, nôn nao và buồn nôn. Đặc biệt là khi thay đổi tư thế.
- Xuất hiện tình trạng nghẹt mũi hoặc sổ mũi, chảy máu cam, nhức đầu do lượng máu lưu chuyển nhiều và liên tục.
- Phần chân răng hoặc lợi có hiện tượng chảy máu.
- Dung tích phổi tăng lên vì phải cung cấp oxy cho hai người. Nhịp thở có thể dồn dập hơn, nhanh hơn nên xảy ra hụt hơi thường xuyên.
- Bầu vú có dấu hiệu to ra và căng lên vì tuyến sữa đang hình thành.
Xem thêm: Thai 21 tuần: Những điều thay đổi mà mẹ bỉm cần lưu ý trong giai đoạn này
Chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và thai nhi 19 tuần
Để phụ nữ mang thai có đủ sức khỏe và thai nhi phát triển tốt trong tuần thứ 19, cần lưu ý:
- Hạn chế nằm sấp vì phần bụng sẽ chịu áp lực đè nén mạnh, gây nguy hiểm cho bé.
- Thai phụ dễ bị hạ huyết áp trong giai đoạn này vì lưu lượng máu lưu thông không ổn định. Khi đổi tư thế, mẹ bỉm đừng thay đổi đột ngột. Nên từ từ đứng dậy hoặc ngồi dậy.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dưỡng chất. Không sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn hoặc muối nhiều vì dễ tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
- Mẹ có thể thử đi bộ nhẹ nhàng, vận động đi lại 1 – 2 tiếng/lần/ngày, mát-xa tay, chân thường xuyên để hạn chế chuột rút và cảm thấy khỏe khoắn hơn trong giai đoạn này.
- Uống đủ 8 ly nước/ngày vì nước là chất cần thiết cho hoạt động của cơ thể, là dung môi quan trọng trong chuyển hóa và trao đổi chất.
Bài viết được xem nhiều nhất:
- Mấy tuần có tim thai? Tim thai bao nhiêu là tốt nhất
- Độ mờ da gáy là gì? Các lưu ý quan trọng về độ mờ da gáy
- Các chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần mẹ cần nắm rõ
- Bỏ túi cách tính ngày dự sinh chính xác 100% mẹ bầu cần tham khảo
- Nguyên nhân dây rốn quấn cổ? Cách nhận biết và phòng tránh
Với những thông tin trong bài viết này, hy vọng bạn đã có được những kiến thức
cơ bản về dấu mốc của bé yêu 19 tuần tuổi. Đây là thời điểm đánh dấu sự hoàn thiện
và tăng trưởng quan trọng của trẻ trong giai đoạn thai thứ hai. Nếu có bất kỳ dấu
hiệu bất thường nào, mẹ bỉm nên lập tức đến bác sĩ chuyên khoa để được khám tổng
quát và chẩn đoán điều trị nếu cần. Đừng quên đón đọc các bài viết tiếp theo về giai
đoạn thai kỳ của Meiji nhé.